Skip to main content

Bé bị rôm sảy toàn thân: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và chăm sóc

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

22/12/2020

Thời gian cập nhật

01/02/2021

Bé bị rôm sảy khiến bố mẹ vô cùng lo lắng và sốt sắng. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị và chăm sóc khi bé bị rôm sảy toàn thân.

I. Tại sao bé bị rôm sảy toàn thân?

Bé bị rôm sảy toàn thân có thể do cơ thể quá nóng, khí hậu, phản ứng thuốc, vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, ống dẫn mồ hôi chữa hoàn thiện, vận động liên tục với cường độ cao,…

Vệ sinh không sạch sẽ: Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, bụi bẩn, mồ hôi gây bít tắc nang lông và bị nổi sảy khắp người.  

Phản ứng thuốc: Bé bị rôm sảy toàn thân có liên quan đến việc sử dụng thuốc chữa Parkinson, thuốc an thần, lợi tiểu,…

Cơ thể quá nóng: Mặc quá nhiều quần áo khi ngủ, quần áo bó sát, đắp nhiều chăn hoặc không bổ sung đủ lượng nước trong ngày có thể là nguyên nhân khiến bé bị nổi sảy khắp người.

bé bị rôm sảy khắp người

Nằm trên giường trong thời gian dài: Rôm sảy dễ khởi phát ở những bé thường xuyên sử dụng chăn điện, nằm đệm hay bị bệnh phải nằm trên giường trong một thời gian dài.

Khí hậu nhiệt đới: Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, vì vậy, hoạt động bài tiết của da gặp khó khăn, tuyến mồ hôi hoạt động quá mức và rôm sảy xuất hiện.

Ống dẫn mồ hôi chưa hoàn thiện: Ống dẫn mồ hôi của bé chưa hoàn chỉnh, mồ hôi không thể thoát ra ngoài, ứ đọng và rôm sảy xuất hiện. Tình trạng này có thể xảy ra trong tuần đầu cuộc đời, phổ biến ở nhóm trẻ được sinh ra trong lồng ấp, bị sốt,…

II. Dấu hiệu nhận biết bé bị rôm sảy toàn thân

Bé bị rôm sảy toàn thân được nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Toàn thân xuất hiện mảng/đám sẩn nhỏ, màu hồng/đỏ
  • Có thể xuất hiện mụn nước li ti tại mảng/đám sẩn đỏ
  • Khi rôm lặn sẽ để lại vảy da màu trắng, không sẹo
  • Nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ có biểu hiện sưng tấy, mủ nước
  • Bé cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt, cào/gãi, ngủ không ngon giấc

III. Bé bị rôm sảy toàn thân phải làm sao?

Các phương pháp điều trị bệnh rôm sảy nói chung và rôm sảy cho bé nói riêng chủ yếu là nhằm mục đích cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế tái phát càng lâu càng tốt. Phương pháp dân gian và Tây y là những phương pháp được áp dụng phổ biến khi bé bị rôm sảy toàn thân.  

1. Tây y

Với những trường hợp rôm sảy nặng, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Các loại thuốc thường được chỉ định khi bé bị rôm sảy toàn thân mức độ nặng gồm:

Hydrocortison: Hydrocortison là thuốc bôi ngoài da có tác dụng cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, giảm kích ứng và nhiễm trùng da. Đây là thuốc là thuốc trị rôm sảy phổ biến và phù hợp nhất với bé.  

Thuốc bôi chứa Steroid: Là nhóm thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch hiệu quả. Tùy theo mức độ tổn thương da và độ tuổi mà bác sĩ chỉ định thời gian sử dụng thuốc khác nhau. 

Thuốc corticoid

Kháng sinh: Khi da của bé có dấu hiệu nhiễm trùng, mụn có mủ/nước đục,… bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh. Những loại kháng sinh thường được chỉ định khi bé bị rôm sảy toàn thân là: Ampicillin, Amoxicillin, Cephalexin.

Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm: Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm được có ưu điểm là hiệu quả, tiện lợi và phù hợp với khả năng tài chính của nhiều gia đình. Kutieskin, Aderma, Kowa, Biohoney Baby Balm,… là những sản phẩm đã và đang nhận được sự ưu ái của đông đảo phụ huynh. 

2. Phương pháp dân gian

Trong các cách trị rôm sảy toàn thân cho bé không thể không nhắc đến phương pháp dân gian. Nguyên liệu an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí và hiệu quả là ưu điểm nổi bật của phương pháp này.

2.1. Lá dâu tằm

Lá dâu tằm/tang diệp (Folium Mori) có tính hàn, vị đắng, hơi ngọt, tác dụng điều hòa, thanh lọc gan, bổ phổi, trừ phong, sáng mắt, lọc máu cầm huyết,… Bên cạnh đó, lá dâu tằm còn có tác dụng tản nhiệt nên được dân gian sử dụng làm lá tắm khi bé bị rôm sảy toàn thân.

Lá dâu tằm

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 200g – 300g lá dâu tằm, 3 – 4 lít nước

Bước 2: Rửa sạch nguyên liệu và ngâm trong nước muối loãng

Bước 3: Cho lá dâu tằm vào nồi sạch, thêm 3 – 4 lít nước

Bước 4: Cho nồi nước lên bếp, đun sôi

Bước 5: Đổ nước ra chậu, hòa thêm chút nước sao cho ấm và tắm cho bé

2.2. Lá khế

Chắc hẳn các mẹ đã từng nghe đến cách trị rôm sảy cho bé bằng lá khế. Lá khế (Averrhoa carambola L) có tính bình, vị chia, tác dụng giảm ngứa và tiêu viêm. Chính vì vậy, loại lá này được sử dụng phổ biến để chữa bệnh da liễu trong đó có rôm sảy. Vì an toàn, lành tính nên dân gian thường dùng làm lá tắm khi bé bị nổi sảy khắp người.

Lá khế

Các bước thực hiện chi tiết như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm cành lá khế, tuốt lá và bỏ phần gân chính

Bước 2: Rửa sạch, ngâm trong nước muối

Bước 3: Vớt ra, dùng tay vò nhẹ lá khế

Bước 4: Cho lá khế vào nồi, thêm khoảng 2 – 3 lít nước

Bước 5: Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp, đợi nước ấm thì tắm cho bé

2.3. Mướp đắng

Mướp đắng/khổ qua (Momordica charantiaL) có tính hàn, vị đắng đặc trưng, tác dụng giải độc, thanh nhiệt và mát gan. Theo nghiên cứu, trong mướp đắng có hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Mướp đắng được ví như một loại “vacxin” tuyệt vời cho làn da đến từ thiên nhiên.

Mướp đắng

Khi bé bị rôm sảy toàn thân, mẹ có thể thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị từ 1 – 2 quả mướp đắng/khổ qua, bỏ lõi

Bước 2: Rửa sạch nguyên liệu sau đó ngâm trong nước muối từ 10 – 15 phút

Bước 3: Vớt nguyên liệu ra, thái lát sau đó đem xay nhuyễn hoặc giã nát

Bước 4: Dùng khăn sạch/rây lọc lấy nước cốt mướp đắng

Bước 5: Hòa nước mướp đắng với nước ấm và tắm cho bé

IV. Hướng dẫn chăm sóc bé bị nổi sảy khắp người

Mẹ nên tham khảo chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh cho bé bị rôm sảy toàn thân dưới đây:  

Cho bé uống đủ lượng nước lọc, bổ sung nước ép trái cây hoặc thực phẩm có tính mát, giàu dinh dưỡng. Tránh xa những thực phẩm có thể gây dị ứng hay đồ uống có ga, cồn,…

chăm sóc trẻ nổi rôm sảy khắp người

Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, lựa chọn sữa tắm cho bé bị rôm sảy có nguồn gốc tự nhiên, không corticoid hay chất bảo quản. Khi tắm, mẹ không nên chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương. Chú ý lau khô cơ thể bằng khăn mềm và bôi kem dưỡng ẩm cho bé.

Giữ cho môi trường sống luôn sạch sẽ, thông thoáng. Vào mùa hè, mẹ nên sử dụng điều hòa, quạt gió để làm mát cơ thể, hạn chế ra mồ hôi. Từ 10h – 17h không nên cho bé ra ngoài trời, nếu có việc phải ra ngoài thì nên che chắn cẩn thận.

Khi bé ngứa ngáy, khó chịu, mẹ có thể xoa nhẹ lên vùng da bị rôm sảy. Tránh tình trạng bé ngứa và gãi/cào lên vùng da bị tổn thương, mẹ nên chú ý cắt móng tay cho thường xuyên cho bé. 

Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, điều trị và chăm sóc bé bị rôm sảy toàn thân. Nếu có băn khoăn gì, hãy comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm: 

Trẻ bị rôm sảy ở lưng : Các cách điều trị mẹ bé nên biết

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt : Cách điều trị an toàn cho bé

 Nguồn : https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin