Skip to main content

[ Bật mí ] Cách trị hăm háng cho bé hiệu quả, an toàn và đơn giản

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

17/12/2020

Thời gian cập nhật

15/01/2021

Hăm háng nếu không được khắc phục kịp thời và đúng cách có thể khiến da bé bị viêm nhiễm nặng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được thông tin về triệu chứng và cách trị hăm háng cho bé hiệu quả, an toàn tại nhà. 

I. Khái quát về bệnh hăm háng 

Hăm háng là bệnh lý về da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Hăm háng khởi phát do nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do da của bé quá nhạy cảm, cha mẹ cho bé sử dụng bỉm chất lượng kém, vệ sinh háng không sạch sẽ, lạm dụng phấn rôm,…

cách trị hăm háng cho bé

Bé bị hăm háng được nhận biết thông qua một số triệu chứng sau:

  • Vùng da ở háng (bao gồm cả bộ phận sinh dục) xuất hiện mẩn đỏ
  • Vùng da bị tổn thương có thể ướt hoặc khô, sưng và xuất hiện mụn
  • Cảm giác đau rát, ngứa ngáy nhất là khi dính nước tiểu
  • Bé thường xuyên giật mình, quấy khóc và ăn kém

Cha mẹ hãy cho bé đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám nếu thấy:

  • Các đốm đỏ trở nên nghiêm trọng 
  • Vùng da bị hăm xuất hiện dịch, máu, ngứa ngáy dữ dội
  • Bé có biểu hiện sốt, cơ thể mệt mỏi

II. Cách trị hăm háng cho bé hiệu quả, an toàn 

Tây y và phương pháp dân gian thường được áp dụng khi bé bị hăm háng. Thông tin chi tiết sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

1. Tây y

Cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế nếu thấy những dấu hiệu bất thường tại vùng háng. Dựa vào độ tuổi và tình trạng bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

1.1. Thuốc trị hăm háng nhẹ

Nếu bé bị hăm háng mức độ nhẹ bác sĩ thường chỉ định sử dụng kem bôi dịu da và dưỡng ẩm. Dưới đây là thông tin về 3 sản phẩm đã và đang nhận được sự ưu ái của đông đảo phụ huynh trong thời gian qua. 

Kutieskin: Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm Kutieskin có thành phần chính là nguyên liệu nhập khẩu châu Âu, an toàn, lành tính: dầu hạnh nhân, bơ shea (bơ hạt mỡ), tinh chất nghệ trắng Nano THC, chiết xuất cam thảo, yến mạch, thông đỏ, Glycerin, vitamin B5, phức hệ Aquaxyl. Kutieskin có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, dịu mẩn đỏ, tái tạo da, ngăn ngừa thâm sẹo, tạo màng bảo vệ và dưỡng ẩm cho da.

kem dưỡng ẩm kutieskin
Kem dưỡng ẩm Kutieskin

Sudocrem: Kem chống hăm Sudocrem có thành phần chính là Lanolin (mỡ cừu), ZinC Oxide. Ưu điểm nổi bật của sản phẩm này là không chứa hương liệu, an toàn với làn da nhạy cảm của bé. Sudocrem có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, chống kích ứng, làm dịu vùng da bị hăm, tái tạo tế bào và dưỡng ẩm hiệu quả. Sản phẩm còn tồn tại một nhược điểm nhỏ là gây nhờn trên da và dễ làm bẩn quần áo của bé.

sudocrem

Desitin: Kem bôi hăm tã Desitin có thành phần chính là chiết xuất lô hội, vitamin E, 40% kẽm oxit (ZnO). Ưu điểm của Desitin là dạng tuýp dễ sử dụng. Đặc biệt, Desitin không gây kích ứng, dị ứng kể cả da nhạy cảm. Tuy nhiên, các mẹ không nên cho trẻ sử dụng sản phẩm quá 7 ngày hay bôi trực tiếp lên vết thương hở.

desitin

1.2. Thuốc trị hăm háng nặng

Khi vùng da bị hăm chuyển sang màu đỏ rõ rệt, dày đặc và lây lan sang vùng da xung quanh, mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế để được thăm khám. Nếu các triệu chứng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một hoặc kết hợp một số loại thuốc sau: 

Thuốc corticoid chống viêm bôi ngoài da: Giúp giảm viêm nhiễm và ngứa ngáy khi bị hăm háng. Vì thuốc có thành phần corticoid nên cha mẹ cần tuân theo đúng liều lượng mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định để tránh tác dụng phụ không mong muốn (hăm nặng hơn, giảm sắc tố hoặc teo da). Thuốc chứa corticoid được sử dụng phổ biến gồm: Hydrocortisone, Fucidin,…

Thuốc corticoid
Thuốc corticoid chống viêm bôi ngoài da

Thuốc sát trùng: Thuốc sát trùng có khả năng làm sạch vi khuẩn, nấm, tránh tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Bên cạnh đó, thuốc này còn có tác dụng tái tạo vùng da bị tổn thương, duy trì độ ẩm, giúp da luôn mềm mại. Thuốc sát trùng thường được sử dụng gồm: Baby Skin, Povidine, Mama ShuShu,…

