Skip to main content

Tác giả: Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.

Rôm sảy mùa đông: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè bởi thời tiết nóng nực, quấn tã quá chật, mặc nhiều quần áo, trẻ hiếu động,… Vậy, tại sao trẻ bị rôm sảy vào mùa đông? Khắc phục và phòng ngừa rôm sảy mùa đông cho trẻ ra sao? Đáp án sẽ được tiết lộ trong bài viết dưới đây.

I. Tại sao trẻ bị rôm sảy vào mùa đông?

Mùa hè thời tiết nóng nực, mồ hôi ra nhiều, không thể thoát hết ra ngoài, ứ đọng dưới da và rôm sảy xuất hiện. Tuy nhiên, rôm sảy mùa đông lại do một số nguyên nhân sau:

rôm sảy mùa đông

  • Thân nhiệt của trẻ cao hơn so với người lớn, thế nhưng, cha mẹ sợ trẻ lạnh nên thường quấn tã hoặc mặc rất nhiều quần áo. Khi đó, mồ hôi không thể thoát ra ngoài, ống tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn và gây bệnh rôm sảy.
  • Trẻ hiếu động, nghịch ngợm nên ra nhiều mồ hôi, kể cả mùa đông. Mồ hôi ra nhiều nhưng lại không thể thoát ra ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh cho da sinh sôi, phát triển.
  • Tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện, hoạt động chưa hiệu quả cộng với việc trẻ phải nằm lồng kính cũng là nguyên nhân gây bệnh rôm sảy vào mùa đông.  

II. Điều trị rôm sảy mùa đông cho trẻ ngay tại nhà  

Sử dụng kem bôi hoặc một số loại lá trong vườn trị rôm sảy mùa đông cho trẻ được đánh giá là hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức. Thông tin chi tiết sẽ được Kutieskin chia sẻ ngay dưới đây.

1. Kem trị rôm sảy

Thông thường, bệnh rôm sảy có thể tự khỏi mà không cần áp dụng phương pháp điều trị nào. Tuy nhiên, khi trẻ thường xuyên quấy khóc, khó ngủ, biếng ăn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để khắc phục nhanh các triệu chứng khó chịu đó. Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm Kutieskin là giải pháp hiệu quả, an toàn, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

kem bôi dịu da Kutieskin

Ưu điểm nổi bật của sản phẩm này là có nguồn gốc tự nhiên, không chứa corticoid, paraben, chất bảo quản, chất tạo màu hay tạo mùi gây hại cho da. Thêm nữa, công nghệ Aminovector kháng viêm và giảm ngứa hiệu quả. Kutieskin có khả năng giảm ngứa, dịu nốt mẩn đỏ, ngăn ngừa thâm sẹo, tạo lớp màng bảo vệ và dưỡng ẩm cho da. Sản phẩm sử dụng được cho trẻ sơ sinh từ 5 ngày tuổi.  

2. Lá trị rôm sảy

Dân gian thường sử dụng một số loại lá có sẵn trong vườn nhà để cải thiện triệu chứng của bệnh rôm sảy mùa đông. Khi chọn lá trị rôm sảy, mẹ nên chọn loại có tính mát, kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu da. Có rất nhiều lá trị rôm sảy nhưng vì cơ địa trẻ khác nhau, cho nên, mẹ cần tìm hiểu kỹ để không gây thêm bất cứ tổn thương nào cho da và đạt được kết quả điều trị như mong muốn. Tuyệt đối không chọn lá mọc ở nơi ô nhiễm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,…

Lá trà xanh trị rôm sảy cho bé

Trà xanh thường được dân gian sử dụng để khắc phục tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy do bệnh rôm sảy gây nên. Theo y học cổ truyền, lá trà xanh có tính hàn, vị chát, an toàn, lợi tiểu, thanh nhiệt và giải độc. Theo y học hiện đại, trong lá trà xanh có chất EGCG và một số chất khác có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, phục hồi tổn thương da nhanh chóng. Sử dụng lá trà xanh để điều trị rôm sảy mùa đông cho trẻ, cha mẹ có thể thực hiện theo các bước sau: 

Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh (sạch, tươi)

Bước 2: Loại bỏ lá hỏng, rửa và ngâm với nước muối pha loãng

Bước 3: Cho lá trà xanh vào nồi nước sạch, bắc lên bếp, đun sôi

Bước 4: Lấy nước lá trà xanh, hòa cùng nước sao cho ấm và tắm cho trẻ

Bước 5: Dùng khăn sạch lau khô và bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ

III. Cách phòng ngừa bệnh rôm sảy mùa đông ở trẻ

Để phòng ngừa rôm sảy vào mùa đông, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

trẻ sơ sinh bị rôm sảy vào mùa đông

  • Sử dụng lá trà xanh, tía tô, mướp đắng, kinh giới, trầu không,… để tắm cho trẻ. Dù trời lạnh mẹ cũng nên lau người và thay quần áo cho trẻ.
  • Bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho trẻ. Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không corticoid, paraben, chất bảo quản, tạo màu hay tạo mùi ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của trẻ.
  • Không nên quấn tã quá chặt hoặc mặc nhiều quần áo, lựa chọn tã/quần áo bằng chất liệu dễ thấm hút, co giãn tốt.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt cho mẹ và trẻ khoa học, hợp lý.
  • Nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường trên da, cha mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khác và điều trị kịp thời.

Kutieskin đã chia sẻ chi tiết về nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa rôm sảy mùa đông cho trẻ. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc bình luận bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Ghé thăm kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc và bệnh về da ở trẻ. 

Xem thêm:

[ Giải Đáp ] Rôm sảy kết tinh có tự khỏi được không?

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Rôm sảy mùa hè: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa 

Rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhất là vào mùa hè. Nốt rôm xuất hiện nhiều ở vùng trán, ngực, lưng thậm chí lan ra toàn thân. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa rôm sảy mùa hè cho trẻ.

I. Tại sao trẻ bị rôm sảy vào mùa hè?

  • Không chỉ người lớn, cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng sẽ bài tiết nhiều mồ hôi khi thời tiết nóng nực. Thế nhưng, tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn chỉnh, mồ hôi không thể thoát hết ra ngoài khiến lỗ chân lông bị bít tắc và xuất hiện rôm sảy.
  • Mùa hè cũng là thời điểm mà vi khuẩn gây bệnh về da sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Đôi khi, rôm sảy khởi phát là do trẻ hiếu động, cha mẹ để trẻ mặc quần áo bí bách hoặc quấn tã thường xuyên.

Nhiệt độ cao

II. Khắc phục rôm sảy mùa hè cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 

Rôm sảy là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào mùa hè. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian hoặc phương pháp Tây y.    

1. Tây y

Phương pháp này thường được áp dụng cho trường hợp bị rôm sảy mức độ nặng. Khi sử dụng thuốc tây, cha mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Để kiểm soát triệu chứng của bệnh rôm sảy, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc sau:

Thuốc Tây Y

Thuốc chứa corticoid: Thường được dùng khi bị rôm sảy nặng và theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường gây nên rất nhiều tác dụng không mong muốn, vì vậy, cần cân nhắc kỹ trước khi cho trẻ sử dụng. 

Kem bôi dịu da, dưỡng ẩm: Loại này thường có nguồn gốc thiên nhiên, không chứa corticoid, paraben, chất bảo quản gây hại cho da của trẻ. Kutieskin là một ví dụ điển hình, có dược liệu được nhập khẩu châu Âu, an toàn, lành tính, giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, dịu mẩn đỏ, ngăn ngừa thâm sẹo và tạo lớp màng bảo vệ cho làn da nhạy cảm của trẻ. 

2. Mẹo dân gian

Mẹo dân gian trị rôm sảy có ưu điểm là an toàn, tiết kiệm chi phí và cách thực hiện đơn giản. Dưới đây cách trị rôm sảy mùa hè bằng quả mướp đắng và lá sài đất mà cha mẹ có thể tham khảo để lấy lại làn da mềm mại, mịn màng cho trẻ. 

2.1. Mướp đắng

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, tên khoa học là Momordica Charantia, có nguồn gốc Ấn Độ, hiện nay được trồng phổ biến ở khu vực châu Á. Loại quả này có vị đắng nhưng lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, giúp thanh lọc máu và thải độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, mướp đắng còn có khả năng kháng khuẩn và làm sạch da từ sâu bên trong. Vitamin trong mướp đắng giúp bổ sung độ ẩm và làm mềm da.

Mướp đắng

Các bước điều trị rôm sảy mùa hè cho trẻ bằng mướp đắng được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1 quả mướp đắng, bỏ ruột, rửa sạch, để ráo nước

Bước 2: Thái mướp đắng thành những miếng nhỏ, cho vào nồi nước sạch

Bước 3: Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi

Bước 4: Đợi nước ấm hoặc pha với nước mát và tắm cho trẻ

Bước 5: Lau khô cơ thể trẻ bằng khăn mềm

2.2. Lá sài đất

Theo Đông y, lá sài đất có tính mát, vị ngọt, giúp giảm ho, viêm họng và làm mát da. Theo y học hiện đại, trong lá sài đất chứa nhiều chất kháng sinh, có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh cho da.

Sài đất

Sử dụng lá sài đất để khắc phục rôm sảy mùa hè cho trẻ, bạn thực hiện lần lượt theo các bước sau: 

Bước 1: Chuẩn bị khoảng 300g lá sài đất, rửa và ngâm với nước muối pha loãng

Bước 2: Giã nát hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt

Bước 3: Cho nước cốt lá sài đất vào nồi sạch, thêm khoảng 2 lít nước

Bước 4: Bắc lên bếp, đun sôi

Bước 5: Hòa nước ấm, tắm cho trẻ, lau khô cơ thể bằng khăn mềm 

III. Cách phòng ngừa rôm sảy mùa hè cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để phòng ngừa rôm sảy mùa hè thì việc đầu tiên cha mẹ cần chú ý là đảm bảo nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng mát. Đồng thời, cha mẹ nên cho trẻ thực hiện theo một số nguyên tắc về ăn uống và sinh hoạt như sau:

Phòng ngừa rôm sảy cho trẻ vào mùa hè

  • Cho trẻ mặc quần áo mềm, co giãn, thấm hút mồ hôi tốt. 
  • Đảm bảo phòng ngủ thoáng khí, sạch sẽ, nhiệt độ thích hợp từ 25 – 28 độ C và nên tắt điều hòa trước khi cho trẻ ra khỏi phòng khoảng 30 phút.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 10h00 – 17h00. Nếu bắt buộc cho trẻ ra ngoài phải che chắn cẩn thận.
  • Tắm rửa cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm, không chà sát mạnh bởi như vậy sẽ gây tổn thương cho da.
  • Cho trẻ uống đủ nước lọc, bổ sung các loại nước thanh nhiệt, giải độc. Tránh xa đồ uống chứa cồn, cafein, nước ngọt có ga,…
  • Nếu trẻ còn bú, mẹ nên chú ý tránh đồ ăn cay nóng, nhiều đường, dầu mỡ, đồ hộp, đông lạnh,…

Kutieskin đã giúp bạn có được thông tin cho tiết về rôm sảy mùa hè ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc bình luận bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc và các vấn đề về da ở trẻ em.  

Xem thêm:

[ Giải Đáp ] Rôm sảy kết tinh có tự khỏi được không?

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Rôm sảy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa?

Rôm sảy là bệnh da liễu có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Vậy, rôm sảy có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa ra sao? Theo dõi bài viết sau của Kutieskin để có được đáp án chi tiết và chính xác.

1. Rôm sảy là gì?

Rôm sảy (Miliaria) là tình trạng mồ hôi, bụi bẩn ứ đọng, tuyến mồ hôi bít tắc, da bị viêm và xuất hiện mụn nhỏ màu hồng/đỏ trên bề mặt da. Bất cứ ai cũng có thể bị rôm sảy, tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ cao gồm:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Đây là đối tượng có làn da nhạy cảm, dễ bị kích thích khi thời tiết thay đổi. Vào mùa hè, mồ hôi ra nhiều, nếu mẹ không lau kịp rất dễ bị rôm sảy. 

rôm sảy

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai có thân nhiệt cao, mồ hôi tiết ra không lau kịp làm cho da luôn ẩm ướt, rôm sảy có điều kiện thuận lợi để phát triển. 

Phụ nữ sau sinh: Cơ thể phụ nữ sau sinh thường ra nhiều mồ hôi nhưng lại phải kiêng tắm nên dễ bị rôm sảy.

Đối tượng khác: Ngoài những đối tượng kể trên, rôm sảy dễ khởi phát ở người bị bại liệt, nằm trên giường điều trị bệnh trong một thời gian dài, không tắm rửa hàng ngày,…

Vị trí rôm sảy thường xuất hiện:

  • Trên mặt
  • Trên đầu
  • Ở cổ
  • Ở tay
  • Ở lưng
  • Khắp người

2. Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy

Rôm sảy xuất hiện chủ yếu là do tuyến mồ hôi gặp vấn đề, theo đó, mồ hôi bị tắc nghẽn không thể thoát ra ngoài. Thực tế, nguyên nhân gây rôm sảy bao gồm:

  • Quá nóng: Khi đi ngủ mặc quá nhiều quần áo, quần áo bó sát, không thấm hút mồ hôi, đắp nhiều chăn có thể là nguyên nhân gây bệnh
trẻ mặc nhiều quần áo
Trẻ mặc nhiều quần áo cũng là nguyên nhân gây bệnh 
  • Phản ứng thuốc: Thuốc chữa Parkinson, thuốc an thần, lợi tiểu,… có thể là lý do rôm sảy xuất hiện. 
  • Khí hậu nhiệt đới: Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, vì vậy, tuyến mồ hôi hoạt động quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh
  • Nằm trên giường trong thời gian dài: Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến việc thường xuyên sử dụng chăn điện, nằm đệm, và phải nằm trên giường trong một thời gian dài.
  • Ống dẫn mồ hôi chưa hoàn chỉnh: Ống dẫn mồ hôi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn chỉnh, dễ bị phá vỡ và mồ hôi bị ứ đọng dưới da. Tình trạng này có thể xảy ra trong tuần đầu cuộc đời nhất là trẻ được sinh ra trong lồng ấp, bị sốt.

3. Triệu chứng của bệnh rôm sảy

Triệu chứng chung của rôm sảy là xuất hiện mụn nhỏ ở vùng da đầu, cổ, vai, lưng,… Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu vô cùng. Tuy nhiên, triệu chứng của có sự khác nhau tùy vào loại rôm sảy. Cụ thể:

3.1. Rôm sảy kết tinh

Rôm sảy kết tinh là dạng rôm không viêm, nó chỉ ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi trên da. Bệnh được nhận biết thông qua một số đặc điểm sau:

  • Xuất hiện mụn nước nông ở lớp sừng
  • Mụn nước dễ vỡ, khi vỡ không để lại sẹo
  • Không gây ngứa ngáy, đau rát, khó chịu cho người bệnh

=>> Xem thêm : Rôm sảy kết tinh có tự khỏi được không?

3.2 Rôm sảy đỏ

Rôm sảy đỏ hay còn gọi là rôm sảy gai, được n/hận biết thông qua một số đặc điểm:

rôm sảy đỏ

  • Xuất hiện đám sẩn màu đỏ, khá dày
  • Đám sẩn có thể lây lan ra cả vùng ngực, lưng
  • Gây ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu, ngủ không ngon giấc

=>> Xem thêm: Rôm sảy đỏ: Hướng dẫn chi tiết mẹ cách xử lý tránh tái phát

3.3 Rôm sảy mủ

Rôm sảy có mủ là biến chứng của rôm sảy tinh thể và rôm sảy đỏ. Triệu chứng điển hình của rôm sảy mủ là:

  • Xuất hiện nốt đỏ hoặc mụn lông
  • Khi mụn vỡ sẽ chảy máu, mủ
  • Gây ngứa ngáy, đau rát

=>> Xem thêm: Rôm sảy mủ có nguy hiểm không?

3.4 Rôm sảy sâu

Rôm sảy sâu khởi phát khi rôm đỏ tái đi tái lại. Trong 4 loại rôm sảy thì đây là loại rôm sảy nặng nhất vì nó đã ảnh hưởng đến lớp hạ bì. Một số dấu hiệu nhận biết rôm sảy sâu:

  • Xuất hiện sẩn màu hồng, cứng, kích cỡ 1 – 3mm
  • Sẩn thường xuất hiện ở tay, chân, lưng, ngực
  • Có thể chảy mủ, sưng hạch ở cổ/nách/háng
  • Cảm giác châm chích, khó chịu nhưng không ngứa
  • Sốt trên 38 độ, cảm giác ớn lạnh

4. Rôm sảy có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, rôm sảy khiến người bệnh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc và luôn cảm thấy mệt mỏi. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây:

Viêm da mạn tính: Rôm sảy không được điều trị kịp thời, mụn nước vỡ ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, gây viêm da mạn tính, có trường hợp còn bị viêm cầu thận cấp.

rôm sảy có nguy hiểm không

Nhiễm trùng da: Các nốt rôm nếu để quá lâu có thể bị bội nhiễm, xuất hiện mủ trắng, gây ngứa ngáy và đau rát. Ngoài việc để lại sẹo thì các vết nhiễm trùng này còn ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào biểu bì, gây viêm nhiễm mạch máu, nguy cơ cao bị viêm tắc tĩnh mạch não.

Sốc phản vệ: Sốc phản vệ là biến chứng nguy hiểm của rôm sảy. Triệu chứng điển hình là đau đầu, nôn mửa, mạch đập nhanh, hạ huyết áp,… Nếu không xử lý kịp thời có thể gây tử vong.

Nhiễm trùng máu: Thêm một biến chứng nguy hiểm của bệnh rôm là nhiễm trùng máu. Nếu không được khắc phục kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. 

5. Điều trị rôm sảy bằng phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian thường được áp dụng đối với người lớn hoặc trẻ nhỏ. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, nguyên liệu dễ kiếm và có thể tiết kiệm đáng kể chi phí.

5.1. Trà xanh

Theo nghiên cứu, trà xanh có nhiều Phenol, tác dụng ức chế vi khuẩn và chống viêm tốt. Trong lá trà xanh còn có chất EGCG, đây là chất chống oxy hóa. Hai chất kể trên được coi như kháng sinh tự nhiên, giúp bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây hại. Ngoài ra, trong lá trà xanh còn chứa một số tinh chất, có tác dụng kích thích quá trình tái tạo tế bào và nâng cao miễn dịch cho da.

Lá trà xanh trị rôm sảy cho bé

Các bước thực hiện chi tiết như sau :

Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá trà xanh (tươi), rửa sạch, vò nát cùng 1 thìa cà phê muối

Bước 2: Tráng qua nước sôi, đổ nước đi

Bước 3: Cho nguyên liệu vào nồi, thêm nước sạch, bắc lên bếp

Bước 4: Đun sôi từ 5 – 7 phút, cho nồi nước trà xanh xuống

Bước 5: Hòa với nước mát để được nước ấm rồi tắm

5.2. Mướp đắng/khổ qua

Theo Đông y, mướp đắng (Momordica charantia) có tính hàn, vị đắng, tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm. Theo nghiên cứu khoa học, quả mướp đắng có thành phần kháng sinh tự nhiên, kháng khuẩn và làm sạch da hiệu quả cho nên được dùng khi bị rôm sảy. Bên cạnh đó, trong quả mướp đắng còn có khoáng chất, vitamin, lipid, protein, carbohydrate,… giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, dưỡng ẩm và tăng sức khỏe làn da.

Mướp đắng

Cách sử dụng mướp đắng điều trị rôm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 2 – 3 quả mướp đắng, rửa sạch, để ráo nước

Bước 2: Xay nhuyễn/giã nát, cho vào nồi, thêm nước sạch

Bước 3: Bắc lên bếp, đun sôi

Bước 4: Đợi nước bớt nóng hoặc hòa thêm nước mát và tắm

Bước 5: Lau khô bằng khăn mềm

5.3. Rau má và bột sắn dây

Theo y học cổ truyền, rau má có tính hàn, tác dụng nhuận gan, giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu. Theo một số nghiên cứu, dịch chiết rau má có tác dụng kích thích tái tạo mô liên kết, chữa lành tổn thương da nhanh chóng, cho nên rau má và sắn dây thường được dùng để điều trị bệnh. Trong khi đó, sắn dây có tính bình, vị ngọt, tác dụng giải độc và thanh nhiệt.

trị rôm sảy bằng rau má

Nếu bị nổi rôm, bạn có thể kết hợp 2 nguyên liệu này, các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 2 nắm rau má, rửa sạch, ngâm nước muối loãng

Bước 2: Vớt rau má ra, để ráo nước sau đó giã nát/xay nhuyễn

Bước 3: Dùng khăn sạch hoặc rây lọc lấy nước cốt

Bước 4: Hòa nước rau má với bột sắn (có thể thêm chút đường)

Bước 5: Uống hết trong ngày

Xem thêm :

Trẻ bị rôm sảy tắm lá gì? Top 15+ loại lá an toàn cho da bé

Tuyệt chiêu trị rôm sảy bằng lá khế chỉ 15 phút mỗi ngày

[ Giải Đáp ] Trị rôm sảy bằng dầu dừa có tác dụng thật sự ?

6. Điều trị rôm sảy bằng Tây Y

Người lớn hay trẻ bị rôm ở mức độ vừa, nặng cần được đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Những trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc Tây. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến:

Calamine: Đây là thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm ngứa và kích ứng tại vùng da bị rôm. Thuốc còn có khả năng làm khô mụn chảy nước, có mủ. Tuyệt đối không để thuốc dính lên mắt, mũi, miệng.

Calamine

Thuốc bôi chứa Steroid: Đây là nhóm thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch và chống tăng sinh tế bào. Mỗi vùng da khác nhau sẽ có độ hấp thu Steroid khác nhau. Tùy theo mức độ tổn thương da mà bác sĩ chỉ định thời gian bôi thuốc.

Thuốc corticoid

Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm: Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm có ưu điểm là hiệu quả, tiện lợi và phù hợp với khả năng tài chính của nhiều gia đình Việt. Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không chứa corticoid, paraben hay chất bảo quản gây hại cho da đang trở thành xu hướng (Tham khảo: Kem bôi dịu da Kutieskin).

kem dưỡng ẩm kutieskin

7. Các biện pháp phòng tránh rôm sảy

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là điều kiện thuận lợi để rôm bùng phát. Phòng tránh rôm sảy không khó, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

phòng tránh rôm sảy cho bé

  • Đối với trẻ còn đang bú, mẹ nên tăng cữ bú
  • Bổ sung thực phẩm có tính mát, giàu vitamin, khoáng chất
  • Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày bằng lá trong vườn nhà hoặc sữa tắm có độ pH phù hợp
  • Sử dụng điều hòa, quạt để làm mát cơ thể khi trời nắng nóng 
  • Lựa chọn trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
  • Giữ cho nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng mát; không nên ra ngoài từ 10h – 17h, nếu bắt buộc ra ngoài cần che chắn cẩn thận (mùa hè)
  • Uống đủ nước lọc mỗi ngày và bổ sung nước ép trái cây, nước rau má, chè đậu đen, bột sắn dây,…

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh rôm sảy. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh da liễu, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời giải đáp. Đừng quên truy cập kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm :

Top 5 Kem trị rôm sảy cho bé hiệu quả và an toàn 2021

Top 7 cách trị rôm sảy cho trẻ bằng thảo dược thiên nhiên

Nguồn : https://kutieskin.vn/

[ Bật mí ] Hướng dẫn mẹ phân biệt chàm sữa và mụn sữa ở trẻ

Chàm sữa và mụn sữa là những bệnh da liễu phổ biến ở trẻ. Thế nhưng, không phải mẹ nào cũng có thể phân biệt được 2 bệnh này, bởi vì, chúng có một số biểu hiện giống nhau. Nếu bạn cũng nằm trong số đó, hãy tham khảo bài chia sẻ sau của Kutieskin nhé!

I. Khái quát về chàm sữa và mụn sữa

Mụn sữa hay còn gọi là nang kê, mụn trứng cá sơ sinh. Bệnh mang tính chất tạm thời, có thể tự mất sau vài ngày hoặc vài tuần. Mẹ nên cho trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu mụn sữa tiến triển thành mụn mủ/viêm/đầu đen, gây đau nhức, trẻ quấy khóc, bỏ ăn và ngủ không ngon giấc.

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, là giai đoạn đầu của chàm thể tạng. Thông thường, bệnh sẽ tự biến mất khi trẻ được 2 – 4 tuổi. Nếu qua 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi thì nguy cơ cao bệnh sẽ tiến triển thành chàm thể tạng. Vì vậy, mẹ nên chú ý vệ sinh và dưỡng ẩm khi nhận thấy dấu hiệu chàm sữa trên da trẻ.

Nói chung, chàm sữa và mụn sữa đều là bệnh da mạn tính, xuất hiện sau sinh một vài tuần. Bệnh đều khởi phát do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, dị ứng thời tiết, chất tẩy rửa, tiếp xúc với dị nguyên, vệ sinh da không sạch sẽ. Chẩn đoán chàm sữa, mụn sữa thường dựa vào biểu hiện lâm sàng, không cần làm xét nghiệm.

II. Điểm khác nhau chàm sữa và mụn sữa

Ngoài những điểm giống nhau mà Kutieskin chia sẻ trên đây, chàm sữa và mụn sữa được phân biệt nhờ những đặc điểm sau:

Nội dung so sánh Chàm sữa

chàm sữa

Mụn sữa

Mụn sữa

Nguyên nhân gây bệnh
 – Di truyền: Theo nghiên cứu, khoảng 60 – 80% cha mẹ có tiền sử bệnh viêm da dị ứng con sinh ra bị chàm sữa.  – Nguyên nhân gây mụn sữa có thể là do tế bào chết làm cho ống dẫn mồ hôi bị bít tắc.
 – Trẻ tiếp xúc với phấn hoa/lông vật nuôi/bụi bẩn, dị ứng thời tiết, thực phẩm, mọc răng, mất ngủ,…  – Tuyến dầu tắc nghẽn cũng làm cho mụn sữa xuất hiện, tình trạng này sẽ tự mất đi khi tuyến dầu mở rộng.
 – Dị ứng với thuốc bôi ngoài da, sữa tắm, kem dưỡng ẩm,…  – Ngoài ra, mụn sữa còn do mẹ sử dụng thuốc trong thời gian mang thai, ăn đồ cay nóng, đồ uống có cồn/ga/cafein hoặc trẻ dị ứng với sữa bột
Biểu hiện
 – Vị trí xuất hiện phổ biến nhất là 2 bên má, có tính đối xứng  – Thường xuất hiện trên mũi, má, cằm
 – Da đỏ, có biểu hiện sưng nhẹ  – Không ngứa, không đau nhức
 – Ngứa ngáy khó chịu, muốn gãi  – Xuất hiện đốm nhỏ li ti, màu trắng sữa, hơi cứng
 – Xuất hiện mụn nước nhỏ, nông, sau đó to dần và tập hợp thành bóng nước
 – Mụn sữa xuất hiện dày đặc, lan sang vùng da khác nhanh chóng, có mủ và sưng đỏ
 – Chàm sữa lan rộng có thể gây đau nhức, nổi hạch và bội nhiễm

III. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa, mụn sữa

Chăm sóc trẻ bị chàm sữa, mụn sữa, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vệ sinh da và môi trường xung quanh:

Chăm sóc trẻ sơ sịnh bị chàm sữa

  • Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng: hải sản, trứng, thực phẩm lên men,…
  • Vệ sinh cơ thể trẻ mỗi ngày bằng nước ấm, không chà xát mạnh lên vùng da bị chàm sữa, mụn sữa.
  • Sử dụng lá trong vườn để làm nước tắm khi trẻ bị chàm sữa, mụn sữa hoặc sữa tắm có thành phần tự nhiên an toàn, lành tính.
  • Chú ý đến việc dưỡng ẩm đều đặn cho trẻ mỗi ngày bằng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không corticoid hay chất bảo quản gây hại cho da. 
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn, gối, ga giường và đồ chơi của trẻ. 
  • Không để trẻ tiếp xúc với dị nguyên gây nên các phản ứng dị ứng: lông vật nuôi, phấn hoa, nhựa cây, nọc côn trùng, mạt sắt,…

 

Hy vọng, thông tin về chàm sữa và mụn sữa mà Kutieskin chia sẻ trong bài viết này thực sự hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Thường xuyên truy cập website kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc và bệnh về da ở trẻ bạn nhé!

Xem thêm : 

[Hỏi đáp] Chàm sữa và viêm da cơ địa có điểm gì khác nhau ?

[ Hỏi – Đáp ] Bị chàm sữa bôi hồ nước được không?

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Chàm sữa và viêm da cơ địa có điểm gì khác nhau?

“Chàm sữa và viêm da cơ địa có điểm gì khác nhau?” là câu hỏi mà Kutieskin nhận được thường xuyên trong thời gian qua. Hiểu được băn khoăn của bạn, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

I. Điểm giống nhau giữa chàm sữa và viêm da cơ địa

Chàm sữa và viêm da cơ địa là những bệnh da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi bị bệnh, trẻ sẽ quấy khóc, biếng ăn và ngủ không ngon giấc. Chàm sữa và viêm da cơ địa có một số điểm chung sau:

  • Đều là bệnh ngoài da không lây nhiễm
  • Trong quá trình phát triển của trẻ, chàm sữa và viêm da cơ địa có thể tái phát nhiều lần 
  • Khả năng di truyền của 2 bệnh này khá cao 
  • Chàm sữa, viêm da cơ địa đều có thể điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu 
  • Dưỡng ẩm và chăm sóc da là việc làm cần thiết khi bị chàm sữa, viêm da cơ địa

II. Điểm khác nhau giữa chàm sữa và viêm da cơ địa

Ngoài những điểm giống nhau mà Kutieskin chia sẻ trên đây, chàm sữa và viêm da cơ địa có rất nhiều điểm khác biệt. Tham khảo bảng sau để có được thông tin chi tiết:

Nội dung so sánh

Chàm sữa

chàm sữa

Viêm da cơ địa

viêm da cơ địa

Độ tuổi  – Từ 2 tháng đến 2 tuổi (số ít trẻ 4 – 5 tuổi vẫn bị chàm sữa)  – Không giới hạn độ tuổi
Triệu chứng
 – Giai đoạn cấp tính: Cụm ban màu hồng/đỏ, mụn nước  – Xuất hiện các nốt hồng ban trên bề mặt da, hình thù không rõ ràng
 – Giai đoạn bán cấp: Da đóng vảy, ngứa ngáy  – Da khô, bong tróc, bề mặt da đỏ ửng kèm mụn
 – Giai đoạn mạn tính: Bề mặt da có tổn thương nặng nề, da dày, thô ráp, nứt nẻ, chảy máu, rỉ dịch
 – Mụn nước nhỏ, sau đó vỡ và tiết dịch
 – Đau rát, ngứa ngáy, ăn kém, sụt cân, sốt nhẹ và mất ngủ
Nguyên nhân
 – Trẻ có cơ địa nhạy cảm
 – Cha mẹ có tiền sử mắc bệnh viêm da cơ địa, hen suyễn
 – Thiếu dinh dưỡng, thiếu/thừa vi chất từ sữa mẹ, sức đề kháng kém
 – Trẻ bị dị ứng thời tiết, tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, côn trùng, lông vật nuôi, hóa chất; sữa tắm, dầu gội đầu, kem dưỡng ẩm,…
 – Hệ bài tiết, tiêu hóa hay thần kinh bị rối loạn
Hậu quả  – Chậm phát triển về thể chất
 – Biến chứng thành bội nhiễm, nhiễm trùng trên diện rộng

III. Điều trị, chăm sóc trẻ bị chàm sữa và viêm da cơ địa

Chàm sữa và viêm da cơ địa là những bệnh về da phổ biến ở trẻ, bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần. Vì vậy, khi điều trị và chăm sóc cho trẻ, cha mẹ cần tuân theo một số nguyên tắc sau:

Lưu ý khi điều trị chàm sữa và viêm da cơ địa

  • Điều trị chàm sữa và viêm da cơ địa bằng các loại thuốc có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa ban đầu theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu.
  • Tránh xa các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, trứng, đồ hộp, thức ăn lên men,… 
  • Không để trẻ tiếp xúc với dị nguyên như lông vật nuôi, phấn hoa, côn trùng, hóa chất, xà phòng,…
  • Vệ sinh cơ thể và thay quần áo cho trẻ mỗi ngày. Tắm bằng nước ấm, chú ý không chà sát mạnh lên da trẻ. Lựa chọn quần áo mềm, thoáng, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Cha mẹ nên chú ý dưỡng ẩm cho trẻ đều đặn 2 – 3 lần/ngày. Lựa chọn loại kem vừa có khả năng giảm triệu chứng của bệnh chàm sữa vừa có tác dụng cấp ẩm cho da. Kem bôi dịu da Kutieskin là một gợi ý dành cho bạn. Sản phẩm có thành phần chính là dược liệu nhập khẩu châu Âu, an toàn, lành tính như dầu hạnh nhân, bơ shea (bơ hạt mỡ), tinh chất nghệ trắng, chiết xuất cam thảo, yến mạch, thông đỏ, phức hệ Aquaxyl. 

Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về điểm giống và khác nhau giữa chàm sữa và viêm da cơ địa. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc và các vấn đề về da ở trẻ em.

Xem thêm :

[ Hỏi – Đáp ] Bị chàm sữa bôi hồ nước được không?

[ Hỏi – Đáp ] Bị chàm sữa bôi dầu dừa được không ?

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Bật mí cách chữa hăm bằng lá trầu không hiệu quả và tiết kiệm

Trong các nguyên liệu thiên nhiên chữa hăm tã cho bé không thể không nhắc đến lá trầu không. Chữa hăm bằng lá trầu không được đánh giá là hiệu quả, an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Theo dõi bài viết sau của Kutieskin để có thông tin chi tiết nhé!

I. Tại sao nên chữa hăm bằng lá trầu không?

Trầu không có tên khoa học là Piper betle, được trồng nhiều ở các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, trầu quế và trầu mỡ phổ biến hơn cả. Lá trầu không có hình trái xoan, đầu nhọn, rộng 4 – 9cm, dài 10 – 13cm, là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian.

lá trầu không

Trầu không có tính ấm, vị cay, hơi nồng, lành tính, kháng khuẩn, chống viêm tốt nên được dân gian sử dụng để chữa bệnh phụ khoa, trĩ, trào ngược dạ dày – thực quản, cảm cúm, đau nhức xương khớp,… Một số hoạt chất trong lá trầu không còn hiệu quả đối với bệnh da liễu trong đó có hăm tã. Theo nghiên cứu khoa học, lá trầu không chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng sát trùng, giảm ngứa, sưng và mùi hôi. 

Hoạt chất Phenol, Chavicol, Estragol, Hydroxychavicol, Diastase,… giúp tiêu viêm và chống oxy hóa. Trong lá trầu không có hoạt chất ức chế được rất nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn Coli,… Vitamin (B, C) trong lá trầu không có tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi tổn thương da nhanh chóng.

II. Cách chữa hăm bằng lá trầu không hiệu quả, đơn giản

Để chữa hăm bằng lá trầu không, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu và thực hiện lần lượt theo các bước mà Kutieskin chia sẻ dưới đây.

lá trầu không

Nguyên liệu

  • Lá trầu không: 3 – 5 lá
  • Nước sạch: 1 lít
  • Khăn mềm: 1 cái
  • Muối: 1 – 2 thìa cà phê

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 3 – 5 lá trầu không, ngâm với nước muối loãng
  • Cho lá trầu không đã rửa sạch vào nồi, thêm 1 lít nước
  • Bắc nồi nước lá trầu không lên bếp đun sôi
  • Lấy nước cốt, đợi bớt nóng
  • Dùng khăn mềm thấm nước, nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm (thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày)

III. Lưu ý khi chữa hăm bằng lá trầu không

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh và không gây thêm bất cứ tổn thương nào cho làn da nhạy cảm của trẻ, khi sử dụng lá trầu không, cha mẹ nên:

chữa hăm bằng lá trầu không

  • Kiên trì và áp dụng đều đặn 1 – 2 lần/ngày để có kết quả tốt nhất.
  • Không đắp trực tiếp lá trầu không tươi, đã giã nát lên vùng da bị tổn thương của bé.
  • Trong quá trình điều trị, nếu thấy dấu hiệu bất thường tại vùng da bị hăm, mẹ nên ngừng áp dụng và tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ da liễu.
  • Lá trầu không chỉ hiệu quả với trường hợp hăm tã mức độ nhẹ. Nếu bé bị hăm tã nặng, cha mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp.

Bài viết đã giúp bạn biết lý do và cách chữa hăm bằng lá trầu không hiệu quả, đơn giản tại nhà. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ thực sự hữu ích, hãy like, share cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhé! Ghé thăm website kutieskin.vn thường xuyên hơn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh ngoài da ở trẻ em. 

Nguồn : https://kutieskin.vn/

[ Tiết lộ ] Top 3 Kem trị hăm cho bé hiệu quả và an toàn

Hăm tã hay viêm da tã lót là tình trạng kích ứng da tại vùng sử dụng tã. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu cha mẹ chủ quan sẽ khiến da của bé bị tổn thương nghiêm trọng: chảy mủ, chảy máu, ngứa ngáy dữ dội, đau rát khi đi vệ sinh, sốt, mệt mỏi,… Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc hoặc kem bôi dịu da, dưỡng ẩm.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn chi tiết về thành phần, công dụng, cách dùng và giá bán 3 loại thuốc + kem trị hăm cho bé đã và đang được đông đảo phụ huynh tin tưởng lựa chọn. 

I. Hướng dẫn lựa chọn thuốc + kem trị hăm cho bé

Làn da của bé rất dễ bị tổn thương, cho nên, khi lựa chọn thuốc/kem mẹ nên tuân theo 5 tiêu chí sau:

1. Thương hiệu uy tín: Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại thuốc/kem… có nguồn gốc không rõ ràng, không được kiểm định an toàn. Để tránh gây thêm tổn thương cho da của bé, mẹ nên lựa chọn thương hiệu uy tín để có thể mua được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng.

2. Nguồn gốc tự nhiên: Để đảm bảo an toàn cho làn da mỏng manh của bé, mẹ nên chọn thuốc/kem có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn, lành tính.

top 3 kem trị hăm hữu ích cho trẻ

3. Không chứa corticoid: Corticoid có khả năng cải thiện nhanh chóng triệu chứng của hăm tã, tuy nhiên, nó lại khiến bé gặp phải hàng loạt tác dụng phụ. Vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm trị hăm tã cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ không nên chọn loại có thành phần này. 

4. Phù hợp với da của bé: Mẹ nên hiểu kỹ về đặc điểm da của bé để có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp, hiệu quả. 

5. Hạn sử dụng còn dài: Trước khi lựa chọn thuốc/kem bôi hăm cho bé, mẹ cần kiểm tra kỹ hạn sử dụng. Nếu cho bé dùng sản phẩm hết hạn sử dụng sẽ khiến da bị tổn thương nghiêm trọng. 

II. Top 3 kem trị hăm cho bé trường hợp nhẹ

Những trường hợp bị hăm nhẹ, mẹ chỉ cần bôi kem dịu da và dưỡng ẩm đều đặn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý đến việc chăm sóc, vệ sinh da cho bé. Dưới đây là thông tin chi tiết về thành phần, công dụng và giá bán 3 loại kem trị hăm đang được các mẹ chia sẻ rầm rộ trên các diễn đàn. 

1. Kutieskin

Trong danh sách kem trị hăm tốt cho bé không thể bỏ qua cái tên Kutieskin. Kutieskin là giải pháp an toàn, dịu nhẹ và hiệu quả từ thiên nhiên, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần chính của kem bôi hăm cho bé Kutieskin là dầu hạnh nhân, bơ shea (bơ hạt mỡ), tinh chất nghệ trắng Nano Curcumin, chiết xuất thông đỏ, cam thảo, yến mạch, phức hệ Aquaxyl,…

kem bôi dịu da Kutieskin

Công nghệ Aminovector giúp kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm CVI. Đây là nhà máy dược phẩm duy nhất tọa lạc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc – Hà Nội, đạt chuẩn CGMP – Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm do Bộ Y tế cấp và kiểm định khắt khe về chất lượng sản phẩm.

Công dụng

Nhờ những thành phần chính kể trên mà kem Kutieskin có khả năng:

  • Giảm ngứa, dịu vết sưng đỏ nhanh chóng 
  • Ngăn ngừa hình thành lớp vảy trên da
  • Cải thiện tình trạng bong tróc gây ngứa ngáy, khó chịu khi bị hăm tã
  • Dưỡng ẩm, làm mềm và dịu da  
  • Phục hồi vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo

Giá bán: 96.000 đồng/tuýp 30g

2. Bepanthen

Kem chống hăm tã Bepanthen có nguồn gốc từ Đức. Sản phẩm có dạng mỡ, thành phần chính của kem Bepanthen gồm mỡ cừu, sáp ong trắng, dexpanthenol (tiền vitamin B5), parafin trắng, nước tinh khiết,… Bepanthen không chứa chất bảo quản nên an toàn cho da của bé.

bepanthen

Sản phẩm có công dụng:

  • Kháng viêm và làm dịu da
  • Tái tạo, củng cố lớp biểu bì
  • Chữa lành vùng da bị hăm tã
  • Dưỡng ẩm, giúp da bé luôn mềm mịn

Giá bán tham khảo: 69.000 đồng/tuýp 30g

3. Desitin

Kem bôi hăm da trẻ em Desitin có nguồn gốc từ Mỹ. Sản phẩm có dạng kem, không nhờn và thẩm thấu nhanh vào da. Thành phần chính là kẽm oxit, chiết xuất lô hội, vitamin E,… Sản phẩm không gây kích ứng, dị ứng da nên có thể sử dụng cho trẻ có làn da nhạy cảm.

desitin

Công dụng 

  • Giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy, phục hồi nhanh chóng vùng da bị tổn thương
  • Tạo “hàng rào” bảo vệ da khỏi tác động của các yếu tố gây hại
  • Làm mát và dưỡng ẩm cho da

Giá bán tham khảo: 210.000 đồng/tuýp 113 g

III. Thuốc trị hăm cho bé trường hợp nặng

Hăm tã mức độ nặng được nhận biết thông qua một số dấu hiệu: vùng da bị tổn thương ửng đỏ, lan rộng khắp vùng da mặc tã; sưng, phù nề và sần sùi; xuất hiện mụn mủ, đau rát khi mụn vỡ; quấy khóc, khó ngủ và ăn ít. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng độc vị hoặc kết hợp thuốc chống viêm chứa corticoid, sát khuẩn, chống nấm, kháng sinh. Dưới đây là thông tin chi tiết về 2 loại thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh được sử dụng phổ biến.  

1. Hydrocortison

Thuốc trị hăm da cho trẻ sơ sinh Hydrocortison có thành phần chính là Hydrocortison acetat. Bên cạnh đó, Hydrocortison còn được sử dụng cho trường hợp bị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm tiếp xúc, viêm tai ngoài,… Mẹ cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cho trẻ sử dụng thuốc Hydrocortison bởi vì nó có thể gây nên hàng loạt tác dụng phụ. 

hydrocortison

Công dụng

  • Chống viêm, dị ứng
  • Giảm sưng đỏ, ngứa ngáy, khó chịu khi bị hăm tã

Giá tham khảo: 30.000 đồng/tuýp 15g

2. Fucidin

Thuốc chống hăm cho bé sơ sinh Fucidin có sự kết hợp giữa kháng sinh và corticoid. Thuốc có dạng kem bôi, thành phần chính là acid fusidic 2%, và hydrocortison acetat 1%. Tuy nhiên, vì làn da của bé khả nhạy cảm, cho nên, trước khi sử dụng thuốc Fucidin mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

fucidin

Công dụng

  • Cải thiện tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy
  • Chữa lành tổn thương da do hăm tã

Giá bán tham khảo: 73.000 đồng/tuýp 15g

III. Hướng dẫn sử dụng thuốc + kem trị hăm cho bé

Sử dụng thuốc + kem chống hăm cho bé sai cách vừa không cải thiện được triệu chứng vừa khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Tham khảo 3 bước sử dụng để đạt hiệu quả cao mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:

Bước 1: Rửa sạch tay mẹ bằng xà phòng sát khuẩn

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm bằng nước ấm, dùng khăn mềm lau khô

Bước 3: Bôi một lớp mỏng và đều thuốc/kem chống hăm cho bé, massage từ 1 – 3 phút và để khô tự nhiên

Trên đây là thông tin chi tiết về Top 3 kem trị hăm cho bé hiệu quả và an toàn. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hữu ích, hãy like, share cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhé! Ghé thăm webiste kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh ngoài da ở trẻ em.

Nguồn : https://kutieskin.vn/

[ Giải Đáp ] Trẻ bị hăm tã phải làm sao? Cách xử lý kịp thời và hiệu quả

Hăm tã là bệnh về da phổ biến ở trẻ, thường xuất hiện ở vùng mặc tã như mông, bẹn, đùi, bộ phận sinh dục và vùng da lân cận. Khi bị hăm tã, trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, đau rát khi ra mồ hôi, khi đi vệ sinh.

Trẻ cũng ăn ít và ngủ không ngon giấc, điều đó khiến cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. Vậy, trẻ bị hăm tã phải làm sao? Đáp án chi tiết sẽ được bật mí trong bài viết sau của Kutieskin.

I. Hăm tã là gì?

Hăm tã hay còn gọi là viêm da tã lót, xuất hiện phổ biến trong giai đoạn mặc tã. Vùng da bị hăm tã thường bị ửng đỏ, nhẵn bóng, trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, biếng ăn và ngủ không ngon giấc.

Hăm tã

Dưới đây là một số nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ: 

  • Da quá nhạy cảm, dễ bị kích ứng, dị ứng
  • Quấn tã quá chặt hoặc bỉm có kích thước không phù hợp
  • Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, sai cách
  • Mẹ không thay bỉm/tã thường xuyên 
  • Chất liệu bỉm thô ráp và thấm hút kém
  • Sử dụng phấn rôm, hóa chất, xà phòng, bột giặt,… chất lượng kém 

II. Trẻ bị hăm tã phải làm sao?

Để cải thiện triệu chứng khó chịu, cha mẹ cần đảm bảo vùng da mặc bỉm, tã luôn sạch sẽ, thông thoáng. Dưới đây là 5 việc mà mẹ nên làm khi trẻ bị hăm tã. 

1. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm tã

Đáp án đầu tiên của câu hỏi: “Trẻ bị hăm tã phải làm sao?” đó là vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương. Các bước thực hiện như sau:

vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm tã

Bước 1: Rửa sạch tay mẹ bằng xà phòng 

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm tã bằng nước ấm, sữa tắm chuyên dùng cho da mụn hoặc nước tắm từ nguyên liệu thiên nhiên như mướp đắng, lá trà xanh, trầu không,…

Bước 3: Vừa tắm vừa massage nhẹ nhàng và lau khô bằng khăn mềm

2. Thường xuyên thay bỉm  

Nếu mẹ không thường xuyên thay tã, trẻ có thể mắc bệnh ngoài da, không ngoại trừ hăm tã. Thông thường, cứ 4 tiếng mẹ nên thay tã/bỉm cho trẻ 1 lần, mặc dù tã/bỉm vẫn sạch. Tất nhiên, nếu trẻ đi tiểu hoặc đi ngoài, mẹ nên thay ngay để các chất bẩn không dính vào da. Tốt nhất, trong thời gian trẻ bị hăm tã, mẹ nên hạn chế mặc bỉm để da được khô thoáng.

thường xuyên thay bỉm cho bé

3. Sử dụng bỉm có khả năng thấm hút tốt

Trẻ hăm tã phải làm sao? Đáp án không thể bỏ qua là sử dụng bỉm làm bằng chất liệu mềm mịn và thấm hút tốt. Khi đó, vùng da bị tổn thương sẽ được khô thoáng, tránh tiếp xúc với mồ hôi, phân, nước tiểu. Mẹ nên chọn loại bỉm có các hạt hút ẩm (giữ nước và chống thấm ngược). Một số thương hiệu bỉm uy tín là Huggies, Pampers, Merries, Bobby, Moony, Goon,…

4. Lựa chọn bỉm có kích thước phù hợp

Mẹ nên chọn bỉm có kích thước phù hợp với cân nặng của con. Tốt nhất nên chọn bỉm rộng để giảm ma sát với da và ngăn ngừa tổn thương. Thiết kế bỉm cũng có sự khác nhau theo giới tính: bỉm dành cho bé trai, phần tã trước dày; bỉm dành cho bé gái phần mông và giữa dày, thấm hút tốt hơn.

5. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Từ 2 – 3 tháng tuổi, da của trẻ thường bị khô, lượng bã nhờn tiết ra giảm mạnh, lớp dầu bao phủ bề mặt da mỏng manh và suy yếu rõ rệt. Trong khi đó, nguy cơ thoát nước của cơ thể tăng do làn da mỏng và gây nên hiện tượng da khô ráp. Để tránh tình trạng này, mẹ đừng quên dưỡng ẩm đều đặn 2 – 3 lần/ngày cho trẻ.  Nên chọn kem dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên, không chứa corticoid, paraben hay chất bảo quản gây hại cho da.

kem dưỡng ẩm kutieskin

III. 3 điều không nên làm khi trẻ bị hăm tã

Việc điều trị và chăm sóc sai cách có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng. Dưới đây là 3 điều mẹ không nên làm khi trẻ bị hăm tã:

cách chăm sóc khi trẻ bị hăm tã

  • Để trẻ mặc bỉm/tã quá lâu khiến chất bẩn tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi để nấm men, vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Sử dụng phấn rôm khi trẻ bị hăm tã, điều đó có thể làm chậm quá trình chữa lành tổn thương da và tạo điều kiện cho nấm men phát triển nhanh.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa corticoid, paraben, chất tạo màu, tạo mùi, bảo quản gây hại cho da. 

IV. Khi nào cho trẻ đi khám bác sĩ?

Mẹ nên cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp nếu thấy vùng da bị hăm xuất hiện những triệu chứng sau:

xử lý khi trẻ bị hăm tã

  • Lở loét, sưng lên, xuất hiện mụn nước
  •  Vùng da bị hăm lan rộng
  • Bị sốt không rõ nguyên nhân
  • Quấy khóc thường xuyên vì đau rát, ngứa ngáy tại vùng da bị hăm

Trên đây là đáp án chi tiết của câu hỏi: “Trẻ bị hăm tã phải làm sao?”. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc comment phía dưới bài đăng. Đừng quên truy cập kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về các bệnh ngoài da ở trẻ em nhé!

Nguồn : https://kutieskin.vn/

[ Bật mí ] Top 3 cách trị hăm tã bằng dầu dừa siêu hiệu quả cho bé

Dầu dừa là nguyên liệu quen thuộc, thường được sử dụng để trị bệnh da liễu trong đó có hăm tã. Đây là nguyên liệu an toàn, dễ kiếm và cách thực hiện khá đơn giản. Trong bài viết này, Kutieskin sẽ chia sẻ với bạn 3 cách trị hăm tã bằng dầu dừa hiệu quả. 

I. Tại sao nên trị hăm tã bằng dầu dừa?

Dầu dừa (Coconut oil) được chiết xuất từ cùi dừa – phần thịt của quả dừa già. Trong 15ml dầu dừa có khoảng 120 calo, 14g chất béo, 0g protein và 0mg cholesterol. Dầu dừa có khả năng thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương, điều đó được ghi rõ trong báo cáo: “Tác dụng chống viêm và bảo vệ da của một số loại dầu thực vật”.

dầu dừa nguyên chất

Dầu dừa an toàn với trẻ sơ sinh khi bôi tại chỗ, cho nên, nó thường được dùng để trị hăm tã mức độ vừa và nhẹ. Axit lauric, citric trong dầu dừa có đặc tính chống viêm, kháng nấm, giảm ngứa và làm dịu da hiệu quả. Vitamin C, E, K có tác dụng dưỡng ẩm, cải thiện triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy do hăm tã, giúp da mềm mại, mịn màng.  

II. 3 cách trị hăm tã bằng dầu dừa

Để trị hăm tã cho bé, mẹ có thể bôi trực tiếp dầu dừa và massage nhẹ nhàng. Nếu muốn tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian, mẹ nên kết hợp dầu dừa với một số nguyên liệu khác như tinh dầu oải hương hay bơ hạt mỡ.

1. Bôi trực tiếp dầu dừa

Đây là cách trị hăm tã bằng dầu dừa đơn giản nhất. Các bước thực hiện như sau:

dầu dừa nguyên chất

Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 thìa cà phê dầu dừa và 1 khăn sạch, mềm

Bước 2: Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị hăm tã

Bước 3: Bôi dầu dừa lên và massage nhẹ nhàng

2. Dầu dừa và bơ hạt mỡ

Bơ hạt mỡ (bơ shea) có tên khoa học là Vitellaria paradoxa. Theo rất nhiều tài liệu, bơ hạt mỡ là nguyên liệu không thể thiếu trong công thức làm đẹp da, tóc của nữ hoàng Sheba và Cleopatra. Theo nghiên cứu, các este thực vật trong bơ hạt mỡ có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, ngăn chặn tác động của yếu tố bên ngoài gây hại cho làn da. 

dầu dừa và bơ shea

Bên cạnh đó, các axit béo như Linoleic, Palmitic, Oleic, Stearic trong nguyên liệu này có tác dụng duy trì độ ẩm cần thiết, giảm tình trạng khô da và tạo nên “ranh giới” giữa da với môi trường bên ngoài. Trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa và bơ hạt mỡ được thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Trộn đều bơ hạt mỡ và dầu dừa theo tỷ lệ 2:1 (1 chén bơ hạt mỡ, 1/2 chén dầu dừa), thêm 2 thìa cà phê sáp ong

Bước 2: Cho hỗn hợp lên bếp đun đến khi chảy hoàn toàn

Bước 3: Thêm 1/2 thìa cà phê bột kẽm oxit, 2 thìa glycerin, khuấy đều

Bước 4: Xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố

Bước 5: Rửa sạch vùng da bị hăm tã và bôi hỗn hợp đều đặn 2 – 3 lần/ngày

3. Dầu dừa và oải hương

Tinh dầu oải hương có khả năng chống viêm và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh cho da. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn có tác dụng kiểm soát nhờn và làm sạch da. Tinh dầu oải hương giúp củng cố kết cấu da, tăng cường lưu thông máu, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đầy đủ cho tế bào da.

dầu dừa và oải hương

Các bước trị hăm tã bằng dầu dừa và oải hương như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1 thìa to dầu dừa, 1 thìa cà phê dầu oải hương

Bước 2: Trộn đều dầu oải hương và dầu dừa để được hỗn hợp sánh mịn

Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ tay mẹ và vùng da bị hăm 

Bước 4: Bôi hỗn hợp, massage từ 1 – 2 phút 

Bước 5: Giữ nguyên khoảng 20 – 30 phút sau đó quấn tã hoặc mặc quần cho bé

III. Một số lưu ý khi trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa

Để giảm nhanh triệu chứng khó chịu mà hăm tã gây nên, mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Lựa chọn dầu dừa chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng 
  • Hiệu quả của phương pháp này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng bé

Lưu ý khi trị hăm tã bằng dầu dừa

  • Rửa sạch tay mẹ, vùng da bị hăm tã của bé và lau khô trước khi bôi dầu dừa
  • Thường xuyên kiểm tra tã/bỉm/quần của bé, tránh tình trạng ẩm ướt
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cho mẹ và bé  
  • Không nên lạm dụng dầu dừa để trị hăm tã 
  • Nếu thấy dấu hiệu bất thường trên da, mẹ nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của chuyên gia/bác sĩ chuyên khoa

Kutieskin đã giúp bạn biết được 3 cách trị hăm tã bằng dầu dừa cho bé hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ thực sự hữu ích, hãy like, share cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhé! Ghé thăm webiste kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh ngoài da ở trẻ em.

Nguồn : https://kutieskin.vn/

[ Bật mí ] Cách trị hăm háng cho bé hiệu quả, an toàn và đơn giản

Hăm háng nếu không được khắc phục kịp thời và đúng cách có thể khiến da bé bị viêm nhiễm nặng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được thông tin về triệu chứng và cách trị hăm háng cho bé hiệu quả, an toàn tại nhà. 

I. Khái quát về bệnh hăm háng 

Hăm háng là bệnh lý về da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Hăm háng khởi phát do nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do da của bé quá nhạy cảm, cha mẹ cho bé sử dụng bỉm chất lượng kém, vệ sinh háng không sạch sẽ, lạm dụng phấn rôm,…

cách trị hăm háng cho bé

Bé bị hăm háng được nhận biết thông qua một số triệu chứng sau:

  • Vùng da ở háng (bao gồm cả bộ phận sinh dục) xuất hiện mẩn đỏ
  • Vùng da bị tổn thương có thể ướt hoặc khô, sưng và xuất hiện mụn
  • Cảm giác đau rát, ngứa ngáy nhất là khi dính nước tiểu
  • Bé thường xuyên giật mình, quấy khóc và ăn kém

Cha mẹ hãy cho bé đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám nếu thấy:

  • Các đốm đỏ trở nên nghiêm trọng 
  • Vùng da bị hăm xuất hiện dịch, máu, ngứa ngáy dữ dội
  • Bé có biểu hiện sốt, cơ thể mệt mỏi

II. Cách trị hăm háng cho bé hiệu quả, an toàn 

Tây y và phương pháp dân gian thường được áp dụng khi bé bị hăm háng. Thông tin chi tiết sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

1. Tây y

Cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế nếu thấy những dấu hiệu bất thường tại vùng háng. Dựa vào độ tuổi và tình trạng bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

1.1. Thuốc trị hăm háng nhẹ

Nếu bé bị hăm háng mức độ nhẹ bác sĩ thường chỉ định sử dụng kem bôi dịu da và dưỡng ẩm. Dưới đây là thông tin về 3 sản phẩm đã và đang nhận được sự ưu ái của đông đảo phụ huynh trong thời gian qua. 

Kutieskin: Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm Kutieskin có thành phần chính là nguyên liệu nhập khẩu châu Âu, an toàn, lành tính: dầu hạnh nhân, bơ shea (bơ hạt mỡ), tinh chất nghệ trắng Nano THC, chiết xuất cam thảo, yến mạch, thông đỏ, Glycerin, vitamin B5, phức hệ Aquaxyl. Kutieskin có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, dịu mẩn đỏ, tái tạo da, ngăn ngừa thâm sẹo, tạo màng bảo vệ và dưỡng ẩm cho da.

kem dưỡng ẩm kutieskin
Kem dưỡng ẩm Kutieskin

Sudocrem: Kem chống hăm Sudocrem có thành phần chính là Lanolin (mỡ cừu), ZinC Oxide. Ưu điểm nổi bật của sản phẩm này là không chứa hương liệu, an toàn với làn da nhạy cảm của bé. Sudocrem có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, chống kích ứng, làm dịu vùng da bị hăm, tái tạo tế bào và dưỡng ẩm hiệu quả. Sản phẩm còn tồn tại một nhược điểm nhỏ là gây nhờn trên da và dễ làm bẩn quần áo của bé.

sudocrem

Desitin: Kem bôi hăm tã Desitin có thành phần chính là chiết xuất lô hội, vitamin E, 40% kẽm oxit (ZnO). Ưu điểm của Desitin là dạng tuýp dễ sử dụng. Đặc biệt, Desitin không gây kích ứng, dị ứng kể cả da nhạy cảm. Tuy nhiên, các mẹ không nên cho trẻ sử dụng sản phẩm quá 7 ngày hay bôi trực tiếp lên vết thương hở.

desitin

1.2. Thuốc trị hăm háng nặng

Khi vùng da bị hăm chuyển sang màu đỏ rõ rệt, dày đặc và lây lan sang vùng da xung quanh, mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế để được thăm khám. Nếu các triệu chứng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một hoặc kết hợp một số loại thuốc sau: 

Thuốc corticoid chống viêm bôi ngoài da: Giúp giảm viêm nhiễm và ngứa ngáy khi bị hăm háng. Vì thuốc có thành phần corticoid nên cha mẹ cần tuân theo đúng liều lượng mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định để tránh tác dụng phụ không mong muốn (hăm nặng hơn, giảm sắc tố hoặc teo da). Thuốc chứa corticoid được sử dụng phổ biến gồm: Hydrocortisone, Fucidin,…

Thuốc corticoid
Thuốc corticoid chống viêm bôi ngoài da

Thuốc sát trùng: Thuốc sát trùng có khả năng làm sạch vi khuẩn, nấm, tránh tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Bên cạnh đó, thuốc này còn có tác dụng tái tạo vùng da bị tổn thương, duy trì độ ẩm, giúp da luôn mềm mại. Thuốc sát trùng thường được sử dụng gồm: Baby Skin, Povidine, Mama ShuShu,…

Thuốc chống nấm: Hăm tã nặng có thể dẫn đến biến chứng là nhiễm nấm Candida. Dấu hiệu nhận biết khi nhiễm loại nấm này là xuất hiện mảng màu đỏ trắng và cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Thuốc chống nấm thường được sử dụng gồm: Nystafar, Miconazol nitrat,…

Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định khi vùng da bị hăm có dấu hiệu nhiễm khuẩn: lở loét, có mủ, mụn nước,… Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, độ tuổi và cân nặng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Những loại kháng sinh được sử dụng phổ biến là Amoxicillin, Zinnat,…

2. Cách trị hăm háng cho bé bằng mẹo dân gian

Sử dụng sữa mẹ, dầu dừa và lá trầu không được đông đảo phụ huynh áp dụng để chữa hăm háng cho bé. Bởi vì, các cách này cho hiệu quả cao, an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí và cách thực hiện đơn giản.

2.1. Sữa mẹ

Sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể, có khả năng ức chế vi khuẩn, nấm, chống lại các tác nhân gây hăm háng. Trong sữa mẹ còn có vitamin, khoáng chất, giúp dưỡng ẩm và phục hồi vùng da bị tổn thương.

Sữa mẹ

Cách chữa hăm háng bằng sữa mẹ như sau:

Bước 1: Chuẩn bị khoảng 10ml sữa mẹ, khăn sạch và 1 chậu nước ấm

Bước 2: Dùng nước ấm rửa sạch vùng háng bị hăm, lau khô bằng khăn mềm

Bước 3: Dùng bông y tế hoặc rửa sạch tay mẹ, chấm sữa lên vùng da bị tổn thương

Bước 4: Massage nhẹ nhàng từ 1 – 3 phút

Bước 5: Để sữa mẹ khô tự nhiên, không rửa lại bằng nước

2.2. Dầu dừa

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm nên được dùng phổ biến để trị bệnh da liễu trong đó có hăm háng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bôi dầu dừa giúp làm dịu vùng da bị hăm, giảm mẩn đỏ hoặc ngứa ngáy. Trong nguyên liệu này còn có hoạt chất dưỡng ẩm, bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại cho da từ bên ngoài.

dầu dừa nguyên chất

Cách trị hăm háng tại nhà bằng dầu dừa được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 5 – 7ml dầu dừa (tùy thuộc vào diện tích vùng da bị hăm của bé), 01 khăn mềm và 01 chậu nước ấm

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ tay mẹ và vùng háng bị hăm của bé bằng nước ấm

Bước 3: Lau lại bằng khăn mềm, thoa dầu dừa, massage nhẹ nhàng 

2.3. Lá trầu không

Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng. Để trị hăm háng cho bé tại nhà, cha mẹ không nên bỏ qua lá này. Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, tiêu viêm và giảm đau hiệu quả.

lá trầu không

Cách dùng lá trầu không trị hăm háng cho bé như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 3 – 5 lá trầu không, 2 thìa cà phê muối biển, nước ấm và khăn sạch

Bước 2: Rửa sạch lá trầu và ngâm với nước muối loãng

Bước 3: Vớt ra, cho vào nồi sạch, thêm 1 lít nước

Bước 4: Bắc nồi nước lá trầu không lên bếp, đun sôi từ 5 – 10 phút

Bước 5: Đợi nước ấm, dùng khăn mềm thấm nước lá trầu không, nhẹ nhàng chấm lên vùng háng bị hăm

III. Một số lưu ý khi chăm sóc bé bị hăm háng mà cha mẹ nên biết

Bé bị hăm háng thường biếng ăn và quấy khóc vào ban đêm. Ngoài việc áp dụng phương pháp cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu, cha mẹ nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh thường xuyên, đúng cách cơ thể bé bằng nước ấm hoặc nguyên liệu thiên nhiên như mướp đắng, lá khế, trầu không, trà xanh,… Dùng khăn mềm và sạch để lau khô cho bé sau khi tắm.
  • Khoảng 1 – 2 tiếng thay tã một lần, tránh để nước tiểu và phân dính vào vùng da bị hăm.

điều trị hăm háng cho trẻ

  • Sử dụng kem bôi dịu da và dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên, không corticoid, paraben hay chất bảo quản.
  • Nếu tình trạng hăm háng trầm trọng, mẹ nên ngừng sử dụng xà phòng, nước xả vải khi giặt tã lót, quần áo, khăn tắm của bé.
  • Không nên quấn tã chặt hoặc mặc quá nhiều quần áo, điều đó khiến không khí không thể lưu thông và triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng.
  • Thiết lập chế độ ăn uống cho mẹ và bé khoa học, phù hợp.

Hy vọng, cách trị hăm háng cho bé mà Kutieskin chia sẻ trên đây thực sự hữu ích với bạn. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hữu ích, hãy like, share cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhé! Comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh về da ở trẻ em. Thường xuyên truy cập website kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác. 

Nguồn : https://kutieskin.vn/