Skip to main content

Rôm sảy đỏ: Hướng dẫn chi tiết mẹ cách xử lý tránh tái phát

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

23/12/2020

Thời gian cập nhật

01/02/2021

Vùng địa lý nhiệt đới gió mùa của Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho rôm sảy phát triển. Trong đó, rôm sảy đỏ là dạng thường gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nhận biết sớm và nhanh chóng xử lý sẽ giúp tình trạng này được cải thiện nhanh chóng và hạn chế tái phát. 

I. Rôm sảy đỏ là gì? Khi nào biết bé bị rôm sảy đỏ?

Rôm sảy đỏ là tình trạng phát ban sâu trong biểu bì da, với những nốt mụn màu đỏ, kích cỡ tương tự đinh ghim. Tình trạng này có thể khiến bé vô cùng khó chịu, ngứa ngáy, đôi khi kèm cảm giác đau nhói “như kim châm”.

rôm sảy đỏ

Đặc điểm nhận biết rôm đỏ trên da bé là:

  • Xuất hiện các nốt sẩn đỏ/hồng trên da, kích thước từ 2–4 mm, thường tụ thành đám lớn và dày. 
  • Hay gặp ở các vùng da bị che phủ, ma sát nhiều với quần áo như lưng, ngực, cổ và các nếp gấp ở tay, chân. 
  • Cảm giác ngứa và châm chích dữ dội, càng ngứa hơn hơn khi nhiệt độ tăng. 

Rôm sảy đỏ không nguy hiểm, nhưng nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời, nó có thể để lại một số biến chứng tai hại. Vì khó chịu, bứt rứt, trẻ thường khó ngủ, quấy khóc, lâu dần ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé. 

Rôm sảy đỏ kéo dài, tái đi tái lại nhiều cũng thường dẫn đến rôm sâu – một tình trạng rôm sảy nặng, dễ khiến tuyến mồ hôi bị tổn hại vĩnh viễn.

Ngoài ra, rôm đỏ làm bé gãi và chà xát da nhiều để giảm cảm giác ngứa ngáy, tạo nên các vết trầy xước, tổn thương. Đó là cơ hội để dị nguyên (ví dụ: tụ cầu vàng, nấm da,…) tấn công cơ thể, gây tình trạng viêm da bội nhiễm rất nghiêm trọng.

II. Nguyên nhân gây nên rôm sảy đỏ trên da trẻ

Rôm sảy đỏ, giống như rôm sảy nói chung, đều phát triển khi ống dẫn mồ hôi bị tắc lại. Thay vì bay hơi, mồ hôi lại bị giữ lại, gây viêm và phát ban trên da. Khi vấn đề tắc nghẽn xảy ra ở sâu trong da hơn, cụ thể là lớp biểu bì, trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng rôm sảy đỏ. 

Những yếu tố chính góp phần khiến tuyến mồ hôi bị nghẽn tắc và gây nên rôm đỏ gồm có:

  • Ống dẫn mồ hôi chưa trưởng thành: Ở trẻ sơ sinh, tuyến mồ hôi chưa thực sự phát triển đầy đủ. Chúng dễ bị vỡ và khiến mồ hôi bị chặn lại dưới da, dẫn đến rôm sảy. Vì thế, rôm sảy rất dễ gặp phải vào tuần đầu tiên khi sinh ra, đặc biệt nếu trẻ được ủ ấm trong lồng ấp, quấn kỹ quần áo hoặc bị sốt.
  • Mồ hôi đọng trên da: Thời tiết nóng bức, mặc quần áo chật bí, hoạt động thể chất, bị sốt,… đều làm cơ thể bé tiết mồ hôi nhiều hơn với mục đích làm mát. 

bé ra nhiều mồ hôi

  • Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ: Bụi bẩn, tế bào chết, bã nhờn và mồ hôi không được loại bỏ hoàn toàn sẽ đọng lại trên da, bịt kín nang lông và các tuyến tiết. 

III. Cách trị rôm sảy đỏ tránh biến chứng

Rất nhiều cha mẹ băn khoăn, liệu rôm sảy đỏ có thể chữa khỏi hoàn toàn không? Đáp án là CÓ, nếu phụ huynh áp dụng những phương thức xử trí khoa học, hợp lý và đúng lúc. Trong đó, vấn đề giữ da thông thoáng, hạn chế đọng mồ hôi, bụi bẩn bít tắc da và hạn chế viêm nhiễm luôn là các nguyên tắc được chú trọng nhất. 

  • Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên: Điều này hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, tránh tình trạng bít tắc trên da. Vì da trẻ vô cùng mỏng manh, nhạy cảm, mẹ nên dùng các sản phẩm có độ tẩy nhẹ, không chứa các chất kích ứng da như hương liệu, chất bảo quản,…

vệ sinh sạch sẽ cho bé

  • Giữ phòng ở thông thoáng: Khu vực bé ở phải được thoáng mát, nhiệt độ ổn định trong mức từ 26 – 28 độ C. Cha mẹ nên trang bị thêm quạt gió hoặc điều hòa để giữ không không khí trong phòng lưu thông. 

Mẹ cũng có thể dùng các loại thảo dược như lá khế, trà xanh, mướp đắng, sài đất,… để lau tắm hoặc cho trẻ ngâm mình, có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, diệt khuẩn, loại trừ rôm sảy rất tốt. 

  • Dưỡng ẩm da: Thoa dưỡng ẩm hoặc phấn rôm sẽ giúp làm mềm, hạn chế khô tróc và viêm nhiễm trên da bé. Tuy nhiên, chỉ nên dùng ngay khi bé tắm xong, vì nếu thoa lúc trẻ ra nhiều mồ hôi càng khiến nang lông bị tắc nghẽn. 

Dưỡng ẩm da cho bé

  • Thực đơn khoa học: Mẹ cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn mát như bột sắn dây, rau má, cam chanh, đỗ đen. Tránh các món ăn chiên rán, cay nóng hay hàm lượng đường cao. 
  • Dùng thuốc Tây: Khi rôm đỏ lan rộng, viêm nhiều, bác sĩ có thể sẽ kê đơn corticoid dạng bôi, làm giảm nhanh tình trạng mẩn đỏ, phát ban trên da. Các thuốc giảm ngứa, thoáng da như calamine hoặc lanolin cũng có thể được chỉ định, 
  • Xử lý nhiễm trùng: Trường hợp có bội nhiễm hoặc nguy cơ cao, bé có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm để khắc phục. 

Vì thế, nhiều mẹ thường chuyển sang lựa chọn các dòng kem bôi da có chứa tinh chất tự nhiên, vừa tiện lợi, vừa có hiệu quả đẩy lùi các chứng bệnh ngoài da như rôm sảy nhanh chóng.

Cha mẹ có thể tham khảo dòng sản phẩm chuyên biệt cho trẻ nhỏ Kutieskin. Sản phẩm sở hữu bảng công thức kết hợp hàng loạt dưỡng chất thiên nhiên chuẩn hóa nhập khẩu từ châu Âu như tinh chất yến mạch, cam thảo, dầu hạnh nhân, bơ shea,…. Vì thế, Kutieskin có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, phục hồi thương tổn, dưỡng da mềm mịn, đẩy lùi rôm sảy và các bệnh da liễu của bé hữu hiệu. 

Sản phẩm không chứa corticoid, chất bảo quản hay hương liệu, cực an toàn và lành tính với làn da mỏng manh của các bé, kể cả bé nhỏ 5 ngày tuổi. 

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ gặp phải tình trạng rôm sảy đỏ. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm:

[ Giải đáp ] Rôm sảy mủ có nguy hiểm không? 

Rôm sảy mùa hè: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa 

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin