Skip to main content

Tác giả: Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.

Chủ quan khi con bị chàm sữa, mẹ 9X suýt phải hối hận

“Những tưởng con chỉ bị ngứa nhẹ, mấy hôm sẽ hết nên mình lau rửa, vệ sinh sạch đơn giản cho con thôi. Ai ngờ, sự chủ quan ấy khiến Dế phải nếm trải biết bao khổ sở, khó chịu mà chàm sữa gây nên ròng rã suốt 3 tháng trời…”

Hậu quả không ngờ khi mẹ chủ quan với bệnh chàm sữa của bé

Từ khi ra trường, chị Huỳnh Ngọc Mai (Mai Châu – Hòa Bình) đã luôn tập trung vào việc học tập và xây dựng sự nghiệp của bản thân. Vậy nên, đến năm 27 tuổi, chị mới đồng ý “về một nhà” để xây dựng tổ ấm với người chồng hiện tại của mình. Và 9 tháng sau, anh chị cùng nhau chào đón một thiên thần bé bỏng, gọi thân mật là Dế. 

Cha mẹ ở xa, chồng lại bận rộn công tác, dường như tất cả gánh nặng chăm sóc Dế đều oằn trên đôi vai chị Mai. Lần đầu là mẹ, chị bỡ ngỡ vô cùng. Dù đã cố gắng đọc sách, xem hướng dẫn trên mạng internet, chị vẫn cảm thấy không đủ. Vì thế, chị Mai đã bỏ lỡ những dấu hiệu của bệnh chàm sữa trên da Dế. 

Khách hàng trải nghiệm Kutieskin

“Con được tầm 7 tháng thì bắt đầu nổi vài nốt mụn nước nhỏ li ti, màu hơi hồng trên má, da thì khô và bong vảy một chút. Lúc ấy mình nào biết là Dế bị chàm sữa, tưởng rằng con bị nẻ ngứa do trời lạnh, nên mình chỉ rửa sạch da và chấm chút vaseline lên da cho con thôi. Ai ngờ được rằng, sau đó những nốt mụn ngày càng lên nhiều và dày đặc hơn, sau đó vỡ ra, đóng vảy lại. Con bị ngứa nhiều hơn nên không ngủ không ăn được, quấy khóc cả ngày.”- chị Mai kể lại. 

Nhìn tình trạng của con ngày trở nên nghiêm trọng hơn, chị Mai liền cho con đi khám ngay. Dế được bác sĩ kết luận mắc chàm sữa. Thấy Dế khóc đến khản giọng vì khó chịu, ăn uống không vào, gầy xọm cả đi, chị Mai vừa xót con, vừa hối hận vì đã chủ quan, không phát hiện ra căn bệnh tai hại này sớm để xử lý kịp thời. 

Quyết tâm không để con “sống cùng chàm sữa” mãi mãi

Để điều trị tình trạng chàm sữa của con, Dế được bác sĩ kê một loại thuốc corticoid thể nhẹ để bôi ngoài da. Khi dùng xong, vết mụn mẩn, sưng tấy trên da lặn xuống nhanh chóng, bớt ngứa hẳn, nên chị Mai mừng lắm. 

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, hết đợt dùng thuốc, mới được một thời gian ngắn thì da của con lại trở về tình trạng như cũ, lúc này có xu hướng càng lan rộng và ngứa ngáy hơn.

“Sợ con dùng nhiều corticoid không tốt, mình thử chuyển sang các dạng nước lá thảo dược như trên mạng mách. Từ lá khế, trà xanh đến mướp đắng đều thử qua cả. Tác dụng cũng có, nhưng khá chậm, lúc triệu chứng bùng phát mạnh thì không có hiệu quả lắm. Hơn nữa, trời cũng lạnh sâu, nên nhiều khi không đun lá tắm đều cho con được.“– chị tâm sự.

Cứ vậy, vòng luẩn quẩn của lác sữa cứ dai dẳng đeo bám mẹ con chị Mai ròng rã suốt 3 tháng trời. Phải cho đến một ngày, cô bạn đồng nghiệp biết chuyện và gợi chị Mai thử tìm hiểu về một dòng sản phẩm kem bôi chàm sữa dành riêng cho trẻ nhỏ tên là Kutieskin thì những chuỗi ngày mệt mỏi này mới được chấm dứt. 

“Mình tìm hiểu trên mạng, có vẻ Kutieskin đã được khá nhiều mẹ dùng và đánh giá tích cực. Sản phẩm được giới thiệu có công thức hoàn toàn thiên nhiên, nhập khẩu từ châu Âu, tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, đồng thời dưỡng ẩm da nhẹ nhàng nên nhanh chóng cải thiện tình trạng chàm sữa của bé. Hơn nữa, công ty của Kutieskin lại cũng sản xuất Curmagold dành cho bệnh dạ dày mà mình từng dùng rất hiệu quả trước đó, nên mình cảm thấy khá tin tưởng về chất lượng.” – chị Mai chia sẻ. 

Sau khi “thăm dò” thông tin xong, chị Mai quyết định đặt ngay một tuýp kem chàm Kutieskin về thử nghiệm cho Dế. Kết quả thật bất ngờ, vừa thoa lên da, vết chàm sưng mẩn của bé đã có dấu hiệu dịu đi hẳn, không còn tấy đỏ dữ dội như trước. Da thì bớt tróc vảy và mềm hơn nhiều, trời lạnh nhưng không có bị khô và mất ẩm nhanh. Chất kem mát dịu dễ chịu, thấm sâu nhanh chóng, không nhờn rít hay làm da bé bít tắc khó chịu. 

Yên tâm hơn, chị tiếp tục bôi đều cho con hàng ngày. Kết hợp , chị Mai chú ý giữ vùng da bị bệnh của con luôn sạch sẽ, khô ráo. Ngoài ra, chị cho con uống đủ nước và ăn các loại rau củ mát bổ sung thêm. Chỉ sau tầm 7 ngày, các vết nứt tróc trên da Dế đã có dấu hiệu thu nhỏ đáng kể. Hai má của Dế cũng dần lấy được vẻ mịn màng, trắng hồng như “bánh bao” đáng yêu ai cũng muốn nựng trước đó. 

“Thật sự may mắn, từ ngày dùng kem chàm sữa Kutieskin đến giờ, Dế không còn tình trạng viêm sưng, ngứa ngáy với mức độ nghiêm trọng giống hồi xưa nữa. Biết chàm sữa là bệnh cơ địa, dễ tái phát và cần phải giữ gìn nhiều, nên mình luôn trữ vài tuýp Kutieskin nữa ở nhà để bất cứ khi nào có dấu hiệu là dùng luôn. 

Bật mí thêm, Kutieskin có thêm dòng loại kem dưỡng cũng cực kỳ tốt và lành tính, nên mình dùng kết hợp cả hai để bảo vệ tối ưu làn da của Dế. Cảm ơn Kutieskin đã giúp mẹ con mình “hạ gục” căn bệnh chàm sữa đáng ghét này!”– chị Huỳnh Ngọc Mai hân hoan chia sẻ. 

Top 7+ Sữa tắm trị rôm sảy cho bé an toàn và dịu nhẹ 2021

Rôm sảy khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, ăn kém và ngủ không ngon giấc. Bên cạnh việc sử dụng kem bôi dịu, dưỡng ẩm, thiết lập chế độ ăn uống khoa học cho bé thì các mẹ cũng nên chú ý lựa chọn sữa tắm chuyên dùng cho da bị tổn thương. Để lấy lại làn da mềm mại, mịn màng, các mẹ hãy tham khảo Top 7 sữa tắm trị rôm sảy cho bé tốt nhất 2021 mà Kutieskin chia sẻ dưới đây.

1. Sữa tắm trị rôm sảy cho bé Skina babe

Sữa tắm trị rôm sảy cho bé mà Kutieskin muốn chia sẻ đầu tiên là Skina babe. Sản phẩm có nguồn gốc Nhật Bản, không chất kích ứng nên an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ. Tinh dầu thảo mộc trong Skina babe giúp kháng khuẩn, tiêu diệt nấm, hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa rôm sảy và giúp bé yêu ngủ ngon giấc. Hàm lượng dầu trong sản phẩm cực thấp để giảm cảm giác trơn trượt và phù hợp với mọi loại da. 

sữa tắm trị rôm sảy skina babe

Giá bán tham khảo: 520.000 đồng

2. Sữa tắm trị rôm sảy cho bé Cetaphil baby

Sữa tắm trị rôm sảy cho bé sơ sinh Cetaphil baby có nguồn gốc từ Đức. Sản phẩm đã được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng cho để làm sạch và dưỡng ẩm. Cetaphil baby không chứa Paraben, chất tạo màu, dầu khoáng, chất gây dị ứng nên an toàn và được các bác sĩ da liễu khuyên dùng. Thành phần chính là chiết xuất hoa cúc hữu cơ, giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, làm dịu mẩn đỏ, làm sạch và nuôi dưỡng làn da nhạy cảm của bé.

sữa tắm trị rôm sảy cetaphil baby

Giá bán tham khảo: Từ 190.000 – 230.000 đồng

3. Sữa tắm trị rôm sảy cho trẻ em Lactacyd BB

Trong các loại sữa tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thịnh hành nhất 2020 không thể bỏ qua cái tên Lactacyd BB. Acid Lactic, Lactoserum là thành phần chính của sữa tắm này. Acid Lactic là chất có khả năng loại bỏ tế bào chết, ngăn ngừa tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Lactoserum giàu dưỡng chất, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm ngứa ngáy và viêm đỏ do rôm sảy gây nên.

Sữa tắm cho bé Lactacyd

Sản phẩm không chứa chất gây dị ứng nên an toàn với trẻ, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu bị Eczema cấp tính hoặc khô da bẩm sinh, cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng  Lactacyd BB.

Giá bán tham khảo: 75.000 đồng

4. Sữa tắm trị rôm sảy cho bé Biore Guard

Biore Guard phù hợp với trẻ từ 4 tuổi trở lên. Nhờ công nghệ làm sạch sâu của Nhật Bản mà Biore Guard có khả năng loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn tích tụ trong nang lông, giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu của bệnh rôm sảy cũng giảm đáng kể. Theo nghiên cứu, Biore Guard giúp tiêu diệt đến 99.9% vi khuẩn gây hại cho da trong đó có tụ cầu vàng Staphylococcus aureus.

sữa tắm trị rôm sảy biore guard

Ngoài ra, Biore Guard còn còn có thể tiêu diệt trực trùng E. coli. Sản phẩm có khả năng tạo bọt mịn, thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông và hương bạc hà mang đến cảm giác thoải mái cho bé.

Giá bán tham khảo: 130.000 đồng

5. Sữa tắm trị rôm sảy cho bé Lana

Sữa tắm trị rôm sảy cho bé Lana có thành phần là thảo dược thiên nhiên, tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa rôm sảy hiệu quả. Mướp đắng/khổ qua là thành phần chính của sữa tắm này. Mướp đắng có tính hàn, vị đắng, tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Hoạt chất trong mướp đắng giúp diệt khuẩn, kháng virus, làm sạch da hiệu quả. Sử dụng sữa tắm Lana sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng và ngăn ngừa rôm sảy tái phát.  

sữa tắm trị rôm sảy lana

Giá bán tham khảo: 42.000 đồng

6. Sữa tắm trị rôm sảy cho bé Beevin

Beevin là sữa tắm trị rôm sảy cho bé được nhiều phụ huynh ưu ái lựa chọn. Thành phần chính là chiết xuất mướp đắng và thảo dược như sả, hương nhu, kinh giới,… nên có hương thơm dịu nhẹ, tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa rôm sảy. Sử dụng sữa tắm Beevin thường xuyên còn giúp cân bằng độ pH, da sạch, khô thoáng và mềm mịn. Sản phẩm này đã được Bộ Y tế kiểm duyệt.

sữa tắm trị rôm sảy beevin

Giá bán tham khảo: 59.000 đồng

7. Sữa tắm trị rôm sảy Baby khổ qua

Sữa tắm trị rôm sảy Baby khổ qua được bào chế từ khổ qua/mướp đắng tươi, có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng nhẹ, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa rôm sảy. Bên cạnh đó, sản phẩm còn làm mát và giúp da mềm mại, mịn màng. Thành phần chính của sữa tắm Baby khổ qua là De-ion water, Sodium laureth sulfate, Decyl glucoside, Momordica charantia L. Extract, Coco- glucoside, Glyceryl oleate EDTA,… Đặc biệt, Baby khổ qua không chứa chất gây kích ứng nên an toàn với làn da mỏng manh của bé.

sữa tắm trị rôm sảy baby khổ qua

Giá bán tham khảo: 40.000 đồng

 

Trên đây là thông tin chi tiết về Top 7 sữa tắm trị rôm sảy cho bé tốt nhất 2020. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời giải đáp. Truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc và các vấn đề về da ở trẻ em.  

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Kinh nghiệm trị rôm sảy cho trẻ hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà

Rôm sảy có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến vẫn là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ thường quấy khóc, ăn kém, sụt cân khi các nốt rôm xuất hiện khiến mẹ vô cùng lo lắng. Hiểu được điều đó, Kutieskin sẽ chia sẻ kinh nghiệm trị rôm sảy cho trẻ hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà, các mẹ hãy tham khảo nhé!

I. Rôm sảy là gì?

Rôm sảy là những nốt hình tròn, nhỏ như đầu kim, có nước, xuất hiện nhiều nhất là lưng, ngực, cổ, đầu,… Vùng da bị rôm sảy thường có màu đỏ, sần sùi, ngứa ngáy và nóng rát.

rôm sảy

Rôm sảy ở trẻ được chia thành 3 loại chính:

Miliaria crystallina – rôm tinh thể: Là loại rôm sảy không viêm, khi khỏi có thể để lại mảng bong da. 

Miliaria rubra – rôm đỏ: Vi khuẩn làm tắc ống tuyến mồ hôi, mồ hôi tiết ra ứ đọng không thể thoát ra bên ngoài và rôm đỏ xuất hiện.

Miliaria profunda – rôm sâu: Khởi phát do tuyến mồ hôi bị ảnh hưởng nặng, thông thường là sau khi bị rôm sảy kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. 

II. Kinh nghiệm trị rôm sảy cho trẻ

Rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè, khi thời tiết nóng nực, ẩm ướt. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng đến quá trình phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ. Hy vọng, kinh nghiệm trị rôm sảy mà chúng tôi chia sẻ dưới đây có thể giúp trẻ thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và cha mẹ không phải lo lắng khi trẻ quấy khóc, biếng ăn và mất ngủ thường xuyên. 

1. Sử dụng kem bôi dịu da và dưỡng ẩm

Kinh nghiệm trị rôm sảy mà các mẹ chia sẻ rầm rộ trong thời gian gần đây là sử dụng kem bôi dịu da và dưỡng ẩm Kutieskin. Sản phẩm này có nguồn gốc thiên nhiên, không corticoid, paraben hay chất bảo quản gây hại cho da. Kutieskin chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, dịu mẩn đỏ, tái tạo da, ngăn ngừa thâm sẹo và tạo lớp màng bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài.

kem bôi dịu da Kutieskin

Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm Kutieskin được sản xuất tại nhà máy Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm CVI. Đây là nhà máy dược phẩm DUY NHẤT tọa lạc tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, đạt chuẩn CGMP – thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm do Bộ Y tế cấp và kiểm định khắt khe về chất lượng sản phẩm.

2. Tắm lá trị rôm sảy

Dân gian thường sử dụng các loại lá để cải thiện triệu chứng của bệnh rôm sảy cho trẻ. Những loại lá này có ưu điểm là dễ kiếm, an toàn và các bước thực hiện đơn giản. Vì da của trẻ rất nhạy cảm cho nên việc chọn lá tắm cũng cần được chú ý. Các mẹ nên chọn loại lá có tính mát, thành phần chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm và sát trùng.

lá trà xanh

Tuyệt đối không chọn lá có dính thuốc bảo vệ thực vật, mọc ở nơi ô nhiễm hoặc sâu bệnh. Rửa và ngâm với nước muối pha loãng trước khi đun nước tắm cho trẻ. Những loại lá thường được dùng để trị rôm sảy cho trẻ gồm:

  • Trà xanh
  • Trầu không
  • Kinh giới
  • Lá mướp đắng
  • Dâu tằm
  • Lá khế
  • Tía tô
  • Mảnh bát
  • Sài đất
  • Nhọ nồi
  • Rau sam
  • Lá tràm,…

3. Sữa tắm trị rôm sảy

Để điều trị rôm sảy cho trẻ, rất nhiều mẹ đã sử dụng sữa tắm bởi vì hiệu quả và tiện lợi. Tuy nhiên, khi lựa chọn sữa tắm trị rôm sảy cho trẻ cần chú ý đến thành phần và nguồn gốc xuất xứ. Nên ưu tiên những loại sữa tắm có thành phần tự nhiên, an toàn và không gây kích ứng da; có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch sâu và dịu da.

sữa tắm trị rôm sảy

Dưới đây là những loại sữa tắm chuyên dùng cho trẻ bị rôm sảy:

  • Lactacyd BB
  • Skina Babe
  • Arau Baby
  • Cetaphil
  • Phytobebe
  • Skina Babe
  • Aveeno Baby Wash and Shampoo,…

III. Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị rôm sảy

Chăm sóc không đúng cách có thể khiến tình trạng rôm sảy trở nên trầm trọng. Vì vậy, cha mẹ nên tuân theo một số nguyên tắc sau:

kinh nghiệm trị rôm sảy

  • Tuyệt đối không nặn nốt rôm vì như vậy có thể khiến dịch lây lan sang vùng da xung quanh và da bị viêm nhiễm nặng.
  • Không để trẻ cào/gãi mạnh lên vùng da bị rôm sảy, tránh vi khuẩn tấn công gây bội nhiễm.
  • Xoa nhẹ nhàng vào những nốt rôm để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Dùng nước ấm để tắm, không chà sát mạnh và chú ý lau khô cơ thể trẻ bằng khăn mềm.  
  • Chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
  • Bổ sung nước lọc, sữa, nước ép trái cây và thực phẩm có tính mát trong mùa hè.
  • Cho trẻ vui chơi, sinh hoạt ở nơi thoáng mát và sạch sẽ. Không để trẻ ra nắng, nếu bắt buộc ra ngoài nên che chắn cẩn thận.
  • Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ phải sử dụng thuốc corticoid, kháng sinh,…

Trên đây là kinh nghiệm trị rôm sảy cho trẻ hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà. Nếu còn câu hỏi nào, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc bình luận bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Thường xuyên ghé thăm kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc và các bệnh về da ở trẻ em.  

Xem thêm :

[Giải đáp] Rôm sảy có tự hết không? Rôm sảy làm sao cho hết?

[Bật mí] Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì và kiêng gì 

Trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Làm gì khi trẻ bị rôm sảy?

Nguồn : https://kutieskin.vn/

[ Giải Đáp ] Rôm sảy kết tinh có tự khỏi được không?

Khí trời oi bức là thời điểm tuyệt vời để rôm sảy “ghé thăm” làn da bé. Trong các loại rôm sảy, chắc cha mẹ cũng đã từng nghe đến dạng rôm sảy kết tinh – thể nhẹ nhất trong 4 loại. Vậy nhưng, “Rôm sảy kết tinh có thể tự khỏi không?” vẫn là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh. Cùng tìm câu trả lời ở bài viết dưới nhé!

I. Rôm sảy kết tinh là gì? Dấu hiệu nhận biết rôm sảy kết tinh

Rôm sảy là bệnh lý ngoài da gây nên bởi sự tắc nghẽn hoặc hoặc viêm sưng các ống dẫn mồ hôi. Bệnh thường hay gặp nhất ở vùng khí hậu nóng, ẩm ướt nhiệt đới như Việt Nam. Dân gian còn gọi rôm sảy là bệnh ban nhiệt. 

rôm sảy kết tinh

Rôm sảy được phân thành 3 thể, tùy thuộc mức độ tuyến tiết mồ hôi bị tắc nghẽn. Trong đó, rôm sảy kết tinh là dạng nhẹ nhất, khi chỉ tuyết tiết mồ hôi ở bề mặt lớp sừng trên cùng bị ảnh hưởng. 

Rôm sảy tinh thể biểu hiện trên da dưới dạng mụn nước nông trong suốt, kích thước từ 1–2 mm, dễ vỡ. Không có tình trạng viêm sưng hoặc ngứa trên da. 

Vùng đầu, cổ và thân trên là vị trí dễ lan rộng của rôm tinh thể. Khi vỡ, các nốt rôm để vảy bong trên da. Rôm sảy tinh thể không để lại sẹo trên da.  

II. Rôm sảy kết tinh có tự khỏi được không?

Nguyên nhân chính dẫn đến rôm sảy kết tinh chính là ống dẫn mồ hôi chưa phát triển đầy đủ, mồ hôi không được bài tiết hết ra ngoài và đọng lại trong các nang lông. Vì thế, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ gặp phải rôm sảy kết tinh nhất. 

Bên cạnh đó, thời tiết oi nóng, bị sốt, vệ sinh da không sạch sẽ hoặc mặc quần áo tã lót quá chật bí,… cũng khiến mồ hôi tiết nhiều hơn và khiến rôm kết tinh xuất hiện trên da.  

rôm sảy kết tinh có tự khỏi

Theo trang thông tin của Bệnh viện Da liễu Trung ương, rôm sảy dạng nhẹ như thể thể kết tinh hoàn toàn có thể TỰ KHỎI khi trẻ lớn hơn và thời tiết trở nên mát mẻ, da bé không còn tình trạng bít tắc. 

Tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc, điều trị để đẩy nhanh quá trình này và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, trở thành rôm đỏ hoặc rôm sâu. 

III. Chăm sóc cho bé bị rôm sảy kết tinh như thế nào?

Theo các chuyên gia, các tiêu chí quan trọng nhất khi chăm sóc cho trẻ bị rôm sảy là luôn giữ cơ thể bé được thông thoáng, mát mẻ, ít đổ mồ hôi. 

Một số cách thức xử trí cho trẻ bị rôm sảy tinh thể mẹ có thể tham khảo là:

  • Cho bé mặc quần áo làm từ chất liệu thoáng khí, mềm mại, thấm hút mồ hôi, đặc biệt vào mùa nóng. Sợi cotton là lựa chọn tối ưu nhất cho mẹ. 
  • Không nên dùng trang phục bó chật, thô ráp hoặc quá nhiều lớp. 
  • Giữ phòng ngủ của bé ở khoảng nhiệt độ từ 26 – 28 độ C. Đây là nhiệt độ vừa phải với trẻ nhỏ, không quá lạnh cũng không quá nóng. 
  • Trang bị quạt gió hoặc điều hòa để giữ không khí trong phòng luôn được lưu chuyển, thông thoáng. 

chăm sóc trẻ bị rôm sảy

  • Tránh để bé tiếp xúc với nguồn dị ứng như mạt bụi, nước bẩn, phấn hoa, lông động vật,…
  • Mẹ chú ý vệ sinh thân thể cho bé đều đặn hàng ngày, nhất là khi bé ra nhiều mồ hôi. Trường hợp bé ốm sốt hoặc trời lạnh, mẹ nên dùng khăn ẩm lau người cho trẻ. Chú ý hơn các vùng cổ, nách, háng hay nếp gấp chân tay vì đây là vị trí rất hay đọng mồ hôi, bụi bẩn. 
  • Không dùng nước quá nóng để tắm. Nước nóng càng khiến da bị khô và khiến lớp hàng rào bảo vệ da trở nên lỏng lẻo. Theo Mayo Clinic, khoảng nhiệt nên được giữ ở mức 38 độ C và không được quá 49 độ. 
  • Lựa chọn sữa tắm, dầu gội có độ pH vừa phải, không quá kiềm hoặc chứa chất tẩy rửa mạnh. Các sản phẩm này cũng không nên sở hữu thành phần như hương liệu, chất bảo quản, dễ khiến da bé bị kích ứng. 
  • Lá chè xanh, dâu tằm, lá khế, kinh giới,… là một số loại lá tắm hay được dùng cho trẻ bị rôm nói chung, và rôm sảy tình thể nói riêng, vì khả năng kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Tuy nhiên, cha mẹ nhớ làm sạch kỹ lưỡng và lựa chọn nguồn nguyên liệu chất lượng, không tồn dư hóa chất,…
  • Khi bé tắm xong, trong vòng khoảng 3 phút, mẹ nên bôi kem dưỡng hoặc phấn rôm để giữ da bé luôn đủ ẩm, mềm mịn. Không dùng kem chứa corticoid, paraben hay chất tạo mùi,… Lưu ý, chỉ nên dùng khi bé vừa tắm xong. Khi bé ra nhiều mồ hôi, thoa kem dưỡng ẩm hoặc phấn rôm càng khiến lỗ chân lông bị bịt tắc. 
  • Mụn nước mà rôm sảy tinh thể gây nên rất dễ vỡ. Khi đó, mẹ vệ sinh cho bé bằng nước muối, thuốc tím pha loãng hoặc hồ nước,… để sát trùng. 
  • Không nên cho bé ra ngoài vào thời điểm từ 10 giờ sáng đến 17 giờ chiều. Đây là thời điểm tia cực tím có cường độ lớn nhất trong ngày, làm bé dễ bỏng nắng và tổn thương da. 

Hi vọng qua bài viết này, cha mẹ đã có đáp án cho câu hỏi “Rôm sảy kết tinh có tự khỏi được không?” và nắm được cách thức chăm sóc trẻ bị rôm sảy kết tinh đúng đắn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm:

Rôm sảy đỏ: Hướng dẫn chi tiết mẹ cách xử lý tránh tái phát

[ Giải đáp ] Rôm sảy mủ có nguy hiểm không? 

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Rôm sảy đỏ: Hướng dẫn chi tiết mẹ cách xử lý tránh tái phát

Vùng địa lý nhiệt đới gió mùa của Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho rôm sảy phát triển. Trong đó, rôm sảy đỏ là dạng thường gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nhận biết sớm và nhanh chóng xử lý sẽ giúp tình trạng này được cải thiện nhanh chóng và hạn chế tái phát. 

I. Rôm sảy đỏ là gì? Khi nào biết bé bị rôm sảy đỏ?

Rôm sảy đỏ là tình trạng phát ban sâu trong biểu bì da, với những nốt mụn màu đỏ, kích cỡ tương tự đinh ghim. Tình trạng này có thể khiến bé vô cùng khó chịu, ngứa ngáy, đôi khi kèm cảm giác đau nhói “như kim châm”.

rôm sảy đỏ

Đặc điểm nhận biết rôm đỏ trên da bé là:

  • Xuất hiện các nốt sẩn đỏ/hồng trên da, kích thước từ 2–4 mm, thường tụ thành đám lớn và dày. 
  • Hay gặp ở các vùng da bị che phủ, ma sát nhiều với quần áo như lưng, ngực, cổ và các nếp gấp ở tay, chân. 
  • Cảm giác ngứa và châm chích dữ dội, càng ngứa hơn hơn khi nhiệt độ tăng. 

Rôm sảy đỏ không nguy hiểm, nhưng nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời, nó có thể để lại một số biến chứng tai hại. Vì khó chịu, bứt rứt, trẻ thường khó ngủ, quấy khóc, lâu dần ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé. 

Rôm sảy đỏ kéo dài, tái đi tái lại nhiều cũng thường dẫn đến rôm sâu – một tình trạng rôm sảy nặng, dễ khiến tuyến mồ hôi bị tổn hại vĩnh viễn.

Ngoài ra, rôm đỏ làm bé gãi và chà xát da nhiều để giảm cảm giác ngứa ngáy, tạo nên các vết trầy xước, tổn thương. Đó là cơ hội để dị nguyên (ví dụ: tụ cầu vàng, nấm da,…) tấn công cơ thể, gây tình trạng viêm da bội nhiễm rất nghiêm trọng.

II. Nguyên nhân gây nên rôm sảy đỏ trên da trẻ

Rôm sảy đỏ, giống như rôm sảy nói chung, đều phát triển khi ống dẫn mồ hôi bị tắc lại. Thay vì bay hơi, mồ hôi lại bị giữ lại, gây viêm và phát ban trên da. Khi vấn đề tắc nghẽn xảy ra ở sâu trong da hơn, cụ thể là lớp biểu bì, trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng rôm sảy đỏ. 

Những yếu tố chính góp phần khiến tuyến mồ hôi bị nghẽn tắc và gây nên rôm đỏ gồm có:

  • Ống dẫn mồ hôi chưa trưởng thành: Ở trẻ sơ sinh, tuyến mồ hôi chưa thực sự phát triển đầy đủ. Chúng dễ bị vỡ và khiến mồ hôi bị chặn lại dưới da, dẫn đến rôm sảy. Vì thế, rôm sảy rất dễ gặp phải vào tuần đầu tiên khi sinh ra, đặc biệt nếu trẻ được ủ ấm trong lồng ấp, quấn kỹ quần áo hoặc bị sốt.
  • Mồ hôi đọng trên da: Thời tiết nóng bức, mặc quần áo chật bí, hoạt động thể chất, bị sốt,… đều làm cơ thể bé tiết mồ hôi nhiều hơn với mục đích làm mát. 

bé ra nhiều mồ hôi

  • Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ: Bụi bẩn, tế bào chết, bã nhờn và mồ hôi không được loại bỏ hoàn toàn sẽ đọng lại trên da, bịt kín nang lông và các tuyến tiết. 

III. Cách trị rôm sảy đỏ tránh biến chứng

Rất nhiều cha mẹ băn khoăn, liệu rôm sảy đỏ có thể chữa khỏi hoàn toàn không? Đáp án là CÓ, nếu phụ huynh áp dụng những phương thức xử trí khoa học, hợp lý và đúng lúc. Trong đó, vấn đề giữ da thông thoáng, hạn chế đọng mồ hôi, bụi bẩn bít tắc da và hạn chế viêm nhiễm luôn là các nguyên tắc được chú trọng nhất. 

  • Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên: Điều này hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, tránh tình trạng bít tắc trên da. Vì da trẻ vô cùng mỏng manh, nhạy cảm, mẹ nên dùng các sản phẩm có độ tẩy nhẹ, không chứa các chất kích ứng da như hương liệu, chất bảo quản,…

vệ sinh sạch sẽ cho bé

  • Giữ phòng ở thông thoáng: Khu vực bé ở phải được thoáng mát, nhiệt độ ổn định trong mức từ 26 – 28 độ C. Cha mẹ nên trang bị thêm quạt gió hoặc điều hòa để giữ không không khí trong phòng lưu thông. 

Mẹ cũng có thể dùng các loại thảo dược như lá khế, trà xanh, mướp đắng, sài đất,… để lau tắm hoặc cho trẻ ngâm mình, có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, diệt khuẩn, loại trừ rôm sảy rất tốt. 

  • Dưỡng ẩm da: Thoa dưỡng ẩm hoặc phấn rôm sẽ giúp làm mềm, hạn chế khô tróc và viêm nhiễm trên da bé. Tuy nhiên, chỉ nên dùng ngay khi bé tắm xong, vì nếu thoa lúc trẻ ra nhiều mồ hôi càng khiến nang lông bị tắc nghẽn. 

Dưỡng ẩm da cho bé

  • Thực đơn khoa học: Mẹ cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn mát như bột sắn dây, rau má, cam chanh, đỗ đen. Tránh các món ăn chiên rán, cay nóng hay hàm lượng đường cao. 
  • Dùng thuốc Tây: Khi rôm đỏ lan rộng, viêm nhiều, bác sĩ có thể sẽ kê đơn corticoid dạng bôi, làm giảm nhanh tình trạng mẩn đỏ, phát ban trên da. Các thuốc giảm ngứa, thoáng da như calamine hoặc lanolin cũng có thể được chỉ định, 
  • Xử lý nhiễm trùng: Trường hợp có bội nhiễm hoặc nguy cơ cao, bé có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm để khắc phục. 

Vì thế, nhiều mẹ thường chuyển sang lựa chọn các dòng kem bôi da có chứa tinh chất tự nhiên, vừa tiện lợi, vừa có hiệu quả đẩy lùi các chứng bệnh ngoài da như rôm sảy nhanh chóng.

Cha mẹ có thể tham khảo dòng sản phẩm chuyên biệt cho trẻ nhỏ Kutieskin. Sản phẩm sở hữu bảng công thức kết hợp hàng loạt dưỡng chất thiên nhiên chuẩn hóa nhập khẩu từ châu Âu như tinh chất yến mạch, cam thảo, dầu hạnh nhân, bơ shea,…. Vì thế, Kutieskin có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, phục hồi thương tổn, dưỡng da mềm mịn, đẩy lùi rôm sảy và các bệnh da liễu của bé hữu hiệu. 

Sản phẩm không chứa corticoid, chất bảo quản hay hương liệu, cực an toàn và lành tính với làn da mỏng manh của các bé, kể cả bé nhỏ 5 ngày tuổi. 

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ gặp phải tình trạng rôm sảy đỏ. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm:

[ Giải đáp ] Rôm sảy mủ có nguy hiểm không? 

Rôm sảy mùa hè: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa 

Nguồn : https://kutieskin.vn/

[ Giải đáp ] Rôm sảy mủ có nguy hiểm không?

Rôm sảy mủ là tình trạng da xuất hiện các nốt đỏ hoặc mụn lông ở giữa. Mủ trắng và máu sẽ chảy ra khi mụn này bị vỡ, kèm theo đó là cảm giác xót, đau rát, ngứa ngáy. Tại sao rôm sảy mủ xuất hiện? Rôm sảy mủ nguy hiểm không? Chăm sóc trẻ bị rôm sảy mủ ra sao? Đáp án chi tiết sẽ được tiết lộ trong bài viết sau.

I. Tại sao rôm sảy mủ xuất hiện?

Bất cứ ai cũng có thể bị rôm sảy , tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao bởi làn da nhạy cảm và tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện. Rôm sảy được chia thành 4 loại: rôm sảy tinh thể, rôm sảy đỏ, rôm sảy mủ và rôm sảy sâu. 

Rôm sảy mủ là biến chứng của rôm sảy tinh thể hay rôm sảy đỏ. Dưới đây là một số nguyên nhân rôm sảy mủ xuất hiện:

rôm sảy mủ

Vệ sinh da không sạch sẽ, sai cách: Mẹ không tắm rửa, thay quần áo hàng ngày cho trẻ; sử dụng xà bông nhiều bọt và tính tẩy rửa mạnh; dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tắm cho trẻ; chà xát, cào, gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương.

Sử dụng phấn rôm không đúng cách: Không ít mẹ cho rằng, phấn rôm có thể loại bỏ vi khuẩn, thấm hút mồ hôi, chất nhờn, giảm ngứa khi trẻ bị rôm sảy. Tuy nhiên, phấn rôm sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

Mặc quá nhiều quần áo: Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ lại mặc quá nhiều quần áo, quần áo bằng chất liệu dày, không thấm hút, cọ xát vào vùng da bị tổn thương, gây nhiễm trùng và xuất hiện rôm sảy mủ.   

