Skip to main content

[ Giải đáp ] Rôm sảy mủ có nguy hiểm không?

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

23/12/2020

Thời gian cập nhật

01/02/2021

Rôm sảy mủ là tình trạng da xuất hiện các nốt đỏ hoặc mụn lông ở giữa. Mủ trắng và máu sẽ chảy ra khi mụn này bị vỡ, kèm theo đó là cảm giác xót, đau rát, ngứa ngáy. Tại sao rôm sảy mủ xuất hiện? Rôm sảy mủ nguy hiểm không? Chăm sóc trẻ bị rôm sảy mủ ra sao? Đáp án chi tiết sẽ được tiết lộ trong bài viết sau.

I. Tại sao rôm sảy mủ xuất hiện?

Bất cứ ai cũng có thể bị rôm sảy , tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao bởi làn da nhạy cảm và tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện. Rôm sảy được chia thành 4 loại: rôm sảy tinh thể, rôm sảy đỏ, rôm sảy mủ và rôm sảy sâu. 

Rôm sảy mủ là biến chứng của rôm sảy tinh thể hay rôm sảy đỏ. Dưới đây là một số nguyên nhân rôm sảy mủ xuất hiện:

rôm sảy mủ

Vệ sinh da không sạch sẽ, sai cách: Mẹ không tắm rửa, thay quần áo hàng ngày cho trẻ; sử dụng xà bông nhiều bọt và tính tẩy rửa mạnh; dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tắm cho trẻ; chà xát, cào, gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương.

Sử dụng phấn rôm không đúng cách: Không ít mẹ cho rằng, phấn rôm có thể loại bỏ vi khuẩn, thấm hút mồ hôi, chất nhờn, giảm ngứa khi trẻ bị rôm sảy. Tuy nhiên, phấn rôm sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

Mặc quá nhiều quần áo: Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ lại mặc quá nhiều quần áo, quần áo bằng chất liệu dày, không thấm hút, cọ xát vào vùng da bị tổn thương, gây nhiễm trùng và xuất hiện rôm sảy mủ.   

II. Rôm sảy mủ có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ da liễu, rôm sảy có mủ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vùng da bị tổn thương lâu ngày có thể để lại thâm sẹo vĩnh viễn. Đặc biệt, rôm sảy mủ còn gây nên biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm da mạn tính,… Vì vậy, mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả nếu thấy các triệu chứng sau:

bé bị sốt cao
Bé bị sốt cao do nguyên nhân từ rôm sảy mủ
  • Vùng da bị tổn thương chảy nước và mủ trắng
  • Sốt cao (trên 38 độ), ớn lạnh
  • Vùng da bị rôm sảy sưng lên, đau rát và đỏ ửng
  • Hạch bạch huyết ở cổ, nách, háng sưng lên

III. Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ bị rôm sảy mủ

Trẻ bị rôm sảy có mủ nếu không được chăm sóc đúng cách rất dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Để các triệu chứng của bệnh và không gây thêm tổn thương cho da, mẹ nên:

  • Tắm rửa và thay quần áo cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm (tuyệt đối không vắt chanh vào nước tắm). Tránh chà xát quá mạnh lên da khi tắm, nên lau khô cơ thể bằng khăn mềm và bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ.
  • Lựa chọn kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính, không corticoid, paraben, chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt, giảm tiết mồ hôi bằng quạt, điều hòa,…
  • Không bôi phấn rôm khi cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi, như vậy sẽ làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn.

chăm sóc bé bị rôm sảy

  • Thường xuyên cắt móng tay, tránh trường hợp trẻ bị ngứa và cào/gãi mạnh lên da khiến da bị tổn thương nặng nề hơn.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, mạt sắt, lông vật nuôi, côn trùng, phấn hoa, hóa chất,…
  • Không nên để trẻ ra ngoài trời nắng từ 10h – 17h, nếu ra ngoài nên đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang và mặc áo chống nắng.
  • Cho trẻ uống đủ nước lọc, bổ sung đồ ăn có tính mát, giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Kutieskin đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi: “Rôm sảy mủ có nguy hiểm không?”. Thông qua bài viết bạn cũng biết cách chăm sóc cho trẻ bị rôm sảy mủ. Nếu có băn khoăn gì, hãy comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm:

Rôm sảy mùa hè: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa 

Rôm sảy mùa đông: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin