Skip to main content

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt : Điều trị sao cho hiệu quả?

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

22/12/2020

Thời gian cập nhật

01/02/2021

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt là tình trạng tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, khi đó, mồ hôi không thể thoát ra ngoài qua da, ứ đọng và gây viêm nhiễm. Trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ cao bị rôm sảy ở mặt bởi vì làn da mỏng, nhạy cảm và tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh.

Kutieskin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị rôm sảy thông qua bài viết sau.

I. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt

Rôm sảy là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh nhất là vào mùa hè nóng nực. Nếu được chăm sóc đúng cách, các triệu chứng của rôm sảy sẽ bị biến mất sau khoảng 5 ngày. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt:

trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt

  • Trên mặt xuất hiện đám mụn nước li ti
  • Bề mặt da chuyển sang màu hồng hoặc đỏ
  • Ngứa ngáy, bứt rứt, khó ngủ, biếng ăn
  • Sau 3 – 5 ngày, các nốt rôm có thể lặn, để lại vảy da màu trắng, không sẹo
  • Trẻ có thể cào/gãi gây trầy xước da, nhiễm khuẩn, xuất hiện mụn mủ/nhọt, sưng và đau rát

II. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt chủ yếu do tuyến mồ hôi gặp vấn đề, mồ hôi bị tắc nghẽn và không thể thoát ra bề mặt da. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh bởi tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết và thực phẩm cũng có liên quan mật thiết với bệnh rôm sảy ở mặt. 

Tuyến mồ hôi: Trẻ sơ sinh có ít tuyến mồ hôi hơn người lớn và tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh nên dễ bị rôm sảy trong tuần đầu tiên sinh ra.

tuyến mồ hôi ở trẻ

Da mặt nhạy cảm: Da của trẻ sơ sinh có ít sợi đàn hồi, lớp biểu bì mỏng nên nhạy cảm, dễ bị tác động bởi thời tiết, môi trường hay một số yếu tố khác. 

Thức ăn: Mẹ hoặc trẻ dung nạp thức ăn có tính nóng, mẹ làm dính sữa hay thức ăn lên mặt cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Thời tiết: Thời tiết nóng nực làm cho tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, mồ hôi không thoát ra được, ứ đọng tại ống bài tiết trên da. Nắng nóng làm cho mao mạch giãn ra, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây viêm da, nổi rôm. 

III. Trẻ bị rôm sảy trên mặt phải làm sao?

Rôm sảy ở mặt khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc và lười bú/lười ăn. Các triệu chứng này sẽ biến mất sau khoảng 5 ngày nếu mẹ vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách. Sau 5 ngày, nếu triệu chứng không cải thiện thậm chí nghiêm trọng hơn, mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả. 

1. Tây y

Thuốc Tây có thể cải thiện nhanh triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu của bệnh rôm sảy. Tuy nhiên, khi cho trẻ sử dụng thuốc Tây, mẹ cần tham khảo và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. 

Kháng sinh liều cao

Kháng sinh: Sử dụng khi vết rôm sảy có dấu hiệu nhiễm trùng, xuất hiện mụn mủ. Bao gồm: Amoxicillin, Cephalexin, Ampicillin,…

Thuốc bôi chứa Steroid: Có tác dụng chống viêm, thường được bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc này quá 1 tuần vì có thể làm mỏng, rạn hoặc thay đổi màu sắc da.

Kem dịu da, dưỡng ẩm: Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm được rất nhiều mẹ lựa chọn khi con bị rôm sảy ở mặt. Ưu điểm của sản phẩm này là tiện lợi và giá cả phải chăng. Hiện nay, lựa chọn kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh là có nguồn gốc tự nhiên, không corticoid, paraben, chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản gây hại cho da đang trở thành xu hướng. 

2. Phương pháp dân gian

Dân gian thường sử dụng các loại lá, quả trong vườn để làm nước lau/tắm cho bé bị rôm sảy ở mặt. Vì có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn, dễ kiếm và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là 3 bài thuốc dân gian điều trị rôm sảy ở mặt cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng.

2.1. Mướp đắng 

Theo y học cổ truyền, mướp đắng/khổ qua có tính hàn, vị đắng, tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm. Theo nghiên cứu khoa học, quả mướp đắng có thành phần kháng sinh tự nhiên, đặc tính kháng khuẩn và làm sạch da nên được dùng khi bị rôm sảy. Bên cạnh đó, trong quả mướp đắng còn có khoáng chất, vitamin, lipid, protein, carbohydrate,… giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, cấp ẩm và tăng sức khỏe làn da.

Mướp đắng

Cách sử dụng mướp đắng điều trị rôm sảy ở mặt cho bé như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 2 – 3 quả mướp đắng, rửa sạch, để ráo nước

Bước 2: Xay nhuyễn/giã nát, cho vào nồi, thêm nước sạch

Bước 3: Bắc lên bếp, đun sôi

Bước 4: Đợi nước bớt nóng hoặc hòa thêm nước mát và tắm

Bước 5: Lau khô bằng khăn mềm

2.2. Chanh tươi 

Theo Đông y, chanh có tính bình, vị chua, thường được dân gian sử dụng để cải thiện triệu chứng của bệnh da liễu trong đó có rôm sảy. Theo nghiên cứu, chanh chứa nhiều vitamin, acid, carbohydrate, kali, pectin, tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và loại bỏ tế bào chết. Tinh chất chanh xử lý mùi hôi và hoạt chất béo trong mồ hôi tốt nên thường được sử dụng để điều trị rôm sảy.

Trị rôm sảy cho bé bằng nước cốt chanh

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt, mẹ có thể sử dụng chanh theo cách đơn giản sau:

Bước 1: Đun nước nóng rồi pha sao cho ấm

Bước 2: Vắt 1/2 quả chanh vào nước vừa chuẩn bị, 

Bước 3: Khuấy đều và tắm cho trẻ, dùng khăn mềm để lau khô cơ thể

2.3. Lá tía tô 

Ngoài tác dụng giải cảm, giải sốt, khắc phục chứng ra mồ hôi thì tía tô còn có khả năng giải nhiệt, làm dịu và mát da nên được dân gian lựa chọn làm lá tắm cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt. Theo nghiên cứu, tía tô có hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và chống dị ứng hiệu quả.

lá tía tô

Các bước sử dụng lá tía tô để điều trị rôm sảy ở mặt cho trẻ sơ sinh như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá tía tô (tùy thuộc vào diện tích da bị tổn thương)

Bước 2: Rửa sạch nguyên liệu rồi ngâm với nước muối loãng

Bước 3: Vớt ra, để ráo nước, giã nát/xay nhuyễn

Bước 4: Dùng khăn sạch/rây lọc lấy nước cốt tía tô

Bước 5: Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặt cho trẻ

Bước 6: Bôi nước lá tía tô, massage nhẹ nhàng từ 1 – 2 phút

Bước 7: Lưu trên da khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước ấm

IV. Chăm sóc trẻ sơ sinh nổi sảy trên mặt  

Để các triệu chứng của bệnh rôm sảy cải thiện nhanh và không gây tổn thương cho da của trẻ sơ sinh, mẹ cần chú ý một số vấn đề sau: 

  • Tắm rửa hàng ngày cho bé bằng nước ấm, không sờ/nặn/chà xát lên vùng da bị rôm sảy
  • Sau khi tắm nên lau khô cơ thể bé bằng khăn mềm và bôi kem dưỡng ẩm 
  • Chọn quần áo bằng chất liệu mềm mịn, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi
  • Đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát và tích cực lau mồ hôi cho trẻ 
  • Tăng cữ bú, bổ sung thực phẩm có tính mát, giàu vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Không để trẻ tiếp xúc với chất bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi, hóa chất,…
  • Không nên bôi phấn rôm lên vùng da bị tổn thương
  • Không sử dụng sữa tắm, kem dưỡng ẩm có chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi
  • Không nên để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nếu bắt buộc ra ngoài phải che chắn cẩn thận

Bài viết đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh da liễu, bạn đừng ngại cho chúng tôi biết bằng cách liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời giải đáp. Đừng quên truy cập kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm :

Trẻ bị rôm sảy ở cổ: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Trẻ bị rôm sảy ở lưng : Các cách điều trị mẹ bé nên biết

 Nguồn : https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin