Bỏ túi tuyệt chiêu trị rôm sảy bằng lá khế chỉ 15 phút mỗi ngày
Tác giả
Tham vấn y khoa
Thời gian đăng
Thời gian cập nhật
Vào mùa hè, rất nhiều bé gặp tình trạng nổi những nốt mụn đỏ li ti khắp cơ thể, kèm cảm giác ngứa rát, khó chịu. Đây chính là triệu chứng của rôm sảy ,một trong những bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ nhất. Trị rôm sảy bằng lá khế là một trong những cách thức được các mẹ truyền tai nhau và áp dụng rất hiệu quả.
I. Trị rôm sảy bằng lá khế có tác dụng thật sự ?
Khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể sẽ tự động đổ mồ hôi để tản nhiệt. Nếu bé chảy nhiều, hoặc tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện (ở các bé sơ sinh), nó sẽ bị tắc nghẽn lại và dẫn đến viêm. Từ đó, da bị viêm sưng, biểu hiện bằng những nốt mụn đỏ như đầu đinh, có chứa dịch, rải rác tại chân, tay, ngực, bụng,… và rất ngứa.
Vì thế, nếu da được thông thoáng và sát khuẩn, rôm sảy sẽ “tự động” biến mất mà không cần tác động quá nhiều. Theo các tài liệu y học cổ truyền, lá khế có tính bình, vị chua, công dụng nổi bật là thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Hơn nữa, lá khế không chứa các thành phần kích ứng mạnh, an toàn và thân thiện với làn da trẻ nhỏ.
Lá khế chuyên được dùng cho các chứng mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay,… và cũng cực kỳ hữu hiệu trong trị rôm sảy cho trẻ nhỏ. Rất nhiều mẹ sử dụng lá khế cho bé bị rôm sảy phản hồi lại, chỉ sau 3 – 5 ngày áp dụng, các nốt rôm sảy đã thuyên giảm rất nhiều, da bé mịn màng và không còn ngứa ngáy.
II. Cách dùng lá khế trị rôm sảy cho bé hiệu quả, nhanh chóng
Cách trị rôm bằng lá khế cực kỳ đơn giản, mẹ không cần tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị nguyên liệu. Mẹ có thể lấy lá khế từ cây, hoặc mua tại các cửa hàng dược liệu nhé.
Cách phổ biến nhất khi dùng lá khế trị rôm sảy là nấu nước tắm cho trẻ. Quy trình thực hiện như sau:
- Bước 1: Mẹ chọn một nắm lá khế tươi, xanh, không bị già úa, hư hỏng, sâu bệnh. Rửa sạch, cho vào chậu nước muối loãng ngâm từ 15 – 20 phút để bụi bẩn, tạp chất được loại ra hoàn toàn.
- Bước 2: Vớt lá khế ra, để ráo nước. Vò nhẹ nắm lá khế, nhưng không nên nát vụn.
- Bước 3: Bắc nồi lên bếp, đun rôi khoảng 2 – 3 lít nước sạch. Cho lá khế đã vò vào nồi cùng một nhúm muối hạt nhỏ, đậy nắp để sôi khoảng 10 phút.
- Bước 4: Lọc bỏ bã lá. Đem nước lá khế pha nước tắm cho trẻ. Mẹ chú ý nhiệt độ nước tắm chỉ ở mức ấm, không quá nóng sẽ ảnh hưởng đến da và gây bỏng.
- Bước 5: Cho trẻ vào chậu nước tắm lá khế, dùng khăn vải nhẹ nhàng thấm nước lên người con, nhất là những vùng nổi rôm. Tắm cho bé khoảng 5 – 10 phút.
- Bước 6: Tráng lại bằng nước ấm để trôi hết cặn lá. Dùng khăn bông thấm khô người, không chà sát mạnh lên da.
Với cách tắm lá khế cho trẻ, mẹ nên thực hiện khoảng 3 ngày liên tiếp, khi con mới bị rôm. Sau đó, nếu bé đỡ hơn, mẹ giãn thành 3 lần/ tuần. Tắm lá khế không những khắc phục tình trạng rôm sảy, còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh ngoài da ở trẻ em cực kỳ tốt.
III. Mẹ cần chú ý gì khi trị rôm sảy bằng lá khế cho trẻ nhỏ ?
Mặc dù lá khế lành tính và không gây tác dụng phụ gì cho bé nhỏ, mẹ cũng nên lưu tâm một số vấn đề sau đây, để việc trị rôm bằng lá khế đạt hiệu quả tối ưu:
- Lựa chọn nguồn cung cấp lá khế uy tín, không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay sâu bọ.
- Mặc dù rất hy hữu, vẫn có trường hợp bé bị dị ứng với các thành phần trong lá khế. Vì vậy, để đảm bảo, trước khi tắm, mẹ dùng một ít nước lá chấm lên vùng da cổ tay của trẻ và đợi vài phút xem trẻ có phản ứng lạ không. Khi chắc chắn bé không mẫn cảm, mẹ mới tiến hành các bước còn lại.
- Chỉ giới hạn cho con ngâm người trong nước lá từ 5 – 10 phút. Điều này không những tránh cho bé bị lạnh, còn giúp cặn và nhựa lá ít bám lên người.
- Tránh dùng quá nhiều lá khế trong một lần. Nước quá đặc khiến da bé dễ xỉn màu. Đồng thời, mẹ đừng cho quá nhiều muối vào nước tắm, khiến da bé có cảm giác dính nhớt, lại dễ hấp thụ ánh nắng.
- Khi da trẻ bị trầy xước, mưng mủ, viêm loét nặng, không nên dùng nước lá khế tắm. Lúc này, phụ huynh cần cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để có hướng xử lý kịp thời, không để lại tổn thương sâu và sẹo trên.
IV. Phòng tránh rôm sảy ở trẻ nhỏ
Tuy rằng lá khế mang lại hiệu quả khả quan, cha mẹ vẫn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa rôm sảy cho bé, đặc biệt là trong mùa hè hay khi thời tiết chuyển oi bức.
- Hạn chế để trẻ ra ngoài những lúc cường độ tia tử ngoại đạt mức cao, khoảng từ 10h – 16h trong ngày. Ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao làm bé tiết nhiều mồ hôi, lại tổn hại đến lớp hàng rào bảo vệ ngoài da vốn đã mỏng manh của bé.
- Giữ nhiệt độ phòng ở cho trẻ ở tầm 26 – 28 độ C và độ ẩm vừa phải. Không nên để thấp hơn hoặc quá khô, dễ tác động đến chức năng hệ hô hấp. Vệ sinh phòng định kỳ, cũng như chăn đệm, tránh tích bụi bẩn, vi khuẩn. Đây là những vật dụng tiếp xúc nhiều với da của trẻ, nên dễ chuyển mầm bệnh sang và gây viêm da.
- Để bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, làm bằng chất liệu mềm mại. Vải cotton là lựa chọn hàng đầu cho mẹ.
- Bên cạnh đó, mẹ cũng để ý cho bé uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Vitamin và khoáng chất trong rau củ quả đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của làn da, củng cố lớp hàng rào biểu bì, tăng cường phục hồi thương tổn. Ăn nhiều rau củ còn cho bé hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại các yếu tố gây hại tấn công.
Với bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã nắm rõ cách trị rôm sảy bằng lá khế, cùng những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rôm đúng cách rồi. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Xem thêm :
Nguồn : https://kutieskin.vn/