Trẻ bị rôm sảy ở cổ: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn
Tác giả
Tham vấn y khoa
Thời gian đăng
Thời gian cập nhật
Rôm sảy ở cổ là tình trạng vùng da cổ xuất hiện những nốt mẩn màu hồng/đỏ, kích thước nhỏ và có nước ở đầu. Theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và chăm sóc trẻ bị rôm sảy ở cổ.
I. Nguyên nhân trẻ bị nổi sảy ở cổ
Trẻ bị rôm sảy ở cổ có thể do tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh, vùng cổ có nhiều nếp gấp, trẻ chưa giữ được thẳng cổ, sữa/thức ăn dính ở cổ, vệ sinh vùng cổ không sạch sẽ,…
Tuyến mồ hôi: Ống tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn chỉnh, thời tiết nóng bức làm cho cơ thể ra nhiều mồ hôi nhưng không thể thoát ra ngoài, ứ đọng và rôm sảy xuất hiện.
Thức ăn, sữa dính vào cổ: Nguyên nhân khởi phát bệnh có thể do thức ăn và sữa dính vào cổ của trẻ. Nếu mẹ không rửa ngay hoặc rửa không sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và tấn công làn da nhạy cảm của trẻ.
Vùng cổ có nhiều nếp gấp: Vùng da cổ có rất nhiều nếp gấp, điều đó làm cho mồ hôi, sữa, thức ăn, bụi bẩn dễ đọng lại. Nếu mẹ không vệ sinh thường xuyên và cẩn thận sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc và rôm sảy bùng phát.
Trẻ chưa giữ được thẳng cổ: Với trẻ sơ sinh, cột sống chưa cứng cáp nên không thể tự giữ thẳng cổ được. Nếu mẹ không chú ý đến tư thế của trẻ (để đầu cúi xuống ngực hoặc áp sát vào vai) sẽ làm cho phần cổ bị nóng, ra nhiều mồ hôi và gây nên tình trạng rôm sảy.
II. Dấu hiệu nhận biết rôm sảy ở cổ
Phát hiện rôm sảy sớm có ý nghĩa quan trọng, nó giúp rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả điều trị. Thông thường, rôm sảy ở cổ được nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:
- Xuất hiện mụn li ti ở cổ
- Đầu mụn có hoặc không có nước
- Mụn tiến triển thành mảng to, màu đỏ
- Nếu không được điều trị mụn sẽ có mủ, lở loét, để lại sẹo
- Trẻ ngứa ngáy, bứt rứt, cào/gãi và quấy khóc
III. Điều trị rôm sảy ở cổ hiệu quả
Trẻ bị rôm sảy ở cổ nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách sẽ nhanh khỏi và không gặp biến chứng nguy hiểm. Kutieskin sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các phương pháp thường được áp dụng để cải thiện triệu chứng của rôm sảy ở cổ.
1. Tây y
Thuốc Tây có ưu điểm là thuận tiện và hiệu quả khi trẻ bị rôm sảy ở cổ. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định:
Hydrocortison: Hydrocortison thường được bôi ngoài da nhằm mục đích cải thiện ngứa ngáy, giảm kích ứng và nhiễm trùng da.
Thuốc bôi chứa Steroid: Thuốc bôi chứa Steroid thuộc nhóm thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch và ngăn ngừa tăng sinh tế bào. Tùy theo mức độ tổn thương da mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian bôi thuốc Steroid phù hợp.
Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm: Hiện nay, sử dụng kem bôi dịu da có nguồn gốc tự nhiên, không chứa corticoid, paraben đang trở thành xu hướng. Nếu bạn chưa biết lựa chọn sản phẩm nào thì Kutieskin là gợi ý tuyệt vời để bạn tham khảo.
2. Phương pháp dân gian
Bên cạnh phương pháp Tây, y, để điều trị rôm sảy ở cổ mức độ nhẹ, mẹ có thể áp dụng phương pháp dân gian. Ưu điểm của phương pháp này trong điều trị bệnh da liễu nói chung và rôm sảy nói riêng là an toàn, lành tính, hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
2.1. Lá kinh giới
Lá kinh giới (Elsholtzia ciliata) có tính ấm, vị cay, mùi hương dễ chịu, tác dụng tiêu độc, cầm máu, trị ho, đau lưng, cải thiện triệu chứng của bệnh da liễu. Theo nghiên cứu, lá kinh giới có nhiều chất kháng sinh tự nhiên, mau chóng chữa lành tổn thương và làm sạch da hiệu quả.
Các bước chữa rôm sảy ở cổ bằng lá kinh giới như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá kinh giới, rửa sạch
Bước 2: Ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút thì vớt ra
Bước 3: Cho là kinh giới vào nồi nước sạch, bắc lên bếp, đun sôi
Bước 4: Pha nước lá kinh giới sao cho ấm
Bước 5: Tắm cho trẻ, chú ý vùng da bị rôm sảy
2.2. Sài đất
Sài đất (Wedelia chinensis) có tính mát, vị chua, hơi ngọt, quy vào kinh Can – Thận, tác dụng tiêu độc, giải nhiệt, mát gan, mát máu, giảm ho, chữa viêm cơ,… Sài đất cũng thường có mặt trong bài thuốc chữa rôm sảy, mụn nhọt, lở loét da. Theo y học hiện đại, sài đất chứa nhiều thành phần dược tính mạnh như tinh dầu, saponin, carotenoid, flavonoid, có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn tốt. Chlorophyll trong thảo dược này có tác dụng chữa lành tổn thương da nhanh chóng.
Các bước chữa rôm sảy ở cổ bằng lá sài đất như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 50g sài đất và 2 thìa cà phê muối
Bước 2: Rửa và ngâm nguyên liệu trong nước muối loãng
Bước 3: Giã nát/xay nhuyễn nguyên liệu
Bước 4: Rửa sạch vùng da bị rôm sảy, đắp nguyên liệu đã xay nhuyễn/giã nát
Bước 5: Cố định bằng gạc trong 20 – 25 phút và rửa lại bằng nước ấm
2.3. Lá trầu không
Lá trầu không (Piper betle) có tính ấm, vị cay nồng, mùi hơi hắc, quy vào kinh Phế, Tỳ, Vị. Dân gian thường sử dụng lá trầu không để chữa bệnh phổi, táo bón, đau đầu, đau họng. Bên cạnh đó, lá trầu không còn được dùng để chữa bệnh ngoài da. Theo nghiên cứu, trầu không chứa riboflavin, niacin, vitamin, khoáng chất giúp kháng khuẩn, giảm ngứa và tăng sức đề kháng cho da.
Khi trẻ bị rôm sảy ở cổ, mẹ chuẩn bị từ 5 – 7 lá trầu không và thực hiện theo 5 bước sau:
Bước 1: Rửa và ngâm nguyên liệu trong nước muối loãng
Bước 2: Vớt lá trầu không ra, thái nhỏ
Bước 3: Cho trầu không vào nồi, thêm 2 lít nước sạch
Bước 4: Bắc lên bếp, đun sôi 10 phút
Bước 5: Lấy nước lá trầu không, hòa cho nước ấm và tắm cho trẻ
IV. Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị rôm sảy ở cổ
Để cải thiện nhanh tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy khi trẻ bị rôm sảy ở cổ, mẹ nên chú ý đến việc thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách:
- Bổ sung thực phẩm, nước uống có tính mát, giàu chất dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Chú ý cắt móng tay cho trẻ, tránh tình trạng trẻ ngứa và cào/gãi khiến vùng da cổ bị tổn thương nặng nề hơn.
- Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày (chú ý vùng cổ), không cọ mạnh/chà xát lên vùng da bị rôm sảy. Không nên dùng xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh, hương liệu hay chất bảo quản.
- Nếu trẻ ra mồ hôi ở cổ, mẹ nên dùng khăn khô lau ngay. Không để sữa mẹ, thức ăn hay nước bọt dính ở cổ.
- Cho trẻ mặc quần áo làm bằng chất liệu mềm, thoáng mát, tốt nhất là vải lụa, lanh, cotton,…
- Sử dụng quạt, điều hòa để giảm tiết mồ hôi, làm mát da và ngăn ngừa rôm sảy bùng phát.
- Hạn chế cho trẻ vận động, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, phấn hoa, lông vật nuôi, côn trùng, mạt sắt, hóa chất,…
Kutieskin đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và chăm sóc trẻ bị rôm sảy ở cổ. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Xem thêm:
Bé bị rôm sảy toàn thân: Nguyên nhân và cách điều trị cho bé
Nguồn : https://kutieskin.vn/