Hăm tã (hăm da) không phải là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Hăm tã gây nên các tổn thương dạng phát ban, trợt loét, sưng đỏ trên da, khiến bé vô cùng khó chịu, bức bối. Vậy hăm tã là gì, bé bị hăm tã phải xử trí ra sao, cha mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
I. Nguyên nhân gây nên bệnh hăm tã
Hăm tã (hăm da) là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng viêm da bất kể nguyên nhân, phát triển ở vùng được quấn tã. Nhóm đối tượng phải đối mặt với hăm tã nhiều nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ước tính, có tới 16 – 65% trẻ em dưới 2 tuổi mắc hăm tã.Thuật ngữ tiếng Anh của hăm tã là diaper rash hoặc Irritant diaper dermatitis ( viêm da tã lót).
Hăm tã xảy ra có thể do nhiều nhóm yếu tố tác động, nhưng chủ yếu là kích ứng da, nhiễm trùng hoặc do dị ứng. Phân loại hăm tã cũng được dựa trên nguyên nhân gây ra nó.
Dưới đây là các nguyên nhân gây hăm tã do Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) tổng hợp để cha mẹ có thể tham khảo và nhận biết sớm các dấu hiệu hăm tã cho bé.
1. Kích ứng da
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây hăm tã, kích ứng do tiếp xúc là thủ phạm phổ biến nhất. Vùng quấn tã của bé phải tiếp xúc thời gian dài với hai loại chất rất dễ gây kích ứng: nước tiểu và phân. Những thành phần này làm thay đổi pH, mất cân bằng hệ vi sinh trên da – điều kiện cho hại khuẩn bùng phát.
Phân và nước tiểu cũng phá hủy các lớp tế bào cấu trúc mỏng manh trên da trẻ, dẫn đến tình trạng sưng, viêm trợt trên da.
Đặc điểm của hăm tã do kích ứng:
- Xuất hiện các mảng ban phát màu hồng hoặc đỏ ở vùng da được quấn tã.
- Nếp gấp bẹn thường không bị ảnh hưởng, do ít tiếp xúc các tác nhân kích thích (phân, nước tiểu).
2. Nhiễm nấm
Nếu trẻ bị hăm tã mãi không khỏi, mẹ có thể nghi ngờ khả năng bé bị hăm tã do nấm. Đây là loại hăm da gây ra bởi sự phát triển quá mức của một loại nấm tồn tại tự nhiên trong đường tiêu hóa, được gọi là nấm Candida albicans.
Nấm Candida sinh trưởng tốt nhất ở những nơi ấm áp, ẩm ướt, với vùng da dưới tã lót là một môi trường hoàn hảo. Dạng hăm tã này có thể bùng phát sau khi bé uống thuốc kháng sinh. Ngoài ra, nếu một tình trạng hăm tã không được xử lý kịp thời, nó có thể chuyển thành nhiễm trùng nấm men thứ cấp.
Đặc điểm hăm tã do nhiễm nấm:
- Mảng viêm da màu đỏ sẫm, căng bóng, bao lại bằng một đường viền rõ ràng, hơi nhô lên. Ngoài đường ranh giới có thể xuất hiện mụn đỏ li ti.
- Nổi các nốt mụn nước chứa đầy mủ, khi vỡ để lại vết trợt loét tại bề mặt.
- Da khô, bong tróc, đóng vảy tiết.
- Trường hợp nghiêm trọng có thể gây lở loét, nứt da, rỉ dịch, chảy máu.
- Trẻ bị hăm nặng hơn ở vùng bẹn.
3. Nhiễm khuẩn
Mặc dù hiếm gặp, hăm tã còn có nguyên nhân do nhiễm khuẩn tụ cầu và liên cầu. Đây còn được gọi là bệnh chốc lở.
Đặc điểm hăm da nhiễm khuẩn:
- Da xung huyết, có màu đỏ tươi xung quanh hậu môn (dấu hiệu nhiễm trùng liên cầu).
- Đóng vảy màu vàng, trợt loét hoặc nổi mụn ở vị trí da dưới tã (dấu hiệu nhiễm trùng tụ cầu).
4. Dị ứng
Đôi khi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với làn da nhạy cảm có khả năng xuất hiện phản ứng dị ứng với một thành phần cụ thể trong tã bỉm hoặc các sản phẩm liên quan (kem bôi, khăn lau). Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm:
- Cao su
- Thuốc nhuộm, chất tạo màu
- Nước hoa, hương liệu, chất tạo màu
- Chất bảo quản
Đặc điểm nhận biết:
- Da trẻ luôn xuất hiện tình trạng hăm sau khi sử dụng;
- Vết hăm có mặt ở mọi khu vực dùng.
- Hăm tã biến mất nếu ngừng sử dụng.
5. Nguyên nhân khác
Bên cạnh các yếu tố trên, còn có một số căn nguyên gây hăm tã ở bé ít gặp hơn, hoặc có triệu chứng khá tương tự, như:
- Viêm da đầu chi – ruột (Acrodermatitis enteropathica): Một bệnh da di truyền hiếm gặp do thiếu hụt kẽm.
- Vảy nến: Xuất hiện nhiều mảng da đỏ, tróc vảy, ngứa ngáy ở những khu vực hay bị ma sát.
- Bệnh ghẻ: Do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra, hay ảnh hưởng đến vùng kẽ và nếp gấp trên cơ thể.
- Viêm da tiết bã: Có các vảy nhờn, màu vàng hoặc màu cam nhạt trên da.
II. Yếu tố tăng nguy cơ gây hăm tã ở trẻ
- Trẻ thường xuyên đi ngoài ra phân lỏng hoặc tiêu chảy.
- Vùng da quấn tã không khô ráo, hay ẩm ướt, không được vệ sinh sạch sẽ.
- Mặc tã quá chật, cọ xát da.
- Mọc răng, khiến nước bọt tiết ra và di chuyển nhiều xuống ruột.
- Bị tưa miệng, nhiễm trùng nấm men trong miệng
- Dùng thuốc kháng sinh (hoặc mẹ đang cho con bú và dùng thuốc kháng sinh, dược chất có thể truyền qua đường sữa mẹ sang bé)
III. Triệu chứng bệnh hăm tã
- Chỉ cần quan sát kỹ, cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết được bé có bị hăm tã hay không. Một số biểu hiện phổ biến nhất là:
- Bé hay cựa quậy, bứt rứt không yên, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, quấy khóc.
- Nơi quấn tã có mặt những vết mẩn đỏ, sưng trợt.
- Da khô hoặc ướt ở nơi trẻ bị hăm.
- Đau, xót khi tiếp xúc với các chất kích ứng da như nước tiểu, xà phòng,..
Lưu ý, trước khi tiến hành các bước chăm sóc cho bé, mẹ cần đảm bảo đã rửa sạch tay, cũng như các dụng cụ sử dụng.
IV. Điều trị hăm tã cho trẻ bằng phương pháp thiên nhiên
Hiện nay, nhiều mẹ cũng truyền tai nhau những kinh nghiệm trị hăm bằng các phương pháp thiên nhiên. Với nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, ít tác dụng phụ, lành tính, những cách thức này ngày càng được nhiều mẹ đặt niềm tin.
Lưu ý, vấn đề chọn nguồn nguyên liệu chất lượng và cực kỳ cần thiết. Chọn các loại thảo dược nguồn gốc rõ ràng, không chứa dư lượng thuốc trừ sâu, bảo quản để tránh làm kích ứng và nặng hơn tình trạng hăm da.
1. Trị hăm tã bằng dầu dừa
Trong dầu dừa chứa acid lauric, có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm rất tốt. Các tài liệu cũng chỉ ra, acid béo trong dầu dừa dưỡng ẩm, làm mềm vùng da bị hăm và củng cố lớp hàng rào bảo vệ ngoài da, chống viêm nhiễm cho trẻ.
Để dùng dầu dừa trị hăm tã, mẹ làm như sau:
- Làm sạch vùng hăm da với nước ấm, sau đó thấm khô. Nếu dùng khăn ướt, chú ý chọn loại không cồn.
- Lấy một chút dầu dừa, thoa lớp mỏng lên vùng da bị bệnh của trẻ. Trong trường hợp dầu dừa ở thể rắn, hãy làm nóng để nó chuyển sang dạng lỏng.
- Massage da cho bé trong vài phút để dầu dừa thấm đều.
- Để nguyên 30 phút. Sau đó, lau sạch dầu dừa và tráng lại bằng nước ấm.
Mẹ nên tiến hành cách dùng dầu dừa trị hăm tã mỗi ngày, đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Với trẻ em trên 6 tuổi, có thể kết hợp dầu dừa với các loại tinh dầu khác như dầu oải hương, dầu tràm trà,… để tăng hiệu quả trị hăm.
=>> Xem thêm: [ Bật mí ] Top 3 cách trị hăm tã bằng dầu dừa an toàn cho bé
2. Trị hăm tã bằng lá trầu không
Trầu không có tính ấm, vị cay nồng, công dụng diệt khuẩn, giảm viêm mạnh mẽ. Với chứng hăm tã, lá trầu không còn hỗ trợ đẩy nhanh quá trình liền vết thương và phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm.
Mẹ có thể dùng trầu không chữa hăm cho bé với cách làm sau:
- Chọn một nắm nhỏ lá trầu không tươi, không quá non cũng không quá già. Loại bỏ lá già úa, sâu bệnh. Đem rửa sạch, ngâm nước muối trong vòng 15 phút rồi vớt ra.
- Cho trầu không vào nồi với 2 lít nước sạch, đun sôi khoảng 10 phút để các hoạt chất tiết ra.
- Pha loãng phần nước đun với nước lạnh đến nhiệt độ vừa phải, rồi dùng tắm cho bé. Trong khi tắm, mẹ lấy khăn thấm nước đắp nhẹ lên vết hăm. Không cần tráng lại với nước sạch.
Chú ý, trong trầu không có tinh dầu, có thể kích ứng da nếu dùng lượng quá nhiều. Để đảm bảo, mẹ hãy thử một lượng nhỏ lên da của bé để xem có phản ứng không.
=>> Xem thêm: Bật mí cách chữa hăm bằng lá trầu không hiệu quả và an toàn
3. Trị hăm tã bằng lá chè xanh
Trà xanh chứa một lượng polyphenol chống oxy hóa cực kỳ lớn, đặc biệt là EGCG. Các hợp chất này tiêu diệt các gốc tự do, một yếu tố chính khởi động quá trình viêm ở vết thương và cản trở sự phục hồi mô bào của da.
Lá trà xanh giúp mẹ làm sạch các vùng da thương tổn, giảm thiểu sưng nhức, ngứa ngáy và hỗ trợ vết hăm nhanh lành lại.
Để chữa hăm da với là trà xanh, mẹ làm như sau:
- Lấy một nắm trà xanh tươi, rửa sạch.
- Cho vào nồi nước sạch, đun sôi khoảng 10 – 15 phút.
- Chắt lấy nước cốt, để nguội rồi cho bé ngâm trong vòng 10 – 15 phút.
- Thấm khô da với khăn bông mềm. Không cần tráng lại da. Cho bé ngâm nước trà xanh đến khi vết chàm da có cải thiện rõ rệt.
V. Điều trị hăm tã cho bé bằng thuốc và kem bôi trực tiếp
Nếu bé bị hăm tã nặng, hăm tã mãi không khỏi, mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân. Dựa vào căn nguyên, mức độ tổn thương, phương hướng điều trị thích hợp sẽ được đưa ra.
Thông thường, bé chỉ cần sử dụng các dạng thuốc mỡ không kê đơn bôi ngoài vết hăm. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể được chỉ định sử dụng kem bôi corticoid hoặc kháng sinh, kháng nấm.
– Kẽm oxyd: Sát khuẩn, giảm ngứa, làm săn se niêm mạc. Không thích hợp dùng cho hăm da nhiễm khuẩn hoặc rỉ dịch.
– Corticoid: Hay dùng loại thuốc mỡ hydrocortisone. Chỉ được thoa lớp mỏng, không dùng diện rộng và bôi dài ngày.
– Kháng sinh, kháng nấm: Có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp trong các chế phẩm corticoid khi hăm da do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm.
Chú ý, để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trên da bé. Cho trẻ đi khám nếu tình trạng hăm tã không cải thiện hoặc chuyển biến nặng.
Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có một số loại kem bôi “thần thánh” được quảng cáo, chứa các chất như phenol, camphor, neomycin, benzocain,… có khả năng gây ngộ độc ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần hết sức cảnh giác.
=>> Xem thêm: [ Tiết lộ ] Top 3 Kem trị hăm cho bé hiệu quả và an toàn
VI. Các phương pháp phòng ngừa hăm tã ở trẻ
Điều quan trọng là cha mẹ cần giữ cho da bé tránh xa mọi yếu tố kích thích. Bên cạnh đó, giữ khu vực quấn tã luôn sạch sẽ, thông thoáng cũng mang lại những tác động tích cực.
Các bác sĩ nhi khoa đã đưa ra một số lời khuyên sau về vấn đề chăm sóc, phòng ngừa hăm tã cho bé như sau:
- Giữ da thông thoáng. Nếu có thể, mẹ nên cho bé không dùng tã vào một khoảng thời gian trong ngày.
- Chọn loại tã vừa phải hoặc kích cỡ lớn hơn, không bó chật khít vào người bé. Nên dùng dạng tã bỉm mềm, thấm hút tốt, làm từ chất liệu lưu thông không khí, hàng chính hãng đến từ thương hiệu uy tín.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực hăm tã với khăn mềm và nước ấm. Mẹ chú ý lau rửa nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh gây tổn thương da bé. Nếu sử dụng khăn ướt, chú ý chọn loại khăn không cồn, xà phòng, hương hiệu để không làm kích ứng vết hăm
- Nhiệt độ nước lau rửa lý tưởng là 38 độ C. Nước quá nóng khiến da bé bị khô, ngứa.
- Thay tã thường xuyên. Mẹ nên đổi tã lót và lau rửa sạch sẽ cho bé mỗi 2 – 3h hoặc ngay khi bé vệ sinh xong.
- Chuyển sang tã dùng một lần sẽ đảm bảo vệ sinh hơn tã vải. Nếu dùng tã vải, mẹ phải sử dụng tã đã được giặt sạch bằng xà phòng nhẹ dịu và phơi khô hoàn toàn.
- Dùng quần áo vải cotton. Không nên cho bé mặc quần bó chật, bí khí, sử dụng sợi nhân tạo (nilon, spandex,…).
- Dùng các loại kem bôi hăm da cho bé để giảm ma sát trên vùng da bị ảnh hưởng. Mẹ có thể chọn các chế phẩm hóa dược (chứa kẽm oxyd, lanolin, petroleum oil) hoặc tinh chất thiên nhiên (tinh chất yến mạch, dầu hạnh nhân, bơ hạt mỡ,…) đều được.
- Không dùng các loại sữa tắm, kem bôi chứa cồn, hương liệu, chất bảo quản trên vùng da bị hăm, dễ gây kích ứng và làm tăng nặng tình trạng bệnh.
- Bệnh viện Da liễu Trung ương khuyến cáo, cha mẹ không nên sử dụng các loại bột chống hăm, phấn rôm, bột ngô, bột talc cho trẻ nhỏ bị hăm. Khi gặp mồ hôi hay nước tiểu, các dạng bột này sẽ quện thành hỗn hợp đọng lại trên da, kích ứng và dễ làm vi sinh vật sinh sôi.
VII. Một số câu hỏi khác về bệnh hăm tã
Hăm tã là một bệnh phổ biến mà rất nhiều trẻ nhỏ gặp phải. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất của các bậc phụ huynh liên quan đến chứng bệnh này và lời giải đáp chi tiết.
1. Bé bị hăm tã nặng thì phải làm sao?
Khi triệu chứng hăm tã của bé diễn ra dữ dội, tiến triển nặng, cha mẹ nên thực hiện ngay các biện pháp sau:
- Cho bé đi khám càng sớm càng tốt để xác định rõ ràng nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm tã nặng.
- Hạn chế tối đa đóng bỉm tã cho trẻ, tránh để da bé tiếp tục phải tiếp xúc với các yếu tố kích ứng như chất thải, mồ hôi,…
- Giữ vệ sinh sạch sẽ và để vùng da bị bệnh luôn khô thoáng.
- Sử dụng các loại kem bôi hăm để giảm viêm ngứa, nhanh liền da.
2. Bé bị hăm mãi không khỏi?
Theo các chuyên gia đánh giá, hăm tã không phải là căn bệnh nguy hiểm. Biểu hiện cơ năng của hăm tã thường nhẹ nhàng, rất ít trường hợp bé bị hăm tã nặng hay kéo dài lâu ngày. Nếu có cách điều trị, chăm sóc phù hợp, hăm tã sẽ được loại bỏ chỉ sau 3 – 4 ngày.
Nếu bé bị hăm mãi không khỏi, có khả năng lớn là vết hăm gây ra bởi các vi sinh vật, hoặc vết hăm đã bị nhiễm trùng. Một nguyên nhân khác có thể là mẹ đã áp dụng các cách trị hăm sai, ví dụ: dùng bột ngô ở vùng hăm da, chà xát mạnh, dùng kem bôi da không phù hợp,…
Vì thế, nếu vết hăm của bé không cải thiện sau 3 – 4 ngày, cha mẹ hãy cho bé đi khám bác sĩ hoặc hỏi ý kiến chuyên gia y tế để có biện pháp khắc phục kịp thời.
4. Trẻ bị hăm tã bôi gì?
Với số ít tình trạng hăm nặng, lâu khỏi, bác sĩ có thể kê các loại thuốc bôi ngoài da như corticoid, kẽm oxyd, thuốc kháng sinh, kháng nấm,…
Còn đa số, hăm thuộc thể nhẹ đến trung bình, dễ dàng được loại bỏ nếu xử lý nhanh, đúng cách. Các loại kem bôi hăm tã có thể giúp mẹ giải quyết vấn đề này nhanh chóng, hiệu quả và vô cùng tiện lợi.
Nếu chưa lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho con, mẹ có thể tham khảo thông tin về dòng kem bôi hăm tã nổi bật trên thị trường hiện nay – Kem bôi dịu da Kutieskin
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm CVI – Việt Nam.
Ưu điểm của Kem bôi dịu da Kutieskin:
- Công thức thành phần thảo dược thiên nhiên nhập khẩu từ châu Âu.
- Phù hợp mọi loại da, không gây đau xót, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có thể dùng được cho bé từ 5 ngày tuổi.
- Làm dịu da, giảm nhanh tình trạng kích ứng, sưng đỏ, đau ngứa ở vết hăm da.
- Đẩy mạnh phục hồi, tái tạo, kích thích nhanh lên da non và làm liền vết thương.
- Kháng viêm, diệt khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ da trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường xâm nhập.
- Cung cấp độ ẩm nhẹ dịu, thấm sâu không gây bít tắc da, dưỡng da mềm mịn.
Cách dùng Kem bôi dịu da Kutieskin:
- Làm sạch vùng da bị hăm, sau đó thấm khô bằng khăn bông mềm. Dùng đầu ngón tay sạch hoặc bông tăm, thoa một lớp Kem bôi dịu da Kutieskin lên khu vực ảnh hưởng, kết hợp massage nhẹ nhàng vài phút để hoạt chất thẩm thấu đều.
- Mẹ nên thoa kem trên vùng hăm da từ 2 – 3 lần/ ngày cho bé. Chỉ cần 1 – 2 ngày sử dụng, vết hăm sẽ được cải thiện rõ rệt và biến mất nhanh chóng.
Hăm tã (hăm da) có thể biến mất nhanh chóng chỉ sau vài ngày, nếu mẹ nắm được phương pháp xử trí khoa học, kết hợp cùng chăm sóc, phòng ngừa tích cực. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Nguồn : https://kutieskin.vn/