Thuốc chống nấm: Hăm tã nặng có thể dẫn đến biến chứng là nhiễm nấm Candida. Dấu hiệu nhận biết khi nhiễm loại nấm này là xuất hiện mảng màu đỏ trắng và cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Thuốc chống nấm thường được sử dụng gồm: Nystafar, Miconazol nitrat,…

Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định khi vùng da bị hăm có dấu hiệu nhiễm khuẩn: lở loét, có mủ, mụn nước,… Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, độ tuổi và cân nặng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Những loại kháng sinh được sử dụng phổ biến là Amoxicillin, Zinnat,…

2. Cách trị hăm háng cho bé bằng mẹo dân gian

Sử dụng sữa mẹ, dầu dừa và lá trầu không được đông đảo phụ huynh áp dụng để chữa hăm háng cho bé. Bởi vì, các cách này cho hiệu quả cao, an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí và cách thực hiện đơn giản.

2.1. Sữa mẹ

Sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể, có khả năng ức chế vi khuẩn, nấm, chống lại các tác nhân gây hăm háng. Trong sữa mẹ còn có vitamin, khoáng chất, giúp dưỡng ẩm và phục hồi vùng da bị tổn thương.

Sữa mẹ

Cách chữa hăm háng bằng sữa mẹ như sau:

Bước 1: Chuẩn bị khoảng 10ml sữa mẹ, khăn sạch và 1 chậu nước ấm

Bước 2: Dùng nước ấm rửa sạch vùng háng bị hăm, lau khô bằng khăn mềm

Bước 3: Dùng bông y tế hoặc rửa sạch tay mẹ, chấm sữa lên vùng da bị tổn thương

Bước 4: Massage nhẹ nhàng từ 1 – 3 phút

Bước 5: Để sữa mẹ khô tự nhiên, không rửa lại bằng nước

2.2. Dầu dừa

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm nên được dùng phổ biến để trị bệnh da liễu trong đó có hăm háng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bôi dầu dừa giúp làm dịu vùng da bị hăm, giảm mẩn đỏ hoặc ngứa ngáy. Trong nguyên liệu này còn có hoạt chất dưỡng ẩm, bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại cho da từ bên ngoài.

dầu dừa nguyên chất

Cách trị hăm háng tại nhà bằng dầu dừa được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 5 – 7ml dầu dừa (tùy thuộc vào diện tích vùng da bị hăm của bé), 01 khăn mềm và 01 chậu nước ấm

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ tay mẹ và vùng háng bị hăm của bé bằng nước ấm

Bước 3: Lau lại bằng khăn mềm, thoa dầu dừa, massage nhẹ nhàng 

2.3. Lá trầu không

Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng. Để trị hăm háng cho bé tại nhà, cha mẹ không nên bỏ qua lá này. Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, tiêu viêm và giảm đau hiệu quả.

lá trầu không

Cách dùng lá trầu không trị hăm háng cho bé như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 3 – 5 lá trầu không, 2 thìa cà phê muối biển, nước ấm và khăn sạch

Bước 2: Rửa sạch lá trầu và ngâm với nước muối loãng

Bước 3: Vớt ra, cho vào nồi sạch, thêm 1 lít nước

Bước 4: Bắc nồi nước lá trầu không lên bếp, đun sôi từ 5 – 10 phút

Bước 5: Đợi nước ấm, dùng khăn mềm thấm nước lá trầu không, nhẹ nhàng chấm lên vùng háng bị hăm

III. Một số lưu ý khi chăm sóc bé bị hăm háng mà cha mẹ nên biết

Bé bị hăm háng thường biếng ăn và quấy khóc vào ban đêm. Ngoài việc áp dụng phương pháp cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu, cha mẹ nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh thường xuyên, đúng cách cơ thể bé bằng nước ấm hoặc nguyên liệu thiên nhiên như mướp đắng, lá khế, trầu không, trà xanh,… Dùng khăn mềm và sạch để lau khô cho bé sau khi tắm.
  • Khoảng 1 – 2 tiếng thay tã một lần, tránh để nước tiểu và phân dính vào vùng da bị hăm.

điều trị hăm háng cho trẻ

  • Sử dụng kem bôi dịu da và dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên, không corticoid, paraben hay chất bảo quản.
  • Nếu tình trạng hăm háng trầm trọng, mẹ nên ngừng sử dụng xà phòng, nước xả vải khi giặt tã lót, quần áo, khăn tắm của bé.
  • Không nên quấn tã chặt hoặc mặc quá nhiều quần áo, điều đó khiến không khí không thể lưu thông và triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng.
  • Thiết lập chế độ ăn uống cho mẹ và bé khoa học, phù hợp.

Hy vọng, cách trị hăm háng cho bé mà Kutieskin chia sẻ trên đây thực sự hữu ích với bạn. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hữu ích, hãy like, share cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhé! Comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh về da ở trẻ em. Thường xuyên truy cập website kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác. 

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin