[ Bật mí ] Hướng dẫn mẹ phân biệt chàm sữa và mụn sữa ở trẻ
Tác giả
Tham vấn y khoa
Thời gian đăng
Thời gian cập nhật
Chàm sữa và mụn sữa là những bệnh da liễu phổ biến ở trẻ. Thế nhưng, không phải mẹ nào cũng có thể phân biệt được 2 bệnh này, bởi vì, chúng có một số biểu hiện giống nhau. Nếu bạn cũng nằm trong số đó, hãy tham khảo bài chia sẻ sau của Kutieskin nhé!
I. Khái quát về chàm sữa và mụn sữa
Mụn sữa hay còn gọi là nang kê, mụn trứng cá sơ sinh. Bệnh mang tính chất tạm thời, có thể tự mất sau vài ngày hoặc vài tuần. Mẹ nên cho trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu mụn sữa tiến triển thành mụn mủ/viêm/đầu đen, gây đau nhức, trẻ quấy khóc, bỏ ăn và ngủ không ngon giấc.
Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, là giai đoạn đầu của chàm thể tạng. Thông thường, bệnh sẽ tự biến mất khi trẻ được 2 – 4 tuổi. Nếu qua 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi thì nguy cơ cao bệnh sẽ tiến triển thành chàm thể tạng. Vì vậy, mẹ nên chú ý vệ sinh và dưỡng ẩm khi nhận thấy dấu hiệu chàm sữa trên da trẻ.
Nói chung, chàm sữa và mụn sữa đều là bệnh da mạn tính, xuất hiện sau sinh một vài tuần. Bệnh đều khởi phát do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, dị ứng thời tiết, chất tẩy rửa, tiếp xúc với dị nguyên, vệ sinh da không sạch sẽ. Chẩn đoán chàm sữa, mụn sữa thường dựa vào biểu hiện lâm sàng, không cần làm xét nghiệm.
II. Điểm khác nhau chàm sữa và mụn sữa
Ngoài những điểm giống nhau mà Kutieskin chia sẻ trên đây, chàm sữa và mụn sữa được phân biệt nhờ những đặc điểm sau:
Nội dung so sánh | Chàm sữa | Mụn sữa |
Nguyên nhân gây bệnh
|
– Di truyền: Theo nghiên cứu, khoảng 60 – 80% cha mẹ có tiền sử bệnh viêm da dị ứng con sinh ra bị chàm sữa. | – Nguyên nhân gây mụn sữa có thể là do tế bào chết làm cho ống dẫn mồ hôi bị bít tắc. |
– Trẻ tiếp xúc với phấn hoa/lông vật nuôi/bụi bẩn, dị ứng thời tiết, thực phẩm, mọc răng, mất ngủ,… | – Tuyến dầu tắc nghẽn cũng làm cho mụn sữa xuất hiện, tình trạng này sẽ tự mất đi khi tuyến dầu mở rộng. | |
– Dị ứng với thuốc bôi ngoài da, sữa tắm, kem dưỡng ẩm,… | – Ngoài ra, mụn sữa còn do mẹ sử dụng thuốc trong thời gian mang thai, ăn đồ cay nóng, đồ uống có cồn/ga/cafein hoặc trẻ dị ứng với sữa bột | |
Biểu hiện
|
– Vị trí xuất hiện phổ biến nhất là 2 bên má, có tính đối xứng | – Thường xuất hiện trên mũi, má, cằm |
– Da đỏ, có biểu hiện sưng nhẹ | – Không ngứa, không đau nhức | |
– Ngứa ngáy khó chịu, muốn gãi | – Xuất hiện đốm nhỏ li ti, màu trắng sữa, hơi cứng | |
– Xuất hiện mụn nước nhỏ, nông, sau đó to dần và tập hợp thành bóng nước |
– Mụn sữa xuất hiện dày đặc, lan sang vùng da khác nhanh chóng, có mủ và sưng đỏ
|
|
– Chàm sữa lan rộng có thể gây đau nhức, nổi hạch và bội nhiễm |
III. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa, mụn sữa
Chăm sóc trẻ bị chàm sữa, mụn sữa, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vệ sinh da và môi trường xung quanh:
- Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng: hải sản, trứng, thực phẩm lên men,…
- Vệ sinh cơ thể trẻ mỗi ngày bằng nước ấm, không chà xát mạnh lên vùng da bị chàm sữa, mụn sữa.
- Sử dụng lá trong vườn để làm nước tắm khi trẻ bị chàm sữa, mụn sữa hoặc sữa tắm có thành phần tự nhiên an toàn, lành tính.
- Chú ý đến việc dưỡng ẩm đều đặn cho trẻ mỗi ngày bằng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không corticoid hay chất bảo quản gây hại cho da.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn, gối, ga giường và đồ chơi của trẻ.
- Không để trẻ tiếp xúc với dị nguyên gây nên các phản ứng dị ứng: lông vật nuôi, phấn hoa, nhựa cây, nọc côn trùng, mạt sắt,…
Hy vọng, thông tin về chàm sữa và mụn sữa mà Kutieskin chia sẻ trong bài viết này thực sự hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Thường xuyên truy cập website kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc và bệnh về da ở trẻ bạn nhé!
Xem thêm :
Nguồn : https://kutieskin.vn/