Skip to main content

Tác giả: Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.

Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì để nhanh chóng phục hồi ?

“Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì” là câu hỏi mà Kutieskin nhận được liên tục trong thời gian gần đây. Hiểu được lo lắng và băn khoăn của cha mẹ, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về những thực phẩm nên kiêng và bổ sung cho trẻ bị viêm da cơ địa. 

I. Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì?

Trẻ bị viêm da cơ địa có biểu hiện đặc trưng là da khô ráp, ban đỏ, ngứa ngáy, ăn kém, sụt cân, rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh việc vệ sinh, chăm sóc da thì cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Chế độ ăn cho trẻ bị viêm da cơ địa vô cùng quan trọng, nó giúp kiểm soát triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa bệnh tái phát. Hãy cùng Kutieskin đi tìm đáp án cho câu hỏi “Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì?” nhé!  

1. Thực phẩm gây dị ứng

Trứng gà

Đáp án đầu tiên của câu hỏi: “Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì?” là nhóm thực phẩm có khả năng gây dị ứng. Hải sản (tôm, cua, ốc, ghẹ, ngao, mực) giàu dinh dưỡng nhưng lại có hàm lượng lớn chất kích thích dị ứng trong cơ thể (Histamin). Thường xuyên dung nạp nhóm thực phẩm này làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hoặc dễ tái đi tái lại.

Trẻ bị viêm da cơ địa không nên ăn trứng, đậu tương, đậu nành, đậu phộng và các chế phẩm từ chúng. Bởi vì, những thực phẩm này làm cho mô biểu bì bị tổn thương, ngứa ngáy dữ dội, hình thành thâm sẹo, thậm chí là bị tiêu chảy, sụt cân.  

2. Thịt đỏ chứa quá nhiều đạm

thịt đỏ

Thịt đỏ (thịt bò, trâu, ngựa, cừu,…) chứa nhiều đạm cần thiết đối với cơ thể của trẻ bị viêm da cơ địa. Cụ thể, thịt đỏ giúp cung cấp năng lượng và việc hình thành các cơ. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thường xuyên và quá nhiều thịt đỏ chứa khiến trẻ bị khó tiêu, đầy hơi. Khi cơ thể không chuyển hóa hết lượng đạm đó sẽ làm cho miễn dịch bị kích thích và xuất hiện các phản ứng viêm nghiêm trọng bên ngoài da.

3. Thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ, cay nóng

thức ăn dầu mỡ

Thực phẩm có nhiều gia vị khiến nang lông bị tắc nghẽn và ngứa ngáy dữ dội. Trong khi đó, thực phẩm cay nóng giúp tăng cảm giác ngon miệng nhưng lại là nguyên nhân làm cho chức năng đào thải độc tố của gan bị suy giảm và ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày. Thường xuyên dung nạp thực phẩm cay nóng khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố và phát ra bề mặt da.

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hay chiên đi chiên lại có hàm lượng chất béo chuyển hóa dồi dào. Điều đó làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch. Vì vậy, cha mẹ nên loại bỏ thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị và dầu mỡ ra khỏi chế độ ăn của trẻ bị viêm da cơ địa.

4. Thực phẩm ăn nhanh, đóng hộp

thực phẩm đóng hộp

Đáp án cuối cùng của câu hỏi: “Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì?” là thực phẩm đóng hộp, ăn nhanh. Đây là những thực phẩm chứa chất phụ gia, bảo quản, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nói chung, đặc biệt là trẻ bị viêm da cơ địa. Không ít chất phụ gia được cho vào khi sản xuất thực phẩm nhằm tăng hương vị nhưng lại là mối nguy hại cho làn da của trẻ.

Thông thường, chất độc hại rất khó được đào thải ra ngoài mà sẽ tích tụ trong gan. Điều đó sẽ kích thích tình trạng mẩn ngứa và viêm loét ngoài da. Trong một số loại nước ngọt đóng chai còn chứa hóa chất có khả năng gây bệnh hen suyễn cấp tính. Khi trẻ bị viêm da cơ địa nhưng thường xuyên tiêu thụ đồ ăn nhanh, đóng hộp có thể bị giảm khả năng hấp thu canxi, tăng nguy cơ béo phì, giảm tốc độ phát triển của xương, dậy thì sớm,…

II. Trẻ bị viêm da cơ địa nên ăn gì?

Trên đây là những thực phẩm mà trẻ bị viêm da cơ địa nên kiêng để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý đến việc bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nếu chưa biết trẻ bị viêm da cơ địa nên ăn gì, hãy theo dõi tiếp bài viết của Kuitieskin.

1. Thực phẩm giàu vitamin

thực phẩm giàu vitamin C

Rau xanh và trái cây chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa của trẻ bị viêm da cơ địa hoạt động trơn tru, hiệu quả và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hàm lượng vitamin, khoáng chất trong rau xanh, trái cây dồi dào, đóng vai trò tích cực trong việc tái tạo, phục hồi và nuôi dưỡng làn da của trẻ.

Đặc biệt, vitamin A trong trong trái cây hay củ có màu sắc (cà rốt, xoài, đu đủ, dưa hấu) giúp tăng cường kháng thể và tế bào Lympho, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây hại cho da. Hàm lượng vitamin B trong súp lơ, cải bó xôi giúp chữa lành tổn thương và tăng tốc độ tái tạo mô mới dưới da. Quả bơ, rau bina chứa nhiều vitamin E giúp dưỡng ẩm, làm mềm da và chống oxy hóa.

2. Thực phẩm chứa men vi sinh

thực phẩm giàu men vi sinh

Trẻ bị viêm da cơ địa nên ăn thực phẩm chứa men vi sinh. Men vi sinh là các lợi khuẩn giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe đường ruột, theo đó, các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa khó có cơ hội tái phát. Trong những thực phẩm giàu men vi sinh không thể không nhắc đến sữa chua. Thường xuyên cho trẻ tiêu thụ sữa chua giúp cải thiện đáng kể triệu chứng khó chịu của bệnh viêm da cơ địa.

3. Thực phẩm giàu Omega – 3

Thực phẩm giàu omega 3

Omega – 3 và các loại axit béo không no giúp tăng tốc độ tái tạo, phục hồi làn da bị tổn thương và độ bền cho các mô liên kết dưới da. Những thực phẩm giàu Omega – 3 mà cha mẹ nên bổ sung trong chế độ ăn của trẻ bị viêm da cơ địa bao gồm: cá ngừ, cá chép, cá hồi, súp lơ, đậu Hà Lan, rau bina, cải xoăn, hạt chia, quả óc chó.

III. Một số lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị viêm da cơ địa

Bên cạnh việc thiết lập chế độ ăn uống khoa học, hợp lý thì cha mẹ cũng cần chú ý đến xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh cho trẻ; loại bỏ những thói quen khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, tái đi tái lại và “hàng rào” bảo vệ da bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị viêm da cơ địa mà cha mẹ nên biết:

chế độ sinh hoạt cho trẻ

  • Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ, tránh trường hợp trẻ ngứa và cào, gãi mạnh khiến da bị tổn thương nặng nề.
  • Hướng dẫn trẻ xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương nếu thấy ngứa, tuyệt đối không cào, gãi, chà xát.
  • Không để trẻ chơi đùa dưới ánh nắng mặt trời nhất là vào mùa hè; tránh xa tác nhân gây phản ứng dị ứng như khói bụi, phấn hoa, hóa chất, mạt sắt, côn trùng, lông vật nuôi,…
  • Chú ý dưỡng ẩm đều đặn từ 2 – 3 lần/ngày để da mềm mại, mịn màng. Nên lựa chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính; không chứa corticoid, paraben, chất tạo màu, tạo mùi, chất bảo quản gây hại cho da.

Trên đây là đáp án chi tiết cho câu hỏi: “Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì?”. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hữu ích, hãy like, share cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhé! Đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời giải đáp về bệnh ngoài da ở trẻ em. Ghé thăm kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác.

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì – Top 3+ loại lá phù hợp cho da trẻ

Bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì? Sử dụng lá tắm cho bé bị viêm da cơ địa cần chú ý những vấn đề gì để có thể kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa tái phát? Theo dõi bài viết sau để có được đáp án chi tiết và chính xác.

I. Tại sao nên sử dụng lá tắm cho bé bị viêm da cơ địa?

Mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bé. Hiện nay, nền y học thế giới chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Những biện pháp được áp dụng chỉ nhằm mục đích cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát càng lâu càng tốt.

lá tắm trị viêm da cơ địa cho trẻ

Ngoài Tây y, Đông y thì phương pháp dân gian cũng được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí. Trong phương pháp dân gian không thể không nhắc đến việc sử dụng các loại thảo dược để làm nước tắm. Vì có nguồn gốc tự nhiên nên nó phù hợp với đa dạng đối tượng, bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

II. Bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì?

Dân gian thường sử dụng một số loại lá làm nước tắm khi bé bị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, sử dụng loại lá gì để có thể vừa cải thiện triệu chứng lại có thể tăng cường sức khỏe làn da thì không phải cha mẹ nào cũng biết. Dưới đây là những loại lá hiệu quả với bệnh viêm da cơ địa mà cha mẹ nên tham khảo.

1. Trà xanh

Theo Đông y, lá trà xanh có tính mát, vị chát, không độc, tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, trừ phong thấp. Theo nghiên cứu hiện đại, trà xanh có hoạt chất Catechin giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, chống nhiễm trùng và kháng viêm tốt. Chất Tanin trong lá trà xanh có tác dụng kéo các phân tử trong da co lại, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Bé bị viêm da cơ địa, cha mẹ chuẩn bị khoảng 2 nắm lá trà xanh và thực hiện lần lượt theo các bước dưới đây:

lá trà xanh

Bước 1: Rửa và ngâm lá trà xanh trong nước muối loãng

Bước 2: Vớt nguyên liệu ra, để ráo nước sau đó vò nát

Bước 3: Cho nguyên liệu vào nồi nước sạch, đun sôi

Bước 4: Lấy nước và bỏ phần bã, hòa cho ấm rồi tắm cho bé

Bước 5: Lau không cơ thể bé bằng khăn mềm

2. Trầu không

Trầu không (Piper betle) có tính ấm, mùi thơm, vị cay nồng. Theo nghiên cứu, lá trầu không có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại cho da. Một số hoạt chất trong dịch chiết của lá trầu không (Estragol, Diastase, Betel, Chavicol, Hydroxychavicol) có đặc tính chống viêm, sát trùng hiệu quả. Các bước dùng lá trầu không làm nước tắm cho bé bị viêm da cơ địa như sau: 

lá trầu không

Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không và 2 thìa cà phê muối biển

Bước 2: Rửa sạch lá trầu không sau đó ngâm trong nước muối loãng

Bước 3: Vò nhẹ lá trầu không và cho vào nồi nước sạch

Bước 4: Cho nồi nước lá trầu không lên bếp, đun sôi

Bước 5: Bỏ bã, lấy nước cốt, hòa cho ấm và tắm cho bé

3. Lá ổi

Lá ổi (Psidium guajava) có tính ấm, vị đắng, hơi ngọt, có khả năng giải độc tiêu thũng và se niêm mạc da. Theo nghiên cứu hiện đại, trong lá ổi chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và giảm ngứa hiệu quả. Loại lá này còn chứa một số hoạt chất giúp chữa lành tổn thương và tăng cường sức khỏe làn da. Bé bị viêm da cơ địa, mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá ổi, 3 lít nước sạch và 2 thìa cà phê muối rồi thực hiện theo các bước sau:  

lá ổi

Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, ngâm với nước muối loãng

Bước 2: Vớt lá ổi ra, cho vào nồi nước và cho lên bếp đun sôi

Bước 3: Lấy nước cốt lá ổi, hòa thêm nước cho ấm và tắm

Bước 4:  Lau khô bằng cơ thể bé bằng khăn mềm  

III. Những lưu ý khi sử dụng lá tắm cho bé bị viêm da cơ địa

Như vậy là bạn đã biết bé bị viêm da cơ địa tắm lá gì. Những loại lá mà chúng tôi chia sẻ trên đây có ưu điểm là an toàn và tiết kiệm chi phí. Nếu trong vườn có sẵn những loại lá kể trên, cha mẹ nên tận dụng để cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh viêm da cơ địa cho bé. Trong quá trình áp dụng, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

lưu ý khi dùng lá tắm cho bé bị viêm da cơ địa

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi cho bé tắm lá chữa viêm da cơ địa
  • Lựa chọn lá tươi, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng trước khi sử dụng
  • Không nên pha nước quá nóng hoặc quá lạnh để tắm cho bé
  • Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
  • Bôi kem dưỡng ẩm đều đặn 2 – 3 lần/ngày, chọn loại có thành phần tự nhiên an toàn, lành tính
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, phù hợp cho bé bị viêm da cơ địa
  • Thường xuyên cắt móng tay, tránh trường hợp bé ngứa ngáy và dùng tay cào, gãi mạnh lên da 
  • Nếu các triệu chứng không được cải thiện thậm chí nặng nề hơn, ngưng áp dụng và thông báo ngay cho bác sĩ da liễu 

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng sử dụng lá cây làm nước tắm cho bé bị viêm da cơ địa cũng chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, mới chớm. Hiện nay, việc sử dụng sản phẩm có thành phần tự nhiên, không corticoid, paraben, chất bảo quản gây hại cho da và được thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện khi mang đi xa đang trở thành xu hướng. Nếu bạn chưa biết sản phẩm nào thì Kutieskin là một gợi ý để bạn tham khảo. 

Bài viết đã giúp bạn có được đáp án chi tiết cho câu hỏi: “Bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì?”. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh viêm da cơ địa nói riêng và bệnh ngoài da ở trẻ em nói chung, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Đừng quên ghé thăm website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác.

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Bé bị côn trùng cắn sưng tấy phải làm sao? Xử lý thế nào ?

Bé bị côn trùng cắn sưng tấy khiến bạn lo lắng và không biết xử lý ra sao? Theo dõi bài viết sau để biết được nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh bé bị côn trùng cắn sưng tấy hiệu quả, nhanh chóng ngay tại nhà.

I. Tại sao bé bị côn trùng cắn sưng tấy?

Sau khi côn trùng cắn sẽ gây phản ứng trên da ngay lập tức. Với những bé có cơ địa nhạy cảm hay nọc côn trùng có nhiều độc tính sẽ xuất hiện những biểu hiện nặng như sưng tấy, đau rát, ngứa ngáy dữ dội tại chỗ. Nguyên nhân thường được đề cập đến khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy đó là cơ địa mẫn cảm.

bé bị côn trùng cắn sưng tấy

Phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ diễn ra ngay khi bị côn trùng cắn (vùng da bị cắn chuyển sang màu đỏ). Làn da của bé nhạy cảm hơn so với người lớn nên khi côn trùng cắn sẽ có phản ứng nghiêm trọng: sưng tấy, đau nhức, đôi khi xuất hiện mụn nước, bóng nước.

II. Bé bị côn trùng cắn sưng tấy có nguy hiểm không?

Thông thường, vết côn trùng cắn sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên, do cơ địa bé nhạy cảm với nọc độc của côn trùng dẫn đến tình trạng sưng tấy, đau rát và bọng nước xuất hiện trong nhiều ngày. 

bé bị côn trùng cắn sưng tấy

Không ít bé bị côn trùng cắn còn dẫn đến tổn thương nghiêm trọng trên da và thời gian hồi phục kéo dài. Côn trùng có độc tính cao như ong bắp cày, ong vò vẽ, kiến ba khoang còn gây sốc phản vệ, ngừng hô hấp, trụy tim, thậm chí tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

Côn trùng còn là tác nhân gây bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,… Chính vì vậy, cha mẹ cần nhận biết sớm dấu hiệu và lựa chọn phương pháp điều trị đúng cách để không gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.   

III. Bé bị côn trùng cắn sưng tấy phải làm sao?

Khi bé bị côn trùng cắn, cha mẹ nên bĩnh tĩnh và thực hiện sơ cứu. Sau khi sơ cứu, để giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho bé, cha mẹ có thể sử dụng đá lạnh, kem đánh răng hoặc kem bôi dịu da.

1. Xử lý ngay khi bé bị côn trùng cắn

Dưới đây là 3 bước sơ cứu khi bé bị côn trùng cắn:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ nhíp hoặc kim

Bước 2: Nhẹ nhàng lấy nọc côn trùng

Bước 3: Rửa sạch vùng da bị côn trùng cắn sưng tấy bằng nước ấm/xà phòng

Bước 4: Rửa lại vết thương bằng chất làm sạch và khử trùng

Bước 5: Dùng gạc và băng y tế để cố định vết thương

2. Điều trị triệu chứng khó chịu do côn trùng cắn

Khi bé bị côn trùng cắn sẽ xảy ra phản ứng nhẹ như ngứa, sưng đỏ và tự khỏi sau vài giờ. Tuy nhiên, một số trường hợp bị côn trùng cắn lại xuất hiện phản ứng lan tỏa với quầng đỏ lan trên diện rộng, sưng tấy, ngứa ngáy dữ dội. Để khắc phục các triệu chứng đó, cha mẹ có thể tham khảo 3 cách mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

2.1. Đá lạnh

Chườm đá lạnh là cách mà cha mẹ không nên bỏ qua khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng nếu vùng da bị côn trùng cắn không bị bội nhiễm hay mụn nước đã vỡ. Khi bé bị côn trùng đốt sưng to và đau nhức, cha mẹ chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:

đá lạnh

Bước 1: Chuẩn bị đá lạnh (2 – 3 viên)

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị côn trùng cắn

Bước 3: Cho đá lạnh vào khăn mềm

Bước 4: Nhẹ nhàng chườm lên vùng da bị tổn thương

Bước 5: Lau lại bằng khăn khô

2.2. Kem đánh răng

Kem đánh răng thường được sử dụng khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy. Trong kem đánh răng có hoạt chất kháng viêm, chống nhiễm trùng và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Tinh dầu bạc hà hoặc thành phần tạo cảm giác mát lạnh trong kem đánh răng giúp giảm đáng kể cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bên cạnh đó, chất sát khuẩn trong nguyên liệu này giúp làm dịu vết côn trùng cắn. Các bước thực hiện như sau:

kem đánh răng

Bước 1: Rửa sạch tay mẹ và vệ sinh sạch sẽ vùng da bị côn trùng cắn

Bước 2: Bôi một lượng vừa phải kem đánh răng lên vết côn trùng cắn và vùng da xung quanh

Bước 3: Massage nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc, lưu trên da từ 10 – 15 phút, rửa lại bằng nước sạch

2.3. Kem bôi dịu da

Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị côn trùng cắn, cha mẹ có thể sử dụng kem bôi dịu da cho bé. Chú ý lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thành phần tự nhiên, không chứa corticoid, paraben hay chất bảo quản gây hại cho da. Sử dụng kem bôi dịu da rất đơn giản:

kem bôi dịu da Kutieskin

Bước 1: Rửa sạch vùng da bị côn trùng cắn

Bước 2: Bôi một lớp mỏng và đều kem bôi dịu da

Bước 3: Massage nhẹ nhàng và để kem khô tự nhiên

Lưu ý: Vết côn trùng đốt sẽ giảm đáng kể tình trạng sưng tấy sau khi áp dụng cách mà chúng tôi chia sẻ trên đây. Tuy nhiên, cha mẹ nên cho bé đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu thấy những dấu hiệu sau:

  • Vùng da bị côn trùng cắn sưng tấy, thâm đỏ
  • Phát ban, xuất hiện mụn nước, mưng mủ, chảy máu hoặc lở loét
  • Mặt sưng, choáng váng, buồn nôn, khó thở, chóng mặt, ngất xỉu, tim đập nhanh

III. Phòng tránh bé bị côn trùng cắn sưng tấy bằng cách nào?

Khi bé bị côn trùng cắn, nếu không được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, cha mẹ nên có biện pháp chăm sóc da và phòng ngừa bé bị côn trùng cắn: 

phòng tránh bé bị côn trùng cắn sưng tấy

  • Buông màn khi bé ngủ, đóng cửa sổ và cửa chính vào ban đêm để côn trùng không thể vào nhà.
  • Thường xuyên cắt móng tay, tránh trường hợp bé cảm thấy ngứa ngáy sẽ cào, gãi khiến da bị tổn thương nặng nề.
  • Hướng dẫn bé tránh xa những loại côn trùng nguy hiểm như rết, ong, nhện, sâu róm, bọ cạp, kiến ba khoang, ong,
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ đồ dùng không sử dụng như thảm, đồ gỗ cũ, vải ướt, tránh côn trùng làm tổ.
  • Lựa chọn quần áo dài, thoáng mát và bôi thuốc chống muỗi, côn trùng khi cho trẻ ra ngoài vận động.
  • Không nên cho bé chơi ở bụi rậm, ẩm ướt, nhiều đồ đạc, bởi vì đây là những nơi có nhiều ong, muỗi, rết, bọ cạp,…

Kutieskin đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, điều trị và phòng tránh bé bị côn trùng cắn sưng tấy. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh viêm da cơ địa nói riêng và bệnh ngoài da ở trẻ em nói chung, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8179 để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Đừng quên ghé thăm website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác.

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Trẻ bị viêm da cơ địa: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Trẻ bị viêm da cơ địa có đặc điểm là xuất hiện các mảng mẩn đỏ, sưng tấy ngoài da, làm cho bé luôn ngứa ngáy, khó chịu. Phát hiện sớm và tiến hành điều trị, chăm sóc đúng cách sẽ giúp việc kiểm soát bệnh viêm da cơ địa trở nên dễ dàng hơn. 

I. Trẻ bị viêm da cơ địa là bệnh gì?

Viêm da cơ địa, còn được gọi là chàm thể tạng hay atopic dermatitis là một chứng viêm da mãn tính, hay tái phát và dai dẳng. Các vùng da mẩn ngứa, viêm sưng, bong tróc, đóng vảy tiết,… là đặc điểm đặc trưng của viêm da cơ địa.

trẻ bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa bùng phát phổ biến ở thời điểm trẻ còn nhỏ, trong khoảng từ 3 tháng – 2 tuổi. Tỷ lệ trẻ em trên 5 tuổi mới xuất hiện viêm da cơ địa rất thấp, chỉ khoảng 10%.

Khi trẻ lớn lên, chứng bệnh này cũng sẽ dần cải thiện và biến mất. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh vẫn đeo bám kể cả khi bé đã trường thành. Những trẻ em này sẽ có nguy cơ cao sẽ phải sống chung với viêm da cơ địa đến cuối đời.

II. Làm sao phát hiện trẻ bị viêm da cơ địa?

Với từng độ tuổi, giai đoạn bệnh, biểu hiện trẻ bị viêm da cơ địa cũng sẽ có những điểm khác biệt.

Viêm da cơ địa có 3 giai đoạn, chia thành cấp tính, bán cấp và mạn tính. Theo các quan sát thực tế, ít khi viêm da cơ địa phân hẳn thành các giai đoạn trên da mà thường xen kẽ nhiều thể bệnh một lúc.

Trẻ bị viêm da cơ địa gồm ba giai đoạn chính:

Cấp tính: Xuất hiện các vết mẩn sưng, ban tấy đỏ thành đám trên da, không phân biệt rõ vùng da lành với nơi bị bệnh. Trên bề mặt mẩn đỏ có thể nổi mụn nước li ti, rỉ dịch và đóng vảy tiết.

Bán cấp: Sự phù nề hay rỉ dịch giảm bớt. Da có dấu hiệu lên da non, các triệu chứng giảm bớt mức độ biểu hiện.

Mạn tính: Vùng da bị viêm dày và thẫm màu hơn, có gờ cộm rõ ràng, sờ vào thấy thô ráp, xù xì. Da xuất hiện các sẩn thâm hằn như cổ trâu (liken hóa).

viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến mọi vùng da trên cơ thể. Thế nhưng, tùy thuộc độ tuổi của trẻ mà vị trí bùng phát có thể thay đổi.

– Bé sơ sinh bị viêm da cơ địa ở mặt là hay gặp nhất. Độ tuổi dưới 1 tuổi thì trẻ hay xuất hiện vết viêm da ở vùng má, cằm, trán, quanh miệng, quanh tai.

– Khi trẻ lớn và di chuyển nhiều hơn, viêm da cơ địa chuyển sang tay chân hay các nếp gấp cơ thể (cẳng tay, cẳng chân, khớp tay, bàn tay, bàn chân, cổ,…).

Bên cạnh đó, trang thông tin y tế Mayo Clinics còn chỉ ra, 80% trẻ bị viêm da cơ địa mắc kèm thêm các tình trạng dị ứng như viêm mũi dị ứng hay hen suyễn.

III. Vì sao trẻ bị viêm da cơ địa?

Nguyên nhân chính xác dẫn đến viêm da cơ địa ở trẻ em vẫn chưa được giới khoa học khẳng định. Vậy nhưng, các nhà nghiên cứu cho rằng, viêm da cơ địa là kết quả của những tác động kết hợp sau:

Di truyền: Trẻ bị viêm da cơ địa có khả năng cao được sinh ra từ cha, mẹ hoặc cả hai người bị các bệnh như chàm thể tạng, vảy nến, mề đay, hen phế quản,…

Yếu tố di truyền

– Bất thường trong cấu trúc lớp hàng rào ngoài da: Filaggrin là một protein có nhiệm vụ cấu tạo nên lớp màng bảo vệ ngoài cùng của da. Nếu thiếu filaggrin, độ ẩm dễ bị thoát ra ngoài hơn, cũng như vi sinh vật, chất dị ứng dễ xâm nhập được vào cơ thể và kích hoạt phản ứng gây viêm.

Thời tiết: Trời lạnh, hanh khô, độ ẩm không khí thấp là thời điểm dễ bùng phát viêm da cơ địa.

Hóa chất: Da trẻ em rất mỏng manh và nhạy cảm. Vì thế, khi phải tiếp xúc với các hóa chất mạnh như xà phòng, nước tẩy rửa, chất bảo quản, hương liệu,… có thể khiến da trẻ bị kích ứng.

– Bụi bẩn: Khói thải từ xe cộ, nhà máy hay dị nguyên trong không khí (phấn hoa, đất bụi, lông động vật) cũng là tác nhân gây dị ứng điển hình.

– Thực phẩm: Trẻ nhỏ dễ bị dị ứng với các món ăn làm từ hải sản, trứng, sữa, hạt,… Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa cũng có thể là vì lý do này, do trẻ tiếp nhận gián tiếp dị nguyên thông qua sữa mẹ khi mẹ ăn các thực phẩm trên.

Xem thêm: Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì để nhanh chóng phục hồi ?

IV. Biện pháp xử trí đúng cách khi trẻ bị viêm da cơ địa

Hiện tại, vẫn chưa có một cách thức nào có thể chữa dứt điểm viêm da cơ địa cho bé. Mục tiêu chính khi điều trị là kiểm soát được các triệu chứng viêm sưng, ngứa ngáy để trẻ thoải mái hơn; đồng thời phòng ngừa tái phát trong tương lai.

1. Dưỡng ẩm và chăm sóc da đều đặn

Tổ chức uy tín National Eczema Association – Mỹ đã đưa dưỡng ẩm da vào trong hướng dẫn điều trị trẻ bị viêm da cơ địa, vì các lợi ích tuyệt vời nó mang lại.

Trước hết, da thiếu ẩm, khô ráp chính là một yếu tố thúc đẩy viêm da cơ địa bùng phát. Nó cũng là một đặc điểm thường xuyên hiện hữu ở những đối tượng mắc bệnh lý này. Da khô gia tăng tình trạng ngứa ngáy, châm chích trên da, làm bé cực kỳ khó chịu, bứt rứt.

Hơn nữa, da ẩm hỗ trợ quá trình chữa lành các tổn thương trên da được thuận lợi hơn. Sức khỏe làn da, cũng như khả năng miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh của da cũng phụ thuộc nhiều vào việc da có được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết.

Dưỡng ẩm da cho bé

Vậy nên, việc dưỡng ẩm da đầy đủ là điều mẹ không thể quên nếu muốn cải thiện chứng viêm da cơ địa cho trẻ. Chuyên gia đưa ra một số lời khuyên cho phụ huynh trong vấn đề giữ ẩm da cho con trẻ, như sau:

– Nên lựa chọn loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, có nguồn gốc thiên nhiên, không chứa chất tạo màu, tạo mùi, chất bảo quản,… sẽ bớt nguy cơ kích ứng da trẻ và làm viêm da cơ địa trầm trọng hơn.

– Mẹ nhớ thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày cho trẻ, trung bình từ 2 – 4 lần/ ngày. Vào mùa khô hanh, giá lạnh có thể tăng tần suất dưỡng ẩm hơn.

– Hạn chế tắm nước nóng. Nhiệt độ nước tắm chỉ nên trong mức 38 – 42 độ C.

– Không cho trẻ ngâm tắm quá lâu, giới hạn tối đa 10 – 15 phút.

– Cha mẹ có thể trang bị thêm các loại máy tạo độ ẩm trong phòng trẻ để giữ không khí luôn mát mẻ, dễ chịu.

– Dặn trẻ không gãi, chà sát mạnh vào vùng viêm da cơ địa để tránh gây trầy xước, nhiễm trùng vết thương. Cắt ngắn móng tay và dũa đều cho bé. Với bé sơ sinh chưa ý thức được, mẹ hãy cho bé đeo bao tay nhé.

2. Giải quyết viêm da cơ địa ở trẻ bằng Đông y

Y học dân gian quan niệm, viêm da cơ địa gây nên bởi nhiệt độc uất kết dưới da phát thành các biểu hiện sưng mẩn, phát ban, ngứa ngáy. Cách thức giải quyết là sử dụng các vị dược liệu, tiến hành thanh nhiệt, đào thải độc tố, chứng viêm da sẽ tự biến mất.  

Phương pháp Đông y hiện nay đang được khá nhiều bậc cha mẹ ưa chuộng, vì tính an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ. Một số loại thảo dược dân gian trị viêm da cơ địa cho bé hay được sử dụng là:

Lá kinh giới: Có công dụng tiêu độc, giảm viêm sưng, ngứa ngáy ngoài da rất tốt nhờ các thành phần tinh dầu và kháng sinh tự nhiên. Mẹ lấy một nắm kinh giới tươi, cho vào đun sôi với nước và dùng lau tắm cho bé hàng ngày.

lá kinh giới

Sài đất: Nhắc đến vị thuốc trị bệnh da liễu cho bé, không thể không nhắc đến sài đất. Hiệu quả giải độc, thanh nhiệt, chống viêm ngoài da của sài đất giúp nó là thành phần hữu hiệu chống lại trẻ bị viêm da cơ địa. Mẹ hãy lấy lá sài đất khô, đun nước tắm cho bé từ 3 – 4 lần/ tuần.

Lá lốt: Trong lá lốt chứa hoạt chất flavonoid và alkaloid ở nồng độ rất cao, có khả năng diệt gốc tự do, hạn chế viêm nhiễm trên da tích cực. Giã lá lốt tươi đắp lên vùng viêm da cơ địa, hoặc dùng lá lốt đun nước rửa cho bé đều được.

Xem thêm: [ Tiết lộ ] Bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể ứng dụng các loại dược liệu khác như lá khế, lá ổi, trầu không, trà xanh, mướp đắng,…. đều có hiệu quả khả quan trong việc đẩy lùi viêm da cơ địa.

Tuy nhiên, vì đặc điểm của thảo dược thiên nhiên là hiệu quả chậm, nên cách thức này ít có nhiều tác dụng nếu triệu chứng viêm da bùng phát dữ dội.

Bên cạnh đó, tràn lan nguồn nguyên liệu thảo dược kém chất lượng, cũng như quy trình chế biến rườm ra, nhiều bước cũng khiến các bậc phụ huynh ngần ngại khi áp dụng.

3. Trẻ bị viêm da cơ địa dùng thuốc gì?

Trong các trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa nghiêm trọng, cha mẹ nên cho trẻ đi khám ngay để được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc. Những nhóm thuốc hay dùng để điều trị viêm da cơ địa cho bé là:

Thuốc bôi corticoid: Có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa mạnh, nhanh chóng. Thường chỉ được dùng trong thời gian ngắn, trên diện tích da nhỏ vì lo ngại nguy cơ xảy ra biến chứng, đặc biệt khi dùng cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa.

Corticod bôi ngoài

Nhóm ức chế calcineurin: Có hiệu quả giảm viêm tốt tương đương corticoid tại chỗ, nhưng ít tác dụng phụ hơn. Có thể dùng lâu ngày để tránh tái phát viêm da cơ địa.

Nhóm kháng histamin: Được kê đơn để giảm ngứa và dị ứng da, giúp bé dễ ngủ hơn. Không được chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi.

Kháng sinh, kháng nấm: Dùng khi trẻ có biểu hiện nhiễm trùng.

Việc sử dụng thuốc hoàn toàn phải tuân theo sự chấp thuận và hướng dẫn của chuyên gia y tế. Phụ huynh không được tự ý mua thuốc cho con dùng, tránh xảy ra các hậu quả đáng tiếc.

Xem thêm: [ Bật Mí ] Trẻ bị viêm da cơ địa bôi thuốc gì?

Trẻ bị viêm da cơ địa cần phải được phát hiện sớm và xử trí theo các cách thức khoa học, hợp lý, an toàn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Nguồn : https://kutieskin.vn/

[ Tiết Lộ ] Trẻ bị kiến ba khoang đốt phải xử trí thế nào ?

Vào những tháng mưa ẩm là thời điểm nhiều trẻ bị kiến ba khoang đốt nhất. Vết cắn của kiến ba khoang có thể dẫn đến nhiều hệ quả nguy hiểm với sức khỏe, tính mạng của trẻ, nếu không được nhận biết và xử lý kịp thời. 

I. Nhận biết trẻ bị kiến ba khoang đốt

Kiến ba khoang dài thường có những đốt cam – đen phân thành 3 khoang riêng biệt, thân hình dài khoảng 1cm, nhỏ như hạt gạo. Nó có thể bay và di chuyển rất nhanh. 

Mùa mưa ẩm thấp là thời điểm thuận lợi để kiến ba khoang phát triển. Chúng trú ngụ ở các bờ bụi, ven ruộng, bãi cỏ dại, công trình,… Kiến ba khoang bị hấp dẫn bởi các ánh đèn dân cư lúc buổi đêm, bay vào nhà và ẩn mình ở chăn màn, quần áo hay các vật dụng gia đình khác.

trẻ bị kiến ba khoang cắn

Tay, chân, lưng, gáy, ngực,… là những vị trí mà kiến ba khoang thường hay tấn công trẻ. Lúc đó, trên da biểu hiện bằng các vết thương có đặc điểm dưới đây:

  • Thường xuất hiện ở các vùng da hở, không được che chắn bởi quần áo.
  • Tổn thương có dạng vệt, kéo dài thành các đám, theo một chiều như vết quệt tay.
  • Lúc đầu, da nổi các nốt mụn nước đỏ, mẩn dần lên, tích mủ, ở giữa hơi lõm và chứa dịch vàng trắng.
  • Vết mụn có thể vỡ ra, khiến da lở loét, chảy dịch.
  • Trẻ cảm thấy nóng rát, đau dữ dội tại vết cắn. Một số bé có tình trạng sốt, nổi hạch hoặc nhiễm trùng toàn thân lan rộng rất nguy hiểm.

Cách xác định dễ dàng nhất là cha mẹ quan sát thấy kiến ba khoang xuất hiện, cùng các tổn thương có biểu hiện như đã liệt kê. 

II. Tiến triển của vết thương trên vùng da của trẻ bị kiến ba khoang đốt

Cha mẹ có thể quan sát thấy, tổn thương trên vùng da bị ảnh hưởng sẽ diễn biến như sau:

trẻ bị kiến ba khoang cắn

  • Từ 6 – 8 tiếng: Vị trí da bị kiến cắn có dấu hiệu mẩn đỏ, ban phát, ngứa âm ỉ.  
  • Từ 12 – 24 tiếng: Các dấu hiệu tổn thương điển hình, ngứa rát dữ dội.
  • Từ 2 – 3 ngày: Nổi các nốt mụn nước, phồng rộp trên da giống như bỏng. Vùng da bị ảnh hưởng càng đỏ và sưng hơn.
  • Từ 3 – 5 ngày: Vết mụn bong vảy, bớt ngứa rát.
  • Từ 7 – 10 ngày: Da dần lành lại, vảy bong hết, để lại thâm trên da.

III. Vì sao kiến ba khoang cắn lại nguy hiểm với trẻ nhỏ?

Cơ thể của kiến ba khoang có thể sản xuất ra một loại độc tố có tên là Pederin, công thức là C24H43O9N. Các nghiên cứu chỉ ra, pederin độc gấp gấp 12 – 15 lần so với nọc rắn hổ!

Tổn thương da do Pederin gây nên có biểu hiện cấp tương tự các vết bỏng. Trẻ thường phải trải qua cảm giác đau đớn, khó chịu dữ dội sau khi bị đốt. Nếu dính lên mắt, có thế khiến mắt bị sưng đỏ, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực sau này nếu lượng độc tố lớn. 

kiến ba khoang

Vậy nhưng, rất may mắn là dịch độc của kiến ba khoang thường chỉ tiếp xúc ngoài da với một lượng nhỏ. Vì thế, bị kiến ba khoang cắn không có tỷ lệ chết người cao như bị rắn hổ cắn.  

Tuy nhiên, đã ghi nhận một số trường hợp trẻ em bị kiến ba khoang đốt gây tử vong hoặc tổn hại nghiêm trọng. Nguyên nhân đầu là do cha mẹ không nhận biết sớm và xử lý kịp thời, để chất độc lan rộng khắp cơ thể bé. Ngoài ra, một số trẻ nhỏ bị kiến ba khoang đốt còn đang trong độ tuổi nhũ nhi, cơ thể trẻ yếu ớt, chưa thể chống lại được những tổn hại nọc độc gây ra.  

Chính vì vậy, phụ huynh tuyệt đối không thể chủ quan nếu phát hiện trẻ nhỏ bị tấn công bởi kiến ba khoang mà phải lập tức có biện pháp xử trí nhanh chóng, khoa học.

IV. Làm gì khi trẻ bị kiến ba khoang đốt? 

Đầu tiên, khi nhìn thấy trẻ bị kiến ba khoang cắn, mẹ cần lập tức loại bỏ kiến khỏi da trẻ. Tránh dùng tay không để bắt, đập hoặc miết di kiến trên da trẻ.

Sau đó, sơ cứu cho bé như sau:

– Lấy nước sạch nhẹ nhàng rửa vết thương của trẻ. Không được chà xát mạnh, sẽ khiến độc tố càng lan rộng và tổn thương càng tăng nặng.

– Dùng xà phòng loãng, nước muối sinh lý hoặc hồ nước để sát khuẩn, vệ sinh da.

– Đưa bé đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp.

kiến ba khoang

V. Bé bị kiến ba khoang đốt bôi thuốc gì?

Tùy thuộc mức độ thương tổn, cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng các loại thuốc, dược phẩm khác nhau:

  • Nếu tình trạng vết cắn nhẹ, không nguy hiểm, bé chỉ cần dùng các loại thuốc bôi hoặc dung dịch sát trùng để giữ vùng da ảnh hưởng luôn sạch sẽ, vô khuẩn ( Ví dụ: dung dịch xanh methylen 1%, thuốc tím pha loãng, hồ nước; mỡ kẽm oxyd, mỡ kháng sinh).
  • Trường hợp nặng, phù nề sưng tấy nhiều, có biểu hiện toàn thân, các nhóm thuốc chống viêm, giảm đau, chống dị ứng có thể được kê đơn (Ví dụ: corticoid tại chỗ, thuốc kháng histamin).
  • Nếu làm theo đúng những biện pháp xử lý khoa học, vết cắn của kiến ba khoang có thể sẽ được loại bỏ sau 5 – 7  ngày.

Lưu ý, việc dùng thuốc không được tự tiện mà phải có đồng ý của chuyên gia y tế. Cha mẹ nên tuân thủ đúng về loại thuốc, thời gian sử dụng cũng như cách dùng thuốc đã được hướng dẫn cho trẻ để vết thương chóng hồi phục nhất.

Ngoài ra, mẹ tránh để bé chà xát, gãi vết kiến cắn, làm tổn thương càng nặng hơn và dễ bị nhiễm trùng thứ phát. Hạn chế tối đa nốt kiến ba khoang đốt tiếp xúc với vùng da lành lặn, đặc biệt là mắt.

V. Biện pháp giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị kiến ba khoang đốt

Vết cắn của kiến ba khoang có thể trở nên vô cùng nghiêm trọng, với những hậu quả khó lường. Vì thế, cha mẹ nên những cách thức đề phòng, giảm thiểu nguy cơ trẻ tiếp xúc với loài côn trùng này xuống mức tối đa.

xử lý khi trẻ bị kiến ba khoang đốt

  • Tránh bật ánh đèn huỳnh quang trong nhà, đặc biệt vào buổi tối để không thu hút kiến ba khoang bay vào. Nên thay bằng ánh đèn vàng (đèn sợi đốt) sẽ tốt hơn.
  • Lắp đặt những loại lưới mắt nhỏ chống côn trùng tại các vị trí cửa sổ, cửa lớn. Không nên mở cửa nhiều khi trời về đêm, nhất là thời điểm mưa ẩm, kiến ba khoang sinh sôi nhiều.
  • Loại bỏ các bờ bụi, ao tù nước đọng. Phát quang bụi rậm, dọn dẹp khu phế thải xung quanh nhà. Điều này giúp kiến ba khoang không còn vị trí để sinh sống.
  • Mắc màn khi đi ngủ. Kiểm tra kỹ chăn đệm, quần áo, vật dụng trong nhà, không để kiến ba khoang bám vào.
  • Cho bé mặc quần áo dài tay, che chắn kĩ nếu gia đình ở vùng nông thôn, đồng ruộng, nhiều cây cối, công trình.

Trẻ bị kiến ba khoang đốt cần phải được phát hiện và xử lý nhanh chóng, đúng cách. Hy vọng rằng, với bài viết trên, cha mẹ đã nắm được những kiến thức căn bản về điều cần tiến hành khi em bé bị kiến ba khoang cắn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Top 8+ Thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ em hiệu quả [ 2021 ]

Thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả, thuận tiện, giá cả phải chăng. Tuy nhiên, lựa chọn được sản phẩm chất lượng để có được hiệu quả điều trị tốt thì không phải ai cũng biết. Tham khảo bài viết sau để nắm rõ tiêu chí lựa chọn, 8 loại thuốc bôi côn trùng cắn hiệu quả, cách sử dụng và một số lưu ý.

I. Tiêu chí lựa chọn thuốc bôi côn trùng cắn cho bé

Khi bị côn trùng cắn hoặc đốt, da của bé sẽ sưng đỏ, có trường hợp nổi mụn nước và phù nề. Theo đó, các bé sẽ cảm thấy đau nhức, ngứa ngáy tại nốt côn trùng cắn và vùng da xung quanh. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện hàng loạt thuốc trị côn trùng cắn cho bé khiến các bậc phụ huynh hoang mang không biết chọn sản phẩm nào. Dưới đây là những tiêu chí quan trọng mà cha mẹ nên biết khi lựa chọn thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Thuốc phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được chuyên gia khuyên dùng
  • Thuốc có thành phần tự nhiên, an toàn, không gây kích ứng da
  • Thuốc không chứa corticoid, paraben, chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản

II. Thuốc bôi côn trùng cắn cho bé hiệu quả, an toàn

Thông thường, thuốc bôi côn trùng cắn cho bé có thành phần kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa thâm sẹo. Dưới đây là các loại thuốc bôi côn trùng cắn cho bé tốt nhất hiện nay. Các mẹ hãy tham khảo nhé!

1. Kutieskin

Thuốc bôi côn trùng cắn Kutieskin được đông đảo phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho bé yêu. Đây là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên (tinh chất nghệ trắng Nano THC, dầu hạnh nhân, bơ shea, dầu hướng dương, lô hội,…). Đặc biệt, Kutieskin không chứa corticoid, paraben, chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản.

kem bôi dịu da Kutieskin

Kutieskin dịu nhẹ ngay cả với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Sản phẩm được bổ sung công nghệ Aminovector dạng lỏng, nguồn gốc Pháp; Capryloyl glycerin có tác dụng làm sạch da và Xylitylglucoside giúp tái tạo hệ vi sinh trên da. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm CVI, đạt chuẩn CGMP – Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm do Bộ Y tế cấp.

Công dụng:

  • Chống viêm
  • Kháng khuẩn
  • Giảm ngứa
  • Dịu mẩn đỏ
  • Tái tạo da
  • Ngừa thâm sẹo
  • Dưỡng ẩm
  • Bảo vệ da

Giá bán: 96.000 đồng/tuýp 30g

2. Phenergan

Thuốc thoa côn trùng cắn Phenergan được sản xuất bởi Tập đoàn Sanofi – Pháp. Phenergan thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu, thành phần chính là Promethazin (thuộc nhóm Histamin), axit Stearic, Lanolin, Cholesterol, Triethanolamine, Parahydroxybenzoate, hương Lavender tự nhiên. Phenergan phù hợp với trẻ từ 2 tuổi trở lên bị ngứa ngáy do côn trùng cắn.

phenergan

Công dụng:

  • Giảm mẩn đỏ, sưng tấy
  • Giảm cảm giác ngứa ngáy

Giá bán tham khảo: 20.000 đồng/tuýp 10g

3. Mentholatum Remos IB

Thuốc bôi côn trùng cắn Mentholatum Remos IB đến từ “đất nước mặt trời mọc”. Sản phẩm có công thức cải tiến Antedrug, hoạt chất kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, Mentholatum Remos IB có khả năng hạn chế tác dụng phụ của corticoid so với các loại thuốc khác. Chỉ bôi thuốc Mentholatum Remos IB ở ngoài da, tránh xa vùng mắt, niêm mạc.

remos ib

Công dụng:

  • Giảm mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo da

Giá bán tham khảo: 45.000 đồng/tuýp 10g

4. Muhi

Thuốc thoa côn trùng cắn cho bé Muhi có nguồn gốc Nhật Bản. Thành phần chính của thuốc là Diphenhydramine hydrochloride – thuốc kháng Histamin gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Chất Isopropyl Metyl Phenol và tinh dầu bạc hà. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Công ty Ikeadamohando.co.

muhi

Công dụng:

  • Kháng khuẩn
  • Giảm sưng tấy
  • Giảm ngứa ngáy

Giá bán tham khảo: 109.000 đồng/lọ 50ml

5. After bites

After bites là thuốc bôi côn trùng cắn có nguồn gốc từ Mỹ. Thành phần chính là chiết xuất lô hội, tinh dầu trà xanh, sáp nhũ hoa, dầu khuynh diệp, NaOH, Dimethicone, Diethanolamine. Nên sử dụng sản phẩm cho trên 2 tuổi.

after bites

Công dụng:

  • Giảm mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy
  • Chống nhiễm trùng
  • Phục hồi tổn thương da

Giá bán tham khảo: 165.000 đồng/tuýp 14ml

6. Chicco

Thuốc bôi côn trùng cắn cho bé Chicco có nguồn gốc Italia. Thành phần chính của sản phẩm là tinh chất bạc hà và chất Zanthoxylum được chiết xuất từ cây hoa tiêu. Ưu điểm nổi bật của Chicco là không gây cảm giác nhờn và mùi hương dễ chịu. Sản phẩm được thiết kế đẹp mắt, nhỏ gọn và thuận tiện.

chicco

Công dụng:

  • Giảm sưng, ngứa ngáy, khó chịu
  • Làm dịu nốt côn trùng cắn hoặc đốt
  • Ngăn ngừa thâm sẹo

Giá bán tham khảo: 250.000 đồng/tuýp 10ml

7. Mommy Care

Thuốc thoa côn trùng cắn cho bé Mommy Care có nguồn gốc Israel. Sản phẩm được bào chế từ các thành phần tự nhiên và hữu cơ lành tính, an toàn: Aloe, bơ hữu cơ, Seed Oil, Avena Sativa, Simmondsia Chinensis từ quả Jojoba, Mentha spicata từ bạc hà,… Sản phẩm đạt tiêu chuẩn của người Do Thái – Bộ Y tế Israel. Mommy Care không chứa paraben, hóa chất, dầu khoáng và thành phần gây ung thư.

mommy care

Công dụng:

  • Giảm kích ứng da do côn trùng cắn 
  • Nhẹ nhàng chăm sóc da

Giá bán tham khảo: 265.000 đồng/lọ 70ml

8. Stanhome Cool Insect

Stanhome Cool Insect là thuốc chống côn trùng đốt có nguồn gốc từ Pháp. Thành phần chính là chiết xuất lá phỉ, Alcohol, Glycerin, Camphor, Allantoin, Propylene Glycol, Ammonium Acryloyldimethyltaurate.VP Copolymer. Sản phẩm dễ dàng thẩm thấu vào da và không gây cảm giác nhờn, dính. Không nên sử dụng sản phẩm cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 3 tuổi.

stan home

Công dụng:

  • Kháng khuẩn, chống viêm
  • Giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy
  • Dưỡng ẩm cho da

Giá bán tham khảo: 300.000 đồng/tuýp 50ml

III. Hướng dẫn sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn 

Hướng dẫn sử dụng

Tùy theo độ tuổi, tình trạng tổn thương da mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi côn trùng cắn hoặc đốt phù hợp. Cha mẹ cũng cần tuân theo đúng liều lượng và tần suất mà bác sĩ chỉ định. Dưới đây là các bước sử dụng mà cha mẹ có thể tham khảo: 

bôi thuốc trị côn trùng cắn cho bé

Bước 1: Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị côn trùng cắn cho bé

Bước 2: Bôi một lượng vừa đủ thuốc thoa côn trùng cắn cho bé

Bước 3: Massage nhẹ nhàng từ 1 – 2 phút sau đó để khô tự nhiên

Một số lưu ý khi sử dụng

Để tránh gây kích ứng da, khi sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn , cha mẹ nên chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Tham khảo ý kiến và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu trước khi sử dụng thuốc
  • Phải vệ sinh sạch sẽ tay mẹ và vùng da bị côn trùng cắn của bé trước khi bôi thuốc
  • Tuyệt đối không bôi thuốc lên vết thương chảy nước, mủ, máu
  • Để xa tầm tay bé, tránh tình trạng bé nuốt sản phẩm gây ngộ độc
  • Ngừng sử dụng nếu thấy dấu hiệu bất thường, liên hệ ngay với bác sĩ da liễu để có biện pháp xử lý kịp thời

Trên đây là thông tin chi tiết về các loại thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ em. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hữu ích, hãy like và chia sẻ đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhé! Đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời giải đáp về bệnh ngoài da ở trẻ em. Ghé thăm kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác.

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Bé bị muỗi đốt thâm: Top 3+ cách trị an toàn và hiệu quả

Muỗi đốt khiến bé ngứa ngáy nên có phản ứng cào, gãi, chà xát khiến da tổn thương. Nếu không khắc phục kịp thời và đúng cách sẽ để lại thâm trên da. Bé bị muỗi đốt thâm khiến mẹ lo lắng, không biết xử lý ra sao? Tham khảo bài viết để hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và chăm sóc. 

I. Tại sao bé bị muỗi đốt thâm?

Lớp thượng bì da của bé rất mềm, mỏng và có nhiều mao mạch. Bên cạnh đó, các sợi cơ, nang lông, sợi đàn hồi, nang lông chưa hoàn thiện. Do đó, chỉ cần tác động nhẹ có thể khiến da bị tổn thương, thậm chí là để lại thâm sẹo suốt đời. Một trong những nguyên nhân khiến da bé bị thâm đó chính là muỗi đốt. Vậy, tại sao bé bị muỗi đốt thâm?

bé bị muỗi đốt thâm

Khi tiếp xúc với da của bé, muỗi sẽ tiêm nước bọt vào trong, phản ứng miễn dịch của cơ thể diễn ra khiến vùng da bị muỗi đốt sưng đỏ, ngứa ngáy. Tuy nhiên, một số bé hệ miễn dịch phản ứng mạnh mẽ, bé cảm thấy ngứa ngáy dữ dội. Thêm nữa, vì không thể tự chủ nên bé đã cào, gãi, chà xát khiến da bị tổn thương. Sau đó, nốt muỗi đốt khô và đóng vảy, khi vảy bong sẽ để lại thâm sẹo trên da. 

II. Cách trị khi bé bị muỗi đốt thâm

Khi bé bị muỗi đốt thâm, mẹ có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên như tinh bột nghệ, sữa chua, nước cốt chanh, mật ong, khoai tây, nha đam, đu đủ chín,… Bên cạnh những nguyên liệu đó, chúng tôi sẽ bật mí với các mẹ một giải pháp hiệu quả, an toàn, tiết kiệm thời gian và công sức, hãy theo dõi nhé!

1. Tinh bột nghệ và sữa chua

Bé bị muỗi đốt thâm mẹ không nên bỏ qua tinh bột nghệ và sữa chua. Hoạt chất Curcumin trong tinh bột nghệ phát huy khả năng phá hủy, ngăn ngừa quá trình sản sinh sắc tố Melanin, kích thích sản sinh Elastin và Collagen để tái tạo da. Sữa chua có tác dụng giảm thâm, giúp da đều màu và mềm mịn. Các bước kết hợp tinh bột nghệ và sữa chua trị thâm da do muỗi đốt như sau:

tinh bột nghệ và sữa chua

Bước 1: Chuẩn bị tinh bột nghệ và sữa chua không đường (1 – 2 thìa cà phê/loại)

Bước 2: Trộn đều để có hỗn hợp dạng sệt

Bước 3:  Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị thâm do muỗi đốt của bé

Bước 4: Bôi hỗn hợp lên da, massage nhẹ theo hình xoắn ốc

Bước 5: Lưu trên da khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước ấm

2. Nước cốt chanh và mật ong

Nước cốt chanh chứa axit Citric, vitamin, giúp loại bỏ tế bào da bị hư tổn và thúc đẩy quá trình tái tạo da mới, giảm nhanh tình trạng thâm do muỗi đốt. Trong khi đó, mật ong có khả năng ức chế vi khuẩn và bổ sung dưỡng chất giúp vùng da bị tổn thương nhanh chóng hồi phục. Mật ong còn giúp da mềm mịn và sáng màu. Nếu tay, chân bé bị muỗi đốt để lại vết thâm, mẹ chuẩn bị khoảng 1 thìa cà phê nước cốt chanh, 2 thìa cà phê mật ong sau đó thực hiện theo các bước sau:

mật ong và chanh

Bước 1: Trộn 2 nguyên liệu với nhau để có được hỗn hợp sánh mịn

Bước 2: Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị thâm cho bé

Bước 3: Bôi hỗn hợp, massage nhẹ nhàng

Bước 4: Lưu trên da khoảng 15 phút

Bước 5: Rửa lại bằng nước ấm, dùng khăn mềm lau khô

3. Kem bôi dịu da

Giải pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó chính là sử dụng kem bôi dịu da và dưỡng ẩm cho bé bị muỗi đốt thâm. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý chọn loại có nguồn gốc tự nhiên, an toàn, không gây kích ứng da. Nếu mẹ chưa biết lựa chọn sản phẩm nào thì Kutieskin là gợi ý tuyệt vời. Dưới đây là các bước sử dụng sản phẩm mà mẹ có thể tham khảo:

kem bôi dịu da Kutieskin

Bước 1: Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị muỗi đốt thâm cho bé

Bước 2: Bôi một lớp mỏng và đều kem bôi dịu da

Bước 3: Massage nhẹ nhàng và để khô tự nhiên

III. Hướng dẫn chăm sóc bé bị muỗi đốt thâm

Để tổn thương chóng lành đồng thời tăng sức đề kháng cho làn da, khi chăm sóc bé mẹ nên chú ý một số điều sau:

rau xanh
Rau xanh hỗ trợ và bổ sung vitamin C cho bé
  • Bổ sung rau quả chứa nhiều vitamin C trong chế độ ăn của bé
  • Không để bé cào/gãi/chà xát lên nốt muỗi đốt bị thâm
  • Mẹ có thể xoa nhẹ để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé
  • Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương, lau khô bằng bông y tế hoặc khăn mềm
  • Tránh để vùng da bị thâm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Chú ý bôi kem dịu da và dưỡng ẩm đều đặn 2 – 3 lần/ngày cho bé
  • Tuyệt đối không bôi kem dưỡng có chất tẩy và làm trắng lên vùng da bị thâm

Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, cách khắc phục và chăm sóc cho bé bị muỗi đốt thâm. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hữu ích, hãy like và chia sẻ đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhé! Đừng quên ghé thăm website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh ngoài da ở trẻ em.

Nguồn : https://kutieskin.vn/

[ Hỏi – đáp ] Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có sao không?

Tại sao trẻ hay bị muỗi đốt? Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có sao không? Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt? Phòng chống muỗi đốt cho trẻ sơ sinh bằng cách nào? Tất cả đáp án sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

I. Tại sao trẻ hay bị muỗi đốt?

Muỗi đốt thường để lại vết sưng đỏ trên da và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Người lớn, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ đều là đối tượng mà muỗi có thể tấn công. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh lại là đối tượng hay bị muỗi đốt hơn cả. Lý do trẻ sơ sinh hay bị muỗi đốt là: 

trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có sao không

  • Mẹ bôi kem dưỡng da có mùi thơm hoặc không mắc màn khi ngủ
  • Trẻ sơ sinh thường có thân nhiệt cao nên thu hút muỗi 
  • Mẹ cho trẻ mặc quần áo ngắn, màu sắc sặc sỡ, nhiều họa tiết thu hút muỗi
  • Trẻ sơ sinh có nhóm máu O thu hút muỗi hơn những trẻ có nhóm máu khác
  • Mẹ không vệ sinh da sạch sẽ, vi khuẩn trú ngụ trên da nhiều, tạo ra mùi đặc trưng khiến trẻ bị muỗi đốt

II. Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có sao không?

Thông thường, muỗi đốt khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Nếu mẹ không xử lý kịp thời, rất có thể trẻ sẽ cào, gãi gây tổn thương da. Theo đó, vi khuẩn có thể xâm nhập dễ dàng, vết thương bị nhiễm trùng, bội nhiễm hoặc một số bệnh nguy hiểm như:  

Sốt xuất huyết: Đây là bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được khắc phục kịp thời. Dấu hiệu nhận biết là phát ban, sốt, nhức đầu, tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, bỏ bú, xuất huyết dưới da.

bé bị muỗi đốt phải làm sao

Virus gây bệnh: Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có thể mắc một số bệnh nguy hiểm như sốt rét ,sốt vàng da, sốt virus Chikungunya, viêm não Nhật Bản, virus West Nile,… Đây là những bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Nhiễm trùng máu: Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể và cả tính mạng. Triệu chứng của bệnh bao gồm: nổi mẩn đỏ ở lưỡi, mắt, cổ họng; ngứa ngáy dữ dội, sốt cao, thở nhanh, không tỉnh táo, ngủ li bì.

Ngay khi tiếp xúc với da, muỗi sẽ tiết ra chất dịch để máu không đông và gây tê ngay lập tức. Lúc này, cơ thể sẽ gửi đi các kháng thể chống lại chất dịch do muỗi tiết ra, xuất hiện phản ứng miễn dịch, da bị sưng tấy và ngứa ngáy. Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm nên phản ứng miễn dịch càng mạnh mẽ và triệu chứng khó chịu hơn nhiều so với người lớn. Dưới đây là một số trường hợp muỗi đốt mẹ nên đặc biệt chú ý: 

  • Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt ở mắt
  • Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt sưng tấy
  • Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt nổi mụn nước
  • Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ
  • Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt gãi chảy máu

III. Cách điều trị trẻ bị muỗi đốt bằng nguyên liệu thiên nhiên

Sữa mẹ, mật ong, bột yến mạch là những nguyên liệu an toàn và hiệu quả để giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ do muỗi gây nên. Các bước thực hiện sẽ được Kutieskin chia sẻ chi tiết ngay sau đây.

1. Mật ong

Trong các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên an toàn và hiệu quả với nốt muỗi đốt, không thể không nhắc đến mật ong. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Một số hoạt chất trong nguyên liệu này có khả năng chữa lành tổn thương và làm mềm mịn da. Để giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ trên da do muỗi đốt, mẹ chuẩn bị khoảng 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất và thực hiện theo các bước sau:

Mật ong

Bước 1: Rửa sạch nốt muỗi đốt và vùng da xung quanh

Bước 2: Bôi mật ong, massage nhẹ nhàng

Bước 3: Lưu trên da khoảng 15 – 20 phút

Bước 4: Rửa lại bằng nước ấm và dùng khăn mềm lau khô

2. Húng quế

Húng quế có tên khoa học là Ocimum basilicum, được trồng phổ biến ở một số quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Hoạt chất Camphor, Menthol trong húng quế giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho trẻ. Đây là nguyên liệu tự nhiên nên an toàn, hầu như không gây kích ứng da. Khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt, mẹ chuẩn bị khoảng 1 nắm nhỏ húng quế và thực hiện theo các bước sau:

húng quế

Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu và ngâm trong nước muối loãng

Bước 2: Cho nguyên liệu vào giã nát hoặc xay nhuyễn

Bước 3: Dùng khăn sạch hoặc rây lọc lấy nước cốt

Bước 4: Rửa sạch vùng da bị muỗi đốt, bôi nước húng quế

Bước 5: Lưu trên da từ 10 – 15 phút, rửa lại bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm

3. Tía tô đất

Khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt, mẹ không nên bỏ qua tía tô đất (Melissa officinalis). Theo nghiên cứu, trong tía tô đất có chứa hoạt chất Tanin, có khả năng làm lành tổn thương da nhanh chóng. Polyphenol kết hợp với Tanin giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng da. Các bước sử dụng tía tô đất để làm dịu nốt muỗi đốt cho trẻ sơ sinh gồm:

tía tô đất

Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm nhỏ tía tô đất, rửa và ngâm trong nước muối loãng

Bước 2: Vớt nguyên liệu ra, để ráo nước, giã nát hoặc xay nhuyễn

Bước 3: Lọc lấy nước cốt, bôi lên vùng da bị muỗi đốt

Bước 4: Giữ nguyên trên da khoảng 10 – 15 phút

Bước 5: Rửa lại bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm

IV. Biện pháp phòng chống muỗi đốt cho trẻ sơ sinh

Muỗi đốt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ và nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Phòng tránh muỗi đốt cho trẻ sơ sinh không phải chuyện quá khó, cha mẹ chỉ cần thực hiện theo một số cách mà Kutieskin chia sẻ sau đây:

  • Giữ cho da trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng và bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ đều đặn 2 lần/ngày.
  • Không nên cho trẻ sử dụng sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm bởi vì điều đó sẽ thu hút muỗi.
  • Đeo bao tay/chân, mặc quần áo dài và không có quá nhiều họa tiết.  

lưu ý và tròng trành muỗi đốt cho bé

  • Chú ý mắc màn (kể cả bật quạt, điều hòa) và mặc quần áo dài để phòng tránh muỗi đốt khi trẻ ngủ.
  • Bôi kem chống muỗi, nên chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính.
  • Đảm bảo nhà cửa, sân vườn luôn sạch sẽ, thoáng đãng, úp/đậy dụng cụ chứa nước khi không sử dụng.
  • Thiết kế ống thoát nước ở sân, vườn để tránh nước tồn đọng, tạo môi trường thuận lợi để muỗi sinh sôi và phát triển.
  • Thả cá vào vật dụng chứa nước như bể nước, chum, vại, lu, lọ hoa, chậu nước bỏ để diệt bọ gậy.
  • Trồng thảo dược (bạc hà, oải hương, đinh hương, hương thảo, sả, húng quế, tía tô,…) ở khu vực hành lang, ban công hay trong vườn để đuổi muỗi.
  • Nếu có thể hãy sử dụng vợt, nhang, băng phiến, đèn xông tinh dầu, máy đuổi côn trùng, lưới/màn chống muỗi.

Bài viết đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi: “Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt nhiều có sao không?”. Nếu còn câu hỏi liên quan đến bệnh ngoài da ở trẻ em, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời giải đáp. Thường xuyên truy cập kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Nguồn : https://kutieskin.vn/

[ Hỏi đáp ] Bé bị muỗi đốt gãi chảy máu nguy hiểm không?

Khi bị muỗi đốt, bé thường không kiểm soát được nên cào, gãi, chà xát mạnh để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Hậu quả của việc làm này là nốt muỗi đốt và vùng da xung quanh bị chảy máu. Vậy, bé bị muỗi đốt chảy máu nguy hiểm không? Xử lý khi bé bị muỗi đốt gãi chảy máu như thế nào? Phòng tránh bé bị muỗi đốt gãi chảy máu ra sao? Theo dõi bài viết để có được đáp án chi tiết và chính xác nhé!

I. Tại sao bé hay bị muỗi đốt?

Trong các nguyên nhân khiến bé hay bị muỗi đốt không thể không nhắc đến nguyên nhân sau:  

  • Bé có thân nhiệt cao, đây là một trong những lý do thu hút muỗi
  • Bé thích tìm tòi, khám phá, thường chơi đùa trong bụi cây, nơi ẩm ướt, tối tăm
  • Bé hay bị muỗi đốt có liên quan đến nhóm máu (nhóm máu O đặc biệt thu hút muỗi)
  • Mẹ cho bé mặc quần áo ngắn, nhiều họa tiết và màu sắc thu hút muỗi
  • Bé vận động liên tục, nhịp hô hấp tăng, cơ thể ra nhiều mồ hôi, thải ra nhiều khí CO2 nên thu hút muỗi
  • Không tắm rửa sạch sẽ và thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến bé hay bị muỗi đốt

II. Bé bị muỗi đốt gãi chảy máu nguy hiểm không?

Trong quá trình hút máu, muỗi sẽ tiết ra nước bọt nhằm mục đích gây tê tại chỗ. Nước bọt của muỗi hoạt động giống như chất chống đông máu, vì vậy, muỗi có thể thoải mái hút máu cho đến khi no. Khi đó, cơ thể bé sẽ tiết ra kháng thể IgE và IgG để đối phó với chất có trong nước bọt của muỗi. Một phản ứng miễn dịch xảy ra, biểu hiện là da sưng đỏ và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Khác với người lớn, các bé chưa có phản xạ đuổi muỗi mà chỉ có thể tự cào, gãi, chà xát để làm dịu cơn ngứa và cảm thấy dễ chịu hơn. Việc làm đó khiến biểu bì da bị tổn thương, thậm chí là chảy máu. Bé bị muỗi đốt chảy máu có thể dẫn đến những nguy hiểm khó lường, chẳng hạn:

bé bị muỗi đốt gãi chảy máu

Nhiễm trùng: Khi bé gãi chảy máu, vô tình sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên hàng loạt phản ứng nghiêm trọng cho hệ miễn dịch trong đó có bội nhiễm thậm chí là nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng của bé.

Thâm sẹo: Một số bé có cơ địa nhạy cảm, khi bị muỗi đốt sẽ sưng tấy, ngứa ngáy dữ dội, bé ra sức cào, gãi khiến nốt muỗi đốt bị chảy máu. Khi nốt này khô sẽ đóng vảy và để lại thâm sẹo khi vảy bong. Vết sẹo trên da do muỗi đốt thường có màu trắng bên trong và viền màu nâu. 

III. Xử lý khi bé bị muỗi đốt gãi chảy máu như thế nào?

Khi bé bị muỗi đốt gãi chảy máu, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ làm cho da tổn thương nặng nề thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, ngay khi phát hiện bé gãi chảy máu, mẹ thực hiện ngay theo các bước sau:

lưu ý khi bé bị muỗi đốt gãi chảy máu

Bước 1: Không để bé tiếp tục gãi vào nốt muỗi đốt và vùng da xung quanh

Bước 2: Dùng nước ấm, nước muối sinh lý để rửa vết thương cho bé

Bước 3: Dùng băng gạc y tế để băng vết thương lại, tránh tình trạng nhiễm trùng

Lưu ý : Đợi đến khi vết thương không còn chảy máu, miệng vết thương đã se lại, mẹ có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên để khắc phục tình trạng tổn thương da và giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé.

1. Yến mạch

Yến mạch (Avena sativa) là một loại ngũ cốc quen thuộc, rất tốt cho sức khỏe và làn da. Hoạt chất Avenanthramide trong bột yến mạch được coi như chất kháng viêm tự nhiên và giúp chữa lành tổn thương da nhanh chóng. Một số chất khác trong bột yến mạch có tác dụng dưỡng ẩm, giúp cho da mịn màng. Khi bé bị muỗi đốt gãi chảy máu, đợi miệng vết thương se lại, mẹ chuẩn bị bột yến mạch và thực hiện theo các bước sau:

Yến mạch

Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 thìa cà phê bột yến mạch

Bước 2: Cho thêm chút nước để tạo hỗn hợp dạng sệt

Bước 3: Rửa sạch vùng da bị muỗi đốt (bé) và tay mẹ

Bước 4: Đắp hỗn hợp và giữ nguyên từ 10 – 15 phút

Bước 5: Rửa lại bằng nước ấm, lau khô bằng khăn mềm

2. Lô hội/Nha đam

Lô hội/Nha đam (Aloe vera) có đặc tính khử trùng, chống viêm, làm dịu da. Nguyên liệu này còn giúp giảm sưng, ngứa ngáy do muỗi đốt và chữa lành vết thương trên da. Các bước thực hiện như sau:

nha đam

Bước 1: Chuẩn bị khoảng 2 thìa cà phê gel nha đam

Bước 2: Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị muỗi đốt

Bước 3: Bôi gel nha đam, massage từ 1 – 2 phút

Bước 4: Lưu trên da tầm 15 phút

Bước 5: Rửa lại bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm

3. Kem bôi dịu da, dưỡng ẩm

Khi vết thương se lại, mẹ nên sử dụng kem bôi dịu da và dưỡng ẩm cho bé. Sản phẩm giúp giảm ngứa, giảm sưng đỏ, rút ngắn thời gian hồi phục tổn thương, tạo lớp màng bảo vệ đồng thời dưỡng ẩm, giúp da mềm mịn. Để không gây thêm tổn thương cho da của bé, mẹ nên chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn, dịu nhẹ đặc biệt không chứa corticoid, paraben, hương liệu hay chất bảo quản. Các bước bôi kem dịu da và dưỡng ẩm cho bé như sau:

kem bôi dịu da Kutieskin

Bước 1: Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị muỗi đốt (đã se lại)

Bước 2: Bôi một lớp mỏng và đều kem bôi dịu da

Bước 3: Massage nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc sau đó để khô tự nhiên

IV. Phòng tránh bé bị muỗi đốt gãi chảy máu ra sao?

Ngoài việc gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thùi muỗi còn có thể truyền nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm như viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh Zika,… Chính vì vậy, cha mẹ cần có biện pháp phòng tránh muỗi đốt cho bé. Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia da liễu:

phòng tránh muỗi đốt ở trẻ

  • Chú ý cắt móng tay và vệ sinh sạch sẽ cơ thể hàng ngày, tránh mồ hôi ra, thu hút muỗi cùng một số loại côn trùng khác.
  • Bôi kem dịu da và dưỡng ẩm cho bé đều đặn từ 2 – 3 lần/ngày, ưu tiên sản phẩm có thành phần tự nhiên, không corticoid, paraben, chất bảo quản.
  • Không nên cho bé sử dụng sản phẩm có mùi thơm đặc trưng như nước hoa, sữa tắm, kem dưỡng da.
  • Mặc quần áo dài, sáng màu, ít họa tiết, rộng rãi, thoáng mát, đi giày và đội mũ khi cho bé ra ngoài vận động.
  • Không cho bé chơi đùa tại những nơi muỗi thường trú ngụ: vũng nước, bụi cây/hoa, góc tối.
  • Mắc màn khi bé ngủ, hạn chế mở cửa vào khoảng thời gian mà muỗi hoạt động mạnh (chiều tối, sáng sớm).
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp để tăng sức đề kháng cho bé. Ưu tiên thực phẩm giàu vitamin B1.
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ở, nhà cửa, sân vườn; trồng thảo dược ở ban công, hành lang để phòng chống muỗi.

Kutieskin đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Bé bị muỗi đốt gãi chảy máu nguy hiểm không?”. Nếu còn câu hỏi liên quan đến bệnh ngoài da ở trẻ em, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời giải đáp. Thường xuyên truy cập kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Nguồn : https://kutieskin.vn/

[ Hỏi – đáp ] Trẻ bị muỗi đốt bôi dầu tràm được không?

Trẻ bị muỗi đốt bôi dầu tràm được không và bôi như thế nào hiệu quả? Sử dụng dầu tràm khi trẻ bị muỗi đốt cần lưu ý điều gì? Theo dõi bài viết sau để có được đáp án chi tiết, chính xác.

I. Trẻ bị muỗi đốt bôi dầu tràm được không?

Vùng da bị muỗi đốt thường đỏ, sưng và có cảm giác ngứa ngáy. Nguyên nhân là do kháng thể IgE và IgG hoạt động để ngăn cản sự xâm nhập của nước bọt muỗi vào cơ thể. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da mỏng, nhạy cảm nên tổn thương da rõ hơn so với người lớn. 

bôi dầu tràm cho bé

Để giảm triệu chứng khó chịu do muỗi gây nên, dân gian thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong đó có dầu tràm. Dầu tràm được chiết xuất từ lá cây tràm trà (Melaleuca alternifolia). Người ta sẽ sử dụng lá của cây tràm trà, hấp và chưng cất để thu được dầu. Tinh dầu tràm thường được dùng để phòng và điều trị một số bệnh nhiễm trùng.

Theo nghiên cứu, trong dầu tràm có hoạt chất Alpha – terpineol có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn, chống viêm, tiêu sưng, giảm ngứa và ngăn ngừa sẹo trên da hiệu quả. Mẹ có thể yên tâm cho trẻ sử dụng dầu tràm mà không lo bị kích ứng da vì nguyên liệu này có nguồn gốc tự nhiên.

II. Trẻ bị muỗi đốt bôi dầu tràm như thế nào hiệu quả?

Muỗi là côn trùng có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hậu quả do muỗi gây nên không hề đơn giản. Ngoài cách tắm, xông phòng bằng tinh dầu tràm, mẹ còn có thể bôi trực tiếp dầu tràm lên nốt muỗi đốt và vùng da xung quanh. Cách thực hiện rất đơn giản:

cách sử dụng dầu tràm cho bé

Bước 1: Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị muỗi đốt của trẻ

Bước 2: Bôi dầu tràm, massage nhẹ nhàng từ 1 – 2 phút

Bước 3: Để dầu tràm khô tự nhiên, không cần rửa lại

III. Sử dụng dầu tràm khi trẻ bị muỗi đốt cần lưu ý điều gì?

Trẻ bị muỗi đốt bôi dầu tràm được nhiều mẹ đánh giá là hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng mẹ nên chú ý một số điều sau:

  • Tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ uy tín để mua dầu tràm, tránh xa những sản phẩm pha trộn và không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Chỉ nên bôi dầu tràm khi trẻ bị muỗi đốt ở tay, chân, lưng, bụng, ngực; hạn chế bôi ở những vùng da nhạy cảm như gần mắt, miệng,…
  • Không bôi quá nhiều dầu tràm lên nốt muỗi đốt, đặc biệt, không cho trẻ nuốt/uống dầu tràm.
  • Chú ý cắt móng tay cho trẻ, tránh trường hợp trẻ cào, gãi khiến da tổn thương trầm trọng.

trẻ bị muỗi đốt bôi dầu tràm

  • Cho vài giọt tinh dầu tràm vào chậu nước tắm, việc làm này giúp hạn chế muỗi tấn công và giúp da trẻ luôn mềm mịn.
  • Bôi tinh dầu tràm vào quần, áo của trẻ hoặc nhỏ vài giọt vào gầm bàn, chân giường, góc nhà.
  • Bôi kem chống muỗi, kem bôi dịu da và dưỡng ẩm cho bé mỗi ngày, lựa chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên, không chứa corticoid hay paraben.
  • Trồng thảo dược (oải hương, húng quế, bạc hà,…) ở trong vườn, hành lang, ban công để chống muỗi.
  • Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm giàu vitamin B1 như bắp cải, rau bina, đậu xanh, khoai tây, thịt lợn nạc.
  • Giữ cho nhà cửa và khu vực xung quanh nhà luôn sạch sẽ, thoáng mát, ngăn chặn môi trường sinh sản của muỗi.

Kutieskin đã giúp bạn có được đáp án cho thắc mắc: “Trẻ bị muỗi đốt bôi dầu tràm được không?”. Nếu còn câu hỏi liên quan đến bệnh ngoài da ở trẻ em, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời giải đáp. Thường xuyên truy cập kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Nguồn : https://kutieskin.vn/