[ Bật mí ] Top 3 cách trị hăm tã bằng dầu dừa siêu hiệu quả cho bé
Tác giả
Tham vấn y khoa
Thời gian đăng
Thời gian cập nhật
Dầu dừa là nguyên liệu quen thuộc, thường được sử dụng để trị bệnh da liễu trong đó có hăm tã. Đây là nguyên liệu an toàn, dễ kiếm và cách thực hiện khá đơn giản. Trong bài viết này, Kutieskin sẽ chia sẻ với bạn 3 cách trị hăm tã bằng dầu dừa hiệu quả.
I. Tại sao nên trị hăm tã bằng dầu dừa?
Dầu dừa (Coconut oil) được chiết xuất từ cùi dừa – phần thịt của quả dừa già. Trong 15ml dầu dừa có khoảng 120 calo, 14g chất béo, 0g protein và 0mg cholesterol. Dầu dừa có khả năng thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương, điều đó được ghi rõ trong báo cáo: “Tác dụng chống viêm và bảo vệ da của một số loại dầu thực vật”.
Dầu dừa an toàn với trẻ sơ sinh khi bôi tại chỗ, cho nên, nó thường được dùng để trị hăm tã mức độ vừa và nhẹ. Axit lauric, citric trong dầu dừa có đặc tính chống viêm, kháng nấm, giảm ngứa và làm dịu da hiệu quả. Vitamin C, E, K có tác dụng dưỡng ẩm, cải thiện triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy do hăm tã, giúp da mềm mại, mịn màng.
II. 3 cách trị hăm tã bằng dầu dừa
Để trị hăm tã cho bé, mẹ có thể bôi trực tiếp dầu dừa và massage nhẹ nhàng. Nếu muốn tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian, mẹ nên kết hợp dầu dừa với một số nguyên liệu khác như tinh dầu oải hương hay bơ hạt mỡ.
1. Bôi trực tiếp dầu dừa
Đây là cách trị hăm tã bằng dầu dừa đơn giản nhất. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 thìa cà phê dầu dừa và 1 khăn sạch, mềm
Bước 2: Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị hăm tã
Bước 3: Bôi dầu dừa lên và massage nhẹ nhàng
2. Dầu dừa và bơ hạt mỡ
Bơ hạt mỡ (bơ shea) có tên khoa học là Vitellaria paradoxa. Theo rất nhiều tài liệu, bơ hạt mỡ là nguyên liệu không thể thiếu trong công thức làm đẹp da, tóc của nữ hoàng Sheba và Cleopatra. Theo nghiên cứu, các este thực vật trong bơ hạt mỡ có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, ngăn chặn tác động của yếu tố bên ngoài gây hại cho làn da.
Bên cạnh đó, các axit béo như Linoleic, Palmitic, Oleic, Stearic trong nguyên liệu này có tác dụng duy trì độ ẩm cần thiết, giảm tình trạng khô da và tạo nên “ranh giới” giữa da với môi trường bên ngoài. Trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa và bơ hạt mỡ được thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Trộn đều bơ hạt mỡ và dầu dừa theo tỷ lệ 2:1 (1 chén bơ hạt mỡ, 1/2 chén dầu dừa), thêm 2 thìa cà phê sáp ong
Bước 2: Cho hỗn hợp lên bếp đun đến khi chảy hoàn toàn
Bước 3: Thêm 1/2 thìa cà phê bột kẽm oxit, 2 thìa glycerin, khuấy đều
Bước 4: Xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố
Bước 5: Rửa sạch vùng da bị hăm tã và bôi hỗn hợp đều đặn 2 – 3 lần/ngày
3. Dầu dừa và oải hương
Tinh dầu oải hương có khả năng chống viêm và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh cho da. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn có tác dụng kiểm soát nhờn và làm sạch da. Tinh dầu oải hương giúp củng cố kết cấu da, tăng cường lưu thông máu, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đầy đủ cho tế bào da.
Các bước trị hăm tã bằng dầu dừa và oải hương như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 thìa to dầu dừa, 1 thìa cà phê dầu oải hương
Bước 2: Trộn đều dầu oải hương và dầu dừa để được hỗn hợp sánh mịn
Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ tay mẹ và vùng da bị hăm
Bước 4: Bôi hỗn hợp, massage từ 1 – 2 phút
Bước 5: Giữ nguyên khoảng 20 – 30 phút sau đó quấn tã hoặc mặc quần cho bé
III. Một số lưu ý khi trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa
Để giảm nhanh triệu chứng khó chịu mà hăm tã gây nên, mẹ cần lưu ý những điểm sau:
- Lựa chọn dầu dừa chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng
- Hiệu quả của phương pháp này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng bé
- Rửa sạch tay mẹ, vùng da bị hăm tã của bé và lau khô trước khi bôi dầu dừa
- Thường xuyên kiểm tra tã/bỉm/quần của bé, tránh tình trạng ẩm ướt
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cho mẹ và bé
- Không nên lạm dụng dầu dừa để trị hăm tã
- Nếu thấy dấu hiệu bất thường trên da, mẹ nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của chuyên gia/bác sĩ chuyên khoa
Kutieskin đã giúp bạn biết được 3 cách trị hăm tã bằng dầu dừa cho bé hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ thực sự hữu ích, hãy like, share cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhé! Ghé thăm webiste kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh ngoài da ở trẻ em.
Nguồn : https://kutieskin.vn/