II. Rôm sảy mủ có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ da liễu, rôm sảy có mủ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vùng da bị tổn thương lâu ngày có thể để lại thâm sẹo vĩnh viễn. Đặc biệt, rôm sảy mủ còn gây nên biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm da mạn tính,… Vì vậy, mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả nếu thấy các triệu chứng sau:

bé bị sốt cao
Bé bị sốt cao do nguyên nhân từ rôm sảy mủ
  • Vùng da bị tổn thương chảy nước và mủ trắng
  • Sốt cao (trên 38 độ), ớn lạnh
  • Vùng da bị rôm sảy sưng lên, đau rát và đỏ ửng
  • Hạch bạch huyết ở cổ, nách, háng sưng lên

III. Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ bị rôm sảy mủ

Trẻ bị rôm sảy có mủ nếu không được chăm sóc đúng cách rất dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Để các triệu chứng của bệnh và không gây thêm tổn thương cho da, mẹ nên:

  • Tắm rửa và thay quần áo cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm (tuyệt đối không vắt chanh vào nước tắm). Tránh chà xát quá mạnh lên da khi tắm, nên lau khô cơ thể bằng khăn mềm và bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ.
  • Lựa chọn kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính, không corticoid, paraben, chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt, giảm tiết mồ hôi bằng quạt, điều hòa,…
  • Không bôi phấn rôm khi cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi, như vậy sẽ làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn.

chăm sóc bé bị rôm sảy

  • Thường xuyên cắt móng tay, tránh trường hợp trẻ bị ngứa và cào/gãi mạnh lên da khiến da bị tổn thương nặng nề hơn.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, mạt sắt, lông vật nuôi, côn trùng, phấn hoa, hóa chất,…
  • Không nên để trẻ ra ngoài trời nắng từ 10h – 17h, nếu ra ngoài nên đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang và mặc áo chống nắng.
  • Cho trẻ uống đủ nước lọc, bổ sung đồ ăn có tính mát, giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Kutieskin đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi: “Rôm sảy mủ có nguy hiểm không?”. Thông qua bài viết bạn cũng biết cách chăm sóc cho trẻ bị rôm sảy mủ. Nếu có băn khoăn gì, hãy comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm:

Rôm sảy mùa hè: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa 

Rôm sảy mùa đông: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Trẻ bị rôm sảy ở cổ: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Rôm sảy ở cổ là tình trạng vùng da cổ xuất hiện những nốt mẩn màu hồng/đỏ, kích thước nhỏ và có nước ở đầu. Theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và chăm sóc trẻ bị rôm sảy ở cổ.

I. Nguyên nhân trẻ bị nổi sảy ở cổ

Trẻ bị rôm sảy ở cổ có thể do tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh, vùng cổ có nhiều nếp gấp, trẻ chưa giữ được thẳng cổ, sữa/thức ăn dính ở cổ, vệ sinh vùng cổ không sạch sẽ,…

Tuyến mồ hôi: Ống tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn chỉnh, thời tiết nóng bức làm cho cơ thể ra nhiều mồ hôi nhưng không thể thoát ra ngoài, ứ đọng và rôm sảy xuất hiện.

tuyến mồ hôi ở trẻ

Thức ăn, sữa dính vào cổ: Nguyên nhân khởi phát bệnh có thể do thức ăn và sữa dính vào cổ của trẻ. Nếu mẹ không rửa ngay hoặc rửa không sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và tấn công làn da nhạy cảm của trẻ.

Vùng cổ có nhiều nếp gấp: Vùng da cổ có rất nhiều nếp gấp, điều đó làm cho mồ hôi, sữa, thức ăn, bụi bẩn dễ đọng lại. Nếu mẹ không vệ sinh thường xuyên và cẩn thận sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc và rôm sảy bùng phát.

Trẻ chưa giữ được thẳng cổ: Với trẻ sơ sinh, cột sống chưa cứng cáp nên không thể tự giữ thẳng cổ được. Nếu mẹ không chú ý đến tư thế của trẻ (để đầu cúi xuống ngực hoặc áp sát vào vai) sẽ làm cho phần cổ bị nóng, ra nhiều mồ hôi và gây nên tình trạng rôm sảy.

II. Dấu hiệu nhận biết rôm sảy ở cổ

Phát hiện rôm sảy sớm có ý nghĩa quan trọng, nó giúp rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả điều trị. Thông thường, rôm sảy ở cổ được nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:

trẻ bị rôm sảy ở cổ

  • Xuất hiện mụn li ti ở cổ
  • Đầu mụn có hoặc không có nước
  • Mụn tiến triển thành mảng to, màu đỏ
  • Nếu không được điều trị mụn sẽ có mủ, lở loét, để lại sẹo
  • Trẻ ngứa ngáy, bứt rứt, cào/gãi và quấy khóc

III. Điều trị rôm sảy ở cổ hiệu quả

Trẻ bị rôm sảy ở cổ nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách sẽ nhanh khỏi và không gặp biến chứng nguy hiểm. Kutieskin sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các phương pháp thường được áp dụng để cải thiện triệu chứng của rôm sảy ở cổ.

1. Tây y

thuốc tây y

Thuốc Tây có ưu điểm là thuận tiện và hiệu quả khi trẻ bị rôm sảy ở cổ. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định:

Hydrocortison: Hydrocortison thường được bôi ngoài da nhằm mục đích cải thiện ngứa ngáy, giảm kích ứng và nhiễm trùng da.

Thuốc bôi chứa Steroid: Thuốc bôi chứa Steroid thuộc nhóm thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch và ngăn ngừa tăng sinh tế bào. Tùy theo mức độ tổn thương da mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian bôi thuốc Steroid phù hợp. 

Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm: Hiện nay, sử dụng kem bôi dịu da có nguồn gốc tự nhiên, không chứa corticoid, paraben đang trở thành xu hướng. Nếu bạn chưa biết lựa chọn sản phẩm nào thì Kutieskin là gợi ý tuyệt vời để bạn tham khảo.

kem bôi dịu da Kutieskin

2. Phương pháp dân gian

Bên cạnh phương pháp Tây, y, để điều trị rôm sảy ở cổ mức độ nhẹ, mẹ có thể áp dụng phương pháp dân gian. Ưu điểm của phương pháp này trong điều trị bệnh da liễu nói chung và rôm sảy nói riêng là an toàn, lành tính, hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

2.1. Lá kinh giới

Lá kinh giới (Elsholtzia ciliata) có tính ấm, vị cay, mùi hương dễ chịu, tác dụng tiêu độc, cầm máu, trị ho, đau lưng, cải thiện triệu chứng của bệnh da liễu. Theo nghiên cứu, lá kinh giới có nhiều chất kháng sinh tự nhiên, mau chóng chữa lành tổn thương và làm sạch da hiệu quả.

lá kinh giới

Các bước chữa rôm sảy ở cổ bằng lá kinh giới như sau:  

Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá kinh giới, rửa sạch

Bước 2: Ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút thì vớt ra

Bước 3: Cho là kinh giới vào nồi nước sạch, bắc lên bếp, đun sôi

Bước 4: Pha nước lá kinh giới sao cho ấm

Bước 5: Tắm cho trẻ, chú ý vùng da bị rôm sảy

2.2. Sài đất

Sài đất (Wedelia chinensis) có tính mát, vị chua, hơi ngọt, quy vào kinh Can – Thận, tác dụng tiêu độc, giải nhiệt, mát gan, mát máu, giảm ho, chữa viêm cơ,… Sài đất cũng thường có mặt trong bài thuốc chữa rôm sảy, mụn nhọt, lở loét da. Theo y học hiện đại, sài đất chứa nhiều thành phần dược tính mạnh như tinh dầu, saponin, carotenoid, flavonoid, có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn tốt. Chlorophyll trong thảo dược này có tác dụng chữa lành tổn thương da nhanh chóng.

Sài đất

Các bước chữa rôm sảy ở cổ bằng lá sài đất như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 50g sài đất và 2 thìa cà phê muối

Bước 2: Rửa và ngâm nguyên liệu trong nước muối loãng

Bước 3: Giã nát/xay nhuyễn nguyên liệu

Bước 4: Rửa sạch vùng da bị rôm sảy, đắp nguyên liệu đã xay nhuyễn/giã nát

Bước 5: Cố định bằng gạc trong 20 – 25 phút và rửa lại bằng nước ấm

2.3. Lá trầu không

Lá trầu không (Piper betle) có tính ấm, vị cay nồng, mùi hơi hắc, quy vào kinh Phế, Tỳ, Vị. Dân gian thường sử dụng lá trầu không để chữa bệnh phổi, táo bón, đau đầu, đau họng. Bên cạnh đó, lá trầu không còn được dùng để chữa bệnh ngoài da. Theo nghiên cứu, trầu không chứa riboflavin, niacin, vitamin, khoáng chất giúp kháng khuẩn, giảm ngứa và tăng sức đề kháng cho da.

lá trầu không

Khi trẻ bị rôm sảy ở cổ, mẹ chuẩn bị từ 5 – 7 lá trầu không và thực hiện theo 5 bước sau:

Bước 1: Rửa và ngâm nguyên liệu trong nước muối loãng

Bước 2: Vớt lá trầu không ra, thái nhỏ

Bước 3: Cho trầu không vào nồi, thêm 2 lít nước sạch

Bước 4: Bắc lên bếp, đun sôi 10 phút

Bước 5: Lấy nước lá trầu không, hòa cho nước ấm và tắm cho trẻ

IV. Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị rôm sảy ở cổ

Để cải thiện nhanh tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy khi trẻ bị rôm sảy ở cổ, mẹ nên chú ý đến việc thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách:

chăm sóc bé bị rôm sảy

  • Bổ sung thực phẩm, nước uống có tính mát, giàu chất dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Chú ý cắt móng tay cho trẻ, tránh tình trạng trẻ ngứa và cào/gãi khiến vùng da cổ bị tổn thương nặng nề hơn.  
  • Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày (chú ý vùng cổ), không cọ mạnh/chà xát lên vùng da bị rôm sảy. Không nên dùng xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh, hương liệu hay chất bảo quản.
  • Nếu trẻ ra mồ hôi ở cổ, mẹ nên dùng khăn khô lau ngay. Không để sữa mẹ, thức ăn hay nước bọt dính ở cổ.
  • Cho trẻ mặc quần áo làm bằng chất liệu mềm, thoáng mát, tốt nhất là vải lụa, lanh, cotton,…
  • Sử dụng quạt, điều hòa để giảm tiết mồ hôi, làm mát da và ngăn ngừa rôm sảy bùng phát.
  • Hạn chế cho trẻ vận động, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, phấn hoa, lông vật nuôi, côn trùng, mạt sắt, hóa chất,… 

Kutieskin đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và chăm sóc trẻ bị rôm sảy ở cổ. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm:

Bé bị rôm sảy toàn thân: Nguyên nhân và cách điều trị cho bé

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt : Cách điều trị an toàn cho bé

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Trẻ bị rôm sảy ở lưng: Nguyên nhân dấu hiệu và cách điều trị

Trẻ bị rôm sảy ở lưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm như viêm da mạn tính, nhiễm trùng huyết, sốc phản vệ. Trong bài viết này, Kutieskin sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị và chăm sóc khi trẻ bị rôm sảy ở lưng.

I. Tại sao trẻ bị rôm sảy ở lưng?

Thân nhiệt của trẻ cao hơn người lớn nên dễ bị nóng, mồ hôi ra nhiều, lỗ chân lông bị bít tắc và rôm sảy xuất hiện. Bên cạnh đó, rôm sảy ở lưng còn do trẻ phải nằm nhiều, mặc quần áo quá dày, vệ sinh da không sạch sẽ,…

Tuyến mồ hôi: Khác với người lớn, tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện. Vì lý do nào đó mà mồ hôi ra nhiều (mặc nhiều quần áo, vận động mạnh,…) nhưng không thể thoát ra ngoài được, ứ đọng dẫn đến tình trạng rôm sảy.

Tuyến mồ hôi ở lưng hoạt động mạnh cộng với việc mẹ cho trẻ nằm liên tục, mồ hôi không thể thoát ra ngoài, đây là điều kiện thuận lợi để rôm sảy ở lưng bùng phát.   

tuyến mồ hôi ở trẻ

Vệ sinh da: Mẹ không vệ sinh da cho trẻ thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách khiến mồ hôi tích tụ ở lưng cùng với bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông và rôm sảy bùng phát.

Quần áo: Mẹ cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, quần áo bằng chất liệu dày, không thấm hút mồ hôi là một trong những nguyên nhân trẻ bị rôm sảy ở lưng.

trẻ mặc nhiều quần áo

Một số nguyên nhân khác: Lưng đổ mồ hôi nhưng mẹ không lau kịp, chế độ ăn uống không khoa học,… cũng là nguyên nhân khởi phát rôm sảy ở lưng.

II. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy ở lưng

Trẻ bị rôm sảy ở lưng nếu được phát hiện sớm thì nốt rôm sẽ lặn sau vài ngày. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh mà mẹ nên biết:

rôm sảy đỏ

  • Vùng lưng xuất hiện các nốt rôm có màu đỏ, hơi sần 
  • Mụn nước nhỏ mọc lên sau 1 – 2 ngày, có thể tập trung thành đám
  • Từ 3 – 5 ngày, vết đỏ lây lan, mụn nước xuất hiện nhiều hơn ở lưng
  • Nếu không được điều trị, mụn nước sẽ có mủ, vỡ ra, lở loét

III. Trẻ bị rôm sảy ở lưng phải làm sao?

Phương pháp dân gian được áp dụng khi trẻ bị rôm sảy ở lưng mức độ nhẹ (đắp/tắm/lau nước một số loại lá). Tuy nhiên, nếu rôm sảy mức độ nặng, mẹ nên cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định thuốc phù hợp.

1. Tây y

Các loại thuốc được sử dụng phổ biến khi trẻ bị rôm sảy ở lưng gồm:

thuốc tây y

Thuốc bôi chứa Steroid: Thuốc bôi chứa Steroid thuộc nhóm thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch và ngăn ngừa tăng sinh tế bào. Tùy theo mức độ tổn thương da mà bác sĩ chỉ định thời gian bôi thuốc phù hợp.

Hydrocortison: Hydrocortison là thuốc là thuốc trị rôm sảy phổ biến và phù hợp nhất với trẻ nhỏ. Thuốc giúp cải thiện nhanh triệu chứng ngứa ngáy, giảm kích ứng và chống nhiễm trùng. 

Kháng sinh: Khi da của trẻ có dấu hiệu lở loét, mụn có nước có mủ,… bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh. Amoxicillin, Ampicillin, Cephalexin là những loại kháng sinh phổ biến cho trường hợp này. 

Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm: Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm được có ưu điểm là hiệu quả, tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không chứa corticoid, paraben hay chất bảo quản gây hại cho da đang trở thành xu hướng. Kutieskin là sản phẩm đang “làm mưa làm gió” tại thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây.

2. Phương pháp dân gian

Dân gian thường sử dụng các loại lá như trà xanh, tía tô, rau má để cải thiện triệu chứng của bệnh rôm sảy. Vì an toàn, lành tính nên có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị rôm sảy ở lưng mức độ nhẹ.

2.1. Lá trà xanh

Theo nghiên cứu, lá trà xanh (Camellia sinensis) giúp cải thiện đáng kể triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu khi trẻ bị rôm sảy ở lưng. Một số hoạt chất trong lá trà xanh có tác dụng tiêu viêm và ức chế hoạt động của vi khuẩn, siêu vi trùng gây hại cho da. Một số hoạt chất khác có tác dụng cấp ẩm và tăng khả năng miễn dịch cho da.

lá trà xanh

Các bước sử dụng lá trà xanh điều trị rôm sảy ở lưng cho trẻ như sau:

Bước 1: Chuẩn bị khoảng 2 nắm lá trà xanh, 2 thìa cà phê muối

Bước 2: Rửa sạch, ngâm nguyên liệu trong nước muối loãng

Bước 3: Cho lá trà xanh vào nồi, đun sôi

Bước 4: Chắt lấy nước cốt và bỏ bã

Bước 5: Lấy nước trà xanh và pha nước tắm cho trẻ

2.2. Tía tô

Tía tô (Perilla frutescens Lamiaceae) có khả năng ức chế hoạt động của vi nấm, vi khuẩn và chống viêm hiệu quả. Vì vậy, thảo dược này thường được dân gian sử dụng để trị chứng đổ mồ hôi, giải cảm và hạ sốt. Ngoài ra, tía tô còn được dùng để cải thiện triệu chứng của bệnh rôm sảy.

lá tía tô

Các bước thực hiện chi tiết như sau :

Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá tía tô, rửa sạch, ngâm nước muối

Bước 2: Xay nhuyễn hoặc giã nát lá tía tô để lấy nước cốt

Bước 3: Rửa sạch lưng, dùng bông gòn thấm nước lá tía tô

Bước 4: Bôi lên vùng da bị tổn thương 

Bước 5: Lưu trên da từ 10 – 15 phút rồi lau lại bằng nước ấm

2.3. Rau má

Rau má (Centella asiatica) có tính bình, vị đắng, hơi ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận gan, dưỡng âm,… Theo nghiên cứu, loại rau này có khả năng tái tạo mô liên kết, mau lành vết thương nên thường được dùng để điều trị rôm sảy, mụn nhọt, sát trùng da, tả lỵ,… Khi trẻ bị rôm sảy ở lưng, mẹ chuẩn bị khoảng 50g rau má, 3 thìa cà phê muối biển

Lá rau má

Bạn nên thực hiện theo các bước sau:  

Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, ngâm nước muối loãng (2 thìa cà phê)

Bước 2: Cho rau má vào giã nát/xay nhuyễn, thêm 1 thìa cà phê muối

Bước 3: Rửa sạch vùng da bị rôm sảy, đắp rau má lên vùng da bị tổn thương

Bước 4: Nằm yên khoảng 15 – 20 phút để dưỡng chất thẩm thấu vào da

Bước 5: Rửa lại bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm

IV. Chăm sóc trẻ bị rôm sảy ở lưng như thế nào?

Cùng với việc áp dụng phương pháp điều trị mà bác sĩ da liễu chỉ định, khi trẻ bị rôm sảy ở lưng mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh da, cụ thể:

  • Bổ sung thực phẩm, nước uống có tính mát, giàu chất dinh dưỡng
  • Giữ cho vùng da lưng của trẻ luôn được sạch sẽ, thông thoáng
  • Nếu trẻ bị ra mồ hôi, sử dụng khăn khô và mềm lau sạch

phòng ngừa trẻ bị rôm sảy ở lưng

  • Bế hoặc để bé ngồi nhiều hơn nằm, nếu nằm nên cho trẻ nằm nghiêng sẽ tốt hơn
  • Khi tắm mẹ không được cọ mạnh/chà xát lên vùng da bị rôm sảy
  • Không sử dụng xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh, hương liệu, chất bảo quản gây kích ứng da
  • Cho trẻ mặc quần áo làm bằng chất liệu mềm, thoáng mát, tốt nhất là vải đũi, lụa, cotton,…
  • Sử dụng quạt, điều hòa để giảm tiết mồ hôi, làm mát da và ngăn ngừa rôm sảy bùng phát
  • Nếu vùng da lưng có dấu hiệu nhiễm trùng, lở loét, mẹ tuyệt đối không tắm nước lá
  • Hạn chế cho trẻ vận động, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, dị nguyên gây phản ứng dị ứng,…

 

Kutieskin đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và chăm sóc trẻ bị rôm sảy ở lưng. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Bé bị rôm sảy toàn thân: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và chăm sóc

Bé bị rôm sảy khiến bố mẹ vô cùng lo lắng và sốt sắng. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị và chăm sóc khi bé bị rôm sảy toàn thân.

I. Tại sao bé bị rôm sảy toàn thân?

Bé bị rôm sảy toàn thân có thể do cơ thể quá nóng, khí hậu, phản ứng thuốc, vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, ống dẫn mồ hôi chữa hoàn thiện, vận động liên tục với cường độ cao,…

Vệ sinh không sạch sẽ: Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, bụi bẩn, mồ hôi gây bít tắc nang lông và bị nổi sảy khắp người.  

Phản ứng thuốc: Bé bị rôm sảy toàn thân có liên quan đến việc sử dụng thuốc chữa Parkinson, thuốc an thần, lợi tiểu,…

Cơ thể quá nóng: Mặc quá nhiều quần áo khi ngủ, quần áo bó sát, đắp nhiều chăn hoặc không bổ sung đủ lượng nước trong ngày có thể là nguyên nhân khiến bé bị nổi sảy khắp người.

bé bị rôm sảy khắp người

Nằm trên giường trong thời gian dài: Rôm sảy dễ khởi phát ở những bé thường xuyên sử dụng chăn điện, nằm đệm hay bị bệnh phải nằm trên giường trong một thời gian dài.

Khí hậu nhiệt đới: Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, vì vậy, hoạt động bài tiết của da gặp khó khăn, tuyến mồ hôi hoạt động quá mức và rôm sảy xuất hiện.

Ống dẫn mồ hôi chưa hoàn thiện: Ống dẫn mồ hôi của bé chưa hoàn chỉnh, mồ hôi không thể thoát ra ngoài, ứ đọng và rôm sảy xuất hiện. Tình trạng này có thể xảy ra trong tuần đầu cuộc đời, phổ biến ở nhóm trẻ được sinh ra trong lồng ấp, bị sốt,…

II. Dấu hiệu nhận biết bé bị rôm sảy toàn thân

Bé bị rôm sảy toàn thân được nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Toàn thân xuất hiện mảng/đám sẩn nhỏ, màu hồng/đỏ
  • Có thể xuất hiện mụn nước li ti tại mảng/đám sẩn đỏ
  • Khi rôm lặn sẽ để lại vảy da màu trắng, không sẹo
  • Nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ có biểu hiện sưng tấy, mủ nước
  • Bé cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt, cào/gãi, ngủ không ngon giấc

III. Bé bị rôm sảy toàn thân phải làm sao?

Các phương pháp điều trị bệnh rôm sảy nói chung và rôm sảy cho bé nói riêng chủ yếu là nhằm mục đích cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế tái phát càng lâu càng tốt. Phương pháp dân gian và Tây y là những phương pháp được áp dụng phổ biến khi bé bị rôm sảy toàn thân.  

1. Tây y

Với những trường hợp rôm sảy nặng, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Các loại thuốc thường được chỉ định khi bé bị rôm sảy toàn thân mức độ nặng gồm:

Hydrocortison: Hydrocortison là thuốc bôi ngoài da có tác dụng cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, giảm kích ứng và nhiễm trùng da. Đây là thuốc là thuốc trị rôm sảy phổ biến và phù hợp nhất với bé.  

Thuốc bôi chứa Steroid: Là nhóm thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch hiệu quả. Tùy theo mức độ tổn thương da và độ tuổi mà bác sĩ chỉ định thời gian sử dụng thuốc khác nhau. 

Thuốc corticoid

Kháng sinh: Khi da của bé có dấu hiệu nhiễm trùng, mụn có mủ/nước đục,… bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh. Những loại kháng sinh thường được chỉ định khi bé bị rôm sảy toàn thân là: Ampicillin, Amoxicillin, Cephalexin.

Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm: Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm được có ưu điểm là hiệu quả, tiện lợi và phù hợp với khả năng tài chính của nhiều gia đình. Kutieskin, Aderma, Kowa, Biohoney Baby Balm,… là những sản phẩm đã và đang nhận được sự ưu ái của đông đảo phụ huynh. 

2. Phương pháp dân gian

Trong các cách trị rôm sảy toàn thân cho bé không thể không nhắc đến phương pháp dân gian. Nguyên liệu an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí và hiệu quả là ưu điểm nổi bật của phương pháp này.

2.1. Lá dâu tằm

Lá dâu tằm/tang diệp (Folium Mori) có tính hàn, vị đắng, hơi ngọt, tác dụng điều hòa, thanh lọc gan, bổ phổi, trừ phong, sáng mắt, lọc máu cầm huyết,… Bên cạnh đó, lá dâu tằm còn có tác dụng tản nhiệt nên được dân gian sử dụng làm lá tắm khi bé bị rôm sảy toàn thân.

Lá dâu tằm

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 200g – 300g lá dâu tằm, 3 – 4 lít nước

Bước 2: Rửa sạch nguyên liệu và ngâm trong nước muối loãng

Bước 3: Cho lá dâu tằm vào nồi sạch, thêm 3 – 4 lít nước

Bước 4: Cho nồi nước lên bếp, đun sôi

Bước 5: Đổ nước ra chậu, hòa thêm chút nước sao cho ấm và tắm cho bé

2.2. Lá khế

Chắc hẳn các mẹ đã từng nghe đến cách trị rôm sảy cho bé bằng lá khế. Lá khế (Averrhoa carambola L) có tính bình, vị chia, tác dụng giảm ngứa và tiêu viêm. Chính vì vậy, loại lá này được sử dụng phổ biến để chữa bệnh da liễu trong đó có rôm sảy. Vì an toàn, lành tính nên dân gian thường dùng làm lá tắm khi bé bị nổi sảy khắp người.

Lá khế

Các bước thực hiện chi tiết như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm cành lá khế, tuốt lá và bỏ phần gân chính

Bước 2: Rửa sạch, ngâm trong nước muối

Bước 3: Vớt ra, dùng tay vò nhẹ lá khế

Bước 4: Cho lá khế vào nồi, thêm khoảng 2 – 3 lít nước

Bước 5: Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp, đợi nước ấm thì tắm cho bé

2.3. Mướp đắng

Mướp đắng/khổ qua (Momordica charantiaL) có tính hàn, vị đắng đặc trưng, tác dụng giải độc, thanh nhiệt và mát gan. Theo nghiên cứu, trong mướp đắng có hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Mướp đắng được ví như một loại “vacxin” tuyệt vời cho làn da đến từ thiên nhiên.

Mướp đắng

Khi bé bị rôm sảy toàn thân, mẹ có thể thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị từ 1 – 2 quả mướp đắng/khổ qua, bỏ lõi

Bước 2: Rửa sạch nguyên liệu sau đó ngâm trong nước muối từ 10 – 15 phút

Bước 3: Vớt nguyên liệu ra, thái lát sau đó đem xay nhuyễn hoặc giã nát

Bước 4: Dùng khăn sạch/rây lọc lấy nước cốt mướp đắng

Bước 5: Hòa nước mướp đắng với nước ấm và tắm cho bé

IV. Hướng dẫn chăm sóc bé bị nổi sảy khắp người

Mẹ nên tham khảo chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh cho bé bị rôm sảy toàn thân dưới đây:  

Cho bé uống đủ lượng nước lọc, bổ sung nước ép trái cây hoặc thực phẩm có tính mát, giàu dinh dưỡng. Tránh xa những thực phẩm có thể gây dị ứng hay đồ uống có ga, cồn,…

chăm sóc trẻ nổi rôm sảy khắp người

Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, lựa chọn sữa tắm cho bé bị rôm sảy có nguồn gốc tự nhiên, không corticoid hay chất bảo quản. Khi tắm, mẹ không nên chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương. Chú ý lau khô cơ thể bằng khăn mềm và bôi kem dưỡng ẩm cho bé.

Giữ cho môi trường sống luôn sạch sẽ, thông thoáng. Vào mùa hè, mẹ nên sử dụng điều hòa, quạt gió để làm mát cơ thể, hạn chế ra mồ hôi. Từ 10h – 17h không nên cho bé ra ngoài trời, nếu có việc phải ra ngoài thì nên che chắn cẩn thận.

Khi bé ngứa ngáy, khó chịu, mẹ có thể xoa nhẹ lên vùng da bị rôm sảy. Tránh tình trạng bé ngứa và gãi/cào lên vùng da bị tổn thương, mẹ nên chú ý cắt móng tay cho thường xuyên cho bé. 

Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, điều trị và chăm sóc bé bị rôm sảy toàn thân. Nếu có băn khoăn gì, hãy comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm: 

Trẻ bị rôm sảy ở lưng : Các cách điều trị mẹ bé nên biết

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt : Cách điều trị an toàn cho bé

 Nguồn : https://kutieskin.vn/

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt : Điều trị sao cho hiệu quả?

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt là tình trạng tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, khi đó, mồ hôi không thể thoát ra ngoài qua da, ứ đọng và gây viêm nhiễm. Trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ cao bị rôm sảy ở mặt bởi vì làn da mỏng, nhạy cảm và tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh.

Kutieskin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị rôm sảy thông qua bài viết sau.

I. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt

Rôm sảy là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh nhất là vào mùa hè nóng nực. Nếu được chăm sóc đúng cách, các triệu chứng của rôm sảy sẽ bị biến mất sau khoảng 5 ngày. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt:

trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt

  • Trên mặt xuất hiện đám mụn nước li ti
  • Bề mặt da chuyển sang màu hồng hoặc đỏ
  • Ngứa ngáy, bứt rứt, khó ngủ, biếng ăn
  • Sau 3 – 5 ngày, các nốt rôm có thể lặn, để lại vảy da màu trắng, không sẹo
  • Trẻ có thể cào/gãi gây trầy xước da, nhiễm khuẩn, xuất hiện mụn mủ/nhọt, sưng và đau rát

II. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt chủ yếu do tuyến mồ hôi gặp vấn đề, mồ hôi bị tắc nghẽn và không thể thoát ra bề mặt da. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh bởi tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết và thực phẩm cũng có liên quan mật thiết với bệnh rôm sảy ở mặt. 

Tuyến mồ hôi: Trẻ sơ sinh có ít tuyến mồ hôi hơn người lớn và tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh nên dễ bị rôm sảy trong tuần đầu tiên sinh ra.

tuyến mồ hôi ở trẻ

Da mặt nhạy cảm: Da của trẻ sơ sinh có ít sợi đàn hồi, lớp biểu bì mỏng nên nhạy cảm, dễ bị tác động bởi thời tiết, môi trường hay một số yếu tố khác. 

Thức ăn: Mẹ hoặc trẻ dung nạp thức ăn có tính nóng, mẹ làm dính sữa hay thức ăn lên mặt cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Thời tiết: Thời tiết nóng nực làm cho tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, mồ hôi không thoát ra được, ứ đọng tại ống bài tiết trên da. Nắng nóng làm cho mao mạch giãn ra, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây viêm da, nổi rôm. 

III. Trẻ bị rôm sảy trên mặt phải làm sao?

Rôm sảy ở mặt khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc và lười bú/lười ăn. Các triệu chứng này sẽ biến mất sau khoảng 5 ngày nếu mẹ vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách. Sau 5 ngày, nếu triệu chứng không cải thiện thậm chí nghiêm trọng hơn, mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả. 

1. Tây y

Thuốc Tây có thể cải thiện nhanh triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu của bệnh rôm sảy. Tuy nhiên, khi cho trẻ sử dụng thuốc Tây, mẹ cần tham khảo và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. 

Kháng sinh liều cao

Kháng sinh: Sử dụng khi vết rôm sảy có dấu hiệu nhiễm trùng, xuất hiện mụn mủ. Bao gồm: Amoxicillin, Cephalexin, Ampicillin,…

Thuốc bôi chứa Steroid: Có tác dụng chống viêm, thường được bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc này quá 1 tuần vì có thể làm mỏng, rạn hoặc thay đổi màu sắc da.

Kem dịu da, dưỡng ẩm: Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm được rất nhiều mẹ lựa chọn khi con bị rôm sảy ở mặt. Ưu điểm của sản phẩm này là tiện lợi và giá cả phải chăng. Hiện nay, lựa chọn kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh là có nguồn gốc tự nhiên, không corticoid, paraben, chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản gây hại cho da đang trở thành xu hướng. 

2. Phương pháp dân gian

Dân gian thường sử dụng các loại lá, quả trong vườn để làm nước lau/tắm cho bé bị rôm sảy ở mặt. Vì có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn, dễ kiếm và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là 3 bài thuốc dân gian điều trị rôm sảy ở mặt cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng.

2.1. Mướp đắng 

Theo y học cổ truyền, mướp đắng/khổ qua có tính hàn, vị đắng, tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm. Theo nghiên cứu khoa học, quả mướp đắng có thành phần kháng sinh tự nhiên, đặc tính kháng khuẩn và làm sạch da nên được dùng khi bị rôm sảy. Bên cạnh đó, trong quả mướp đắng còn có khoáng chất, vitamin, lipid, protein, carbohydrate,… giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, cấp ẩm và tăng sức khỏe làn da.

Mướp đắng

Cách sử dụng mướp đắng điều trị rôm sảy ở mặt cho bé như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 2 – 3 quả mướp đắng, rửa sạch, để ráo nước

Bước 2: Xay nhuyễn/giã nát, cho vào nồi, thêm nước sạch

Bước 3: Bắc lên bếp, đun sôi

Bước 4: Đợi nước bớt nóng hoặc hòa thêm nước mát và tắm

Bước 5: Lau khô bằng khăn mềm

2.2. Chanh tươi 

Theo Đông y, chanh có tính bình, vị chua, thường được dân gian sử dụng để cải thiện triệu chứng của bệnh da liễu trong đó có rôm sảy. Theo nghiên cứu, chanh chứa nhiều vitamin, acid, carbohydrate, kali, pectin, tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và loại bỏ tế bào chết. Tinh chất chanh xử lý mùi hôi và hoạt chất béo trong mồ hôi tốt nên thường được sử dụng để điều trị rôm sảy.

Trị rôm sảy cho bé bằng nước cốt chanh

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt, mẹ có thể sử dụng chanh theo cách đơn giản sau:

Bước 1: Đun nước nóng rồi pha sao cho ấm

Bước 2: Vắt 1/2 quả chanh vào nước vừa chuẩn bị, 

Bước 3: Khuấy đều và tắm cho trẻ, dùng khăn mềm để lau khô cơ thể

2.3. Lá tía tô 

Ngoài tác dụng giải cảm, giải sốt, khắc phục chứng ra mồ hôi thì tía tô còn có khả năng giải nhiệt, làm dịu và mát da nên được dân gian lựa chọn làm lá tắm cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt. Theo nghiên cứu, tía tô có hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và chống dị ứng hiệu quả.

lá tía tô

Các bước sử dụng lá tía tô để điều trị rôm sảy ở mặt cho trẻ sơ sinh như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá tía tô (tùy thuộc vào diện tích da bị tổn thương)

Bước 2: Rửa sạch nguyên liệu rồi ngâm với nước muối loãng

Bước 3: Vớt ra, để ráo nước, giã nát/xay nhuyễn

Bước 4: Dùng khăn sạch/rây lọc lấy nước cốt tía tô

Bước 5: Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặt cho trẻ

Bước 6: Bôi nước lá tía tô, massage nhẹ nhàng từ 1 – 2 phút

Bước 7: Lưu trên da khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước ấm

IV. Chăm sóc trẻ sơ sinh nổi sảy trên mặt  

Để các triệu chứng của bệnh rôm sảy cải thiện nhanh và không gây tổn thương cho da của trẻ sơ sinh, mẹ cần chú ý một số vấn đề sau: 

  • Tắm rửa hàng ngày cho bé bằng nước ấm, không sờ/nặn/chà xát lên vùng da bị rôm sảy
  • Sau khi tắm nên lau khô cơ thể bé bằng khăn mềm và bôi kem dưỡng ẩm 
  • Chọn quần áo bằng chất liệu mềm mịn, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi
  • Đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát và tích cực lau mồ hôi cho trẻ 
  • Tăng cữ bú, bổ sung thực phẩm có tính mát, giàu vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Không để trẻ tiếp xúc với chất bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi, hóa chất,…
  • Không nên bôi phấn rôm lên vùng da bị tổn thương
  • Không sử dụng sữa tắm, kem dưỡng ẩm có chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi
  • Không nên để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nếu bắt buộc ra ngoài phải che chắn cẩn thận

Bài viết đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh da liễu, bạn đừng ngại cho chúng tôi biết bằng cách liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời giải đáp. Đừng quên truy cập kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm :

Trẻ bị rôm sảy ở cổ: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Trẻ bị rôm sảy ở lưng : Các cách điều trị mẹ bé nên biết

 Nguồn : https://kutieskin.vn/