[Hỏi Đáp] Em bé bị vàng da phải làm sao? Điều trị thế nào?
Tác giả
Tham vấn y khoa
Thời gian đăng
Thời gian cập nhật
Vàng da ở trẻ sơ sinh rất phổ biến. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn rất bối rối khi đối mặt với tình trạng này. Vàng da ở trẻ sơ sinh có sao không, em bé bị vàng da phải làm sao, hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau.
I. Vàng da ở trẻ sơ sinh có sao không?
Trẻ sơ sinh thường bị ảnh hưởng bởi bệnh vàng da, khiến da và mắt của trẻ có màu hơi vàng. Vàng da là do sự tích tụ của một chất hóa học gọi là bilirubin trong máu và các mô bào.
Trong tử cung của mẹ, bilirubin của em bé được gửi xuống dây rốn và được cơ thể mẹ loại bỏ. Sau khi sinh, gan của em bé phải tự đào thải bilirubin và có thể mất vài ngày để gan hoạt động hết công suất. Trong khi đó, lượng bilirubin dư thừa trong cơ thể bé sẽ gây ra triệu chứng vàng da.
Mọi trẻ sơ sinh đều có mức bilirubin cao và khoảng 60% trẻ sinh đủ tháng, tức 6/10 bé sẽ có các triệu chứng đáng chú ý. Thường không cần điều trị, trừ khi em bé có nồng độ bilirubin rất cao, sinh non hoặc bị bệnh.
Vàng da thường xuất hiện vào ngày thứ 2 – 3. Nồng độ bilirubin đạt mức cao nhất ở khoảng ngày thứ 3 – 7. Mất nước hoặc kém hấp thu có thể làm cho bệnh vàng da ở trẻ nặng hơn.
Đôi khi, các bệnh lý gan và máu tiềm ẩn cũng có thể gây vàng da ở trẻ sơ sinh, ví dụ thiếu máu tan máu, viêm gan hoặc bệnh galactosemia.
II. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị vàng da
Cha mẹ cũng cần quan sát, nhận biết sớm chứng vàng da ở trẻ để xử lý kịp thời:
- Vàng da hay bắt đầu ở mặt, với da và tròng mắt của trẻ chuyển sang màu vàng. Một cách để kiểm tra tình trạng vàng da là ấn nhẹ ngón tay vào da của bé, tạm thời đẩy máu ra khỏi da. Da bình thường sẽ trở nên nhạt màu, nhưng da bị bệnh vẫn có màu vàng.
- Khi mức độ bilirubin tăng lên, vàng da sẽ di chuyển từ đầu đến cánh tay, thân mình và cuối cùng là chân.
- Nếu lượng bilirubin rất cao, em bé sẽ bị vàng da dưới đầu gối và trên lòng bàn tay.
- Trẻ lớn sẽ bị vàng da khi lượng bilirubin trong máu > 2 mg/dL, còn trẻ sơ sinh là > 5 mg/dL bilirubin trong máu.
Việc nhận biết và điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là rất quan trọng, vì lượng bilirubin cao có thể gây tổn thương não vĩnh viễn, còn gọi là bệnh não do bilirubin.
III. Em bé bị vàng da phải làm sao?
Nếu trẻ sinh đủ tháng và khỏe mạnh, vàng da nhẹ không có gì đáng lo ngại và sẽ tự khỏi trong vòng khoảng 1 tuần, hoặc với những cách xử trí đơn giản tại nhà.
Tuy nhiên, trường hợp bé sinh non, sức khỏe yếu hoặc xét nghiệm lượng bilirubin rất cao sẽ cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị y tế.
3.1. Hướng dẫn khắc phục vàng da cho trẻ tại nhà
Ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ bilirubin tồn tại ở các mô da, giúp gan của trẻ có thể xử lý nó dễ dàng hơn.
Vì thế, mẹ hãy cho trẻ phơi nắng 10 phút x 02 lần/ ngày. Cách làm này có thể giúp chữa bệnh vàng da thể nhẹ cho bé. Lưu ý, không đặt trẻ sơ sinh dưới ánh nắng trực tiếp.
Ngoài ra, nên cho bé tăng tần suất bú mẹ nhiều hơn. Thiếu nước làm gia tăng nồng độ bilirubin.
3.2. Bé sơ sinh bị vàng da điều trị thế nào?
Trước khi điều trị phải xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị vàng da, dựa trên các triệu chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm máu.
- Xác định mức độ bilirubin huyết thanh.
- Xét nghiệm Coombs: Kiểm tra kháng thể phá hủy các tế bào hồng cầu của trẻ sơ sinh.
- Xét nghiệm công thức máu: Đếm số lượng hồng cầu lưới. Vàng da cũng có liên quan đến bệnh thiếu máu tán huyết.
Nếu mức độ bilirubin quá cao, trẻ có thể cần được đặt dưới một loại ánh sáng đặc biệt. Phương pháp điều trị này được gọi là quang trị liệu, dùng loại đèn thông thường hoặc đèn sợi quang. Những ánh sáng này có thể xuyên qua da của trẻ, chuyển bilirubin thành lumirubin để cơ thể trẻ dễ dàng đào thải hơn.
Truyền máu trao đổi là quy trình khẩn cấp, được chỉ định nếu lượng bilirubin quá cao, không giảm xuống bằng phương pháp chiếu đèn.
Trong trường hợp trẻ không tương thích với nhóm máu nhận, truyền immunoglobulin tĩnh mạch sẽ ngăn chặn các kháng thể tấn công hồng cầu. Cách thức này cũng sẽ giúp giảm nhu cầu truyền máu trao đổi cho bé.
IV. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có phòng ngừa được không?
Không có cách thức thực sự nào có thể ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Sau khi sinh, nhóm máu của bé sẽ được kiểm tra nếu cần, để loại trừ khả năng không tương thích nhóm máu dẫn đến vàng da.
Ngoài ra, một số biện pháp sau sẽ giúp mẹ hỗ trợ cải thiện tình trạng vàng da cho bé:
- Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng qua sữa mẹ. Cho trẻ ăn 8 – 12 lần/ ngày, trong khoảng vài ngày đầu tiên sau khi sinh. Điều này giúp trẻ không bị mất nước, bilirubin đi qua cơ thể nhanh hơn.
- Cho con bạn uống từ 30 – 60gr sữa công thức cứ sau 2 – 3 giờ, trong tuần đầu tiên. Trẻ sinh non hoặc nhỏ hơn có thể uống lượng sữa công thức ít hơn.
- Theo dõi cẩn thận trong 5 ngày đầu đời để nhận biết sớm triệu chứng của bệnh vàng da và xử lý kịp thời.
Thông thường, bệnh vàng da ở trẻ em sẽ tự biến mất sau vài tuần, hoặc với các biện pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, khi bé vàng da lâu ngày, mãi không khỏi, mẹ cần cho con đi bác sĩ để thăm khám ngay.
Em bé bị vàng da phải làm sao, mong rằng cha mẹ đã biết được câu trả lời qua bài viết trên. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Nguồn: https://kutieskin.vn/