Skip to main content

Bật mí cách chữa hăm bằng lá trầu không hiệu quả và tiết kiệm

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

21/12/2020

Thời gian cập nhật

15/01/2021

Trong các nguyên liệu thiên nhiên chữa hăm tã cho bé không thể không nhắc đến lá trầu không. Chữa hăm bằng lá trầu không được đánh giá là hiệu quả, an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Theo dõi bài viết sau của Kutieskin để có thông tin chi tiết nhé!

I. Tại sao nên chữa hăm bằng lá trầu không?

Trầu không có tên khoa học là Piper betle, được trồng nhiều ở các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, trầu quế và trầu mỡ phổ biến hơn cả. Lá trầu không có hình trái xoan, đầu nhọn, rộng 4 – 9cm, dài 10 – 13cm, là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian.

lá trầu không

Trầu không có tính ấm, vị cay, hơi nồng, lành tính, kháng khuẩn, chống viêm tốt nên được dân gian sử dụng để chữa bệnh phụ khoa, trĩ, trào ngược dạ dày – thực quản, cảm cúm, đau nhức xương khớp,… Một số hoạt chất trong lá trầu không còn hiệu quả đối với bệnh da liễu trong đó có hăm tã. Theo nghiên cứu khoa học, lá trầu không chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng sát trùng, giảm ngứa, sưng và mùi hôi. 

Hoạt chất Phenol, Chavicol, Estragol, Hydroxychavicol, Diastase,… giúp tiêu viêm và chống oxy hóa. Trong lá trầu không có hoạt chất ức chế được rất nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn Coli,… Vitamin (B, C) trong lá trầu không có tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi tổn thương da nhanh chóng.

II. Cách chữa hăm bằng lá trầu không hiệu quả, đơn giản

Để chữa hăm bằng lá trầu không, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu và thực hiện lần lượt theo các bước mà Kutieskin chia sẻ dưới đây.

lá trầu không

Nguyên liệu

  • Lá trầu không: 3 – 5 lá
  • Nước sạch: 1 lít
  • Khăn mềm: 1 cái
  • Muối: 1 – 2 thìa cà phê

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 3 – 5 lá trầu không, ngâm với nước muối loãng
  • Cho lá trầu không đã rửa sạch vào nồi, thêm 1 lít nước
  • Bắc nồi nước lá trầu không lên bếp đun sôi
  • Lấy nước cốt, đợi bớt nóng
  • Dùng khăn mềm thấm nước, nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm (thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày)

III. Lưu ý khi chữa hăm bằng lá trầu không

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh và không gây thêm bất cứ tổn thương nào cho làn da nhạy cảm của trẻ, khi sử dụng lá trầu không, cha mẹ nên:

chữa hăm bằng lá trầu không

  • Kiên trì và áp dụng đều đặn 1 – 2 lần/ngày để có kết quả tốt nhất.
  • Không đắp trực tiếp lá trầu không tươi, đã giã nát lên vùng da bị tổn thương của bé.
  • Trong quá trình điều trị, nếu thấy dấu hiệu bất thường tại vùng da bị hăm, mẹ nên ngừng áp dụng và tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ da liễu.
  • Lá trầu không chỉ hiệu quả với trường hợp hăm tã mức độ nhẹ. Nếu bé bị hăm tã nặng, cha mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp.

Bài viết đã giúp bạn biết lý do và cách chữa hăm bằng lá trầu không hiệu quả, đơn giản tại nhà. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ thực sự hữu ích, hãy like, share cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhé! Ghé thăm website kutieskin.vn thường xuyên hơn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh ngoài da ở trẻ em. 

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin