Skip to main content

Tác giả: Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.

Trẻ bị nẻ môi vì sao? Cha mẹ cần làm gì để khắc phục an toàn hiệu quả?

Môi nứt nẻ là hiện tượng thường xảy ra trong mùa đông, đặc biệt là ở những vùng khô hanh, có độ ẩm thấp. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ với da môi mỏng hơn người lớn càng dễ gặp phải tình trạng này hơn bình thường. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị nẻ môi là gì? Các bậc phụ huynh có thể khắc phục môi nứt nẻ cho bé bằng cách nào để thật an toàn và hiệu quả? Theo dõi bài viết dưới để tìm câu trả lời nhé!

I. Những lý do chính khiến trẻ bị nứt nẻ môi

1. Lột da

Sau khi ra khỏi bụng mẹ, trẻ sơ sinh bắt đầu rụng một lớp gọi là vernix caseosa – chất gây. Lớp sáp trắng này là loại “kem dưỡng” đặc biệt, bảo vệ bé trong suốt quá trình mang thai. Nó xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, bao gồm môi. Khi chất gây trôi đi, lớp da còn lại cần một thời gian để thích ứng, nên hay bị bong tróc và khô. 

Hiện tượng lột da thường quan sát thấy khi trẻ được 2 tuần tuổi, nhưng cũng có trường hợp bong da được ghi nhận sau 40 tuần. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường và các loại kem, dầu dưỡng ẩm ít có tác dụng trong trường hợp này. 

2. Mất nước

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị nẻ môi. Môi không chứa các tuyến dầu tiết dưỡng ẩm như các phần khác của da. Môi bé nứt nẻ, bong tróc da và trở nên khô cứng bất cứ khi nào các tế bào biểu bì bị mất nước. 

Thời tiết hanh khô, se lạnh, với độ ẩm trong không khí thấp là một trong những yếu tố tác động chính khiến môi bé bị khô. Ngoài ra, nhiệt độ tăng quá cao, bé phải tiếp xúc với nắng, gió trong thời gian dài cũng làm bay hơi nước và môi trở nên khô tróc. Đó là lí do vì sao bé bị nẻ môi vào mùa hè. 

Trẻ không uống đủ nước

Mặt khác, cơ thể thiếu nước cũng làm giảm độ ẩm ở môi. Trẻ không nạp đủ nước thông qua sữa, thực phẩm hoặc đang mắc một số bệnh lý như sốt, tiêu chảy,…có thể là căn nguyên gây khô môi. 

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mất nước bên cạnh nứt nẻ môi là khóc ít hoặc không ra nước mắt, mắt trũng, da lạnh khô, đi tiểu ít, uể oải, lơ mơ, ngủ nhiều,…. Nếu phát hiện tình trạng này, cha mẹ cần cho con bổ sung nước và điện giải ngay lập tức. 

Lưu ý, với trẻ dưới 6 tháng tuổi, không nên cho bé uống nước lọc, trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ nhi khoa. Cho trẻ uống nước lọc có nguy cơ làm sai lệch cách thức cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cung cấp quá nhiều nước còn dẫn đến tình trạng ngộ độc nước, dẫn đến tình trạng co giật và hôn mê ở trẻ. 

3. Liếm mút môi

Mút là một trong 6 phản xạ đầu đời của trẻ. Khi liếm mút liên tục, tuyến nước bọt tăng tiết và nhễu lên môi trẻ. Khi nước bọt bay hơi, nó sẽ đồng thời hút độ ẩm, khiến môi khô nứt nẻ và dễ bị tổn thương hơn. 

trẻ mút hoặc liếm môi

4. Thở bằng miệng

Không khí đi qua môi liên tục sẽ lấy đi luôn độ ẩm trên môi bé. Ngạt mũi, tắc mũi hoặc các dị tật đường mũi là một số yếu tố khiến trẻ phải thở qua đường miệng và làm trẻ bị nẻ môi. 

5. Mất cân bằng dinh dưỡng

Đôi khi, trẻ em bị nẻ môi có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt hoặc dư thừa chất dinh dưỡng. Thiếu vitamin B2 (riboflavin), B3 và B6 có thể gây khô, nứt và đau môi. Lượng kẽm, sắt thấp hoặc thừa vitamin A cũng có khả năng dẫn đến vấn đề tương tự.

Thiếu hoặc thừa chất có thể là căn nguyên trong các trường hợp nứt nẻ môi mãn tính. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ. 

6. Dị ứng

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mỏng manh và nhạy cảm hơn nhiều lần so với người trường thành. Hơn nữa, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện cũng khiến trẻ dễ phản ứng với các yếu tố dị nguyên như hóa chất trong nước giặt xả quần áo, các thành phần trong mỹ phẩm, thuốc hóa dược,…. Thơm môi bé cũng có thể khiến môi bé bị kích ứng và khô ráp, nứt nẻ vì các vi trùng từ người lớn truyền sang.

7. Bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki là một dạng viêm mạch máu hiếm gặp và chưa rõ nguyên nhân gây ra. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 2 tuổi, hiếm khi gặp ở trẻ dưới 3 tháng.

Một trong những biểu hiện của bệnh là môi đỏ, nứt nẻ và khô tróc da. Ngoài ra, bệnh còn làm trẻ bị sốt cao, mệt mỏi, xuất hiện vết ban đỏ trên da và sưng tấy ở các chi. 

II. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nứt nẻ môi

Nứt nẻ môi ở trẻ nhỏ rất dễ quan sát và nhận biết. Cha mẹ có thể để ý thấy các biểu hiện như sau:

Trẻ bị nẻ môi

  • Môi trông đỏ hoặc khô, bong vảy;
  • Cảm thấy khô ráp, xù xì khi chạm vào môi;
  • Các vết nứt xuất hiện trên bề mặt môi, trở nên sâu hơn theo thời gian;
  • Có mặt các vết nứt gây chảy máu;
  • Sạm da quanh môi.

Nẻ môi không gây nguy hại đến sức khỏe của bé, nhưng dễ khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Trong một số trường hợp nghiêm trọng như trẻ bị nẻ môi chảy máu, điều này sẽ mang lại nhiều đau đớn và gây bất tiện trong vấn đề ăn uống bình thường. 

Nhưng các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng nếu phát hiện trẻ em bị nẻ môi nhé. Nẻ môi có thể được khắc phục rất hiệu quả và an toàn bằng những cách thức đơn giản dưới đây. 

III. Trẻ bị nẻ môi bôi gì? Biện pháp khắc phục trẻ bị nẻ môi hiệu quả, an toàn

1. Sữa mẹ

“Trẻ sơ sinh bị nẻ môi bôi gì?” là một câu hỏi khó với nhiều người, vì tình chất đặc thù của môi trẻ không phù hợp với các cách thức thông dụng khác. Tuy nhiên, thiên nhiên đã tự dành tặng cho mẹ một lời giải hoàn hảo cho đôi môi nứt nẻ của trẻ sơ sinh – sữa mẹ. 

Sữa mẹ

Sữa mẹ, đặc biệt là sữa non xuất hiện chỉ trong vòng 72h sau sinh, chứa lượng kháng thể dồi dào. Những kháng thể đó hỗ trợ bé chống lại nhiều chứng bệnh khác nhau, bao gồm cả nứt nẻ môi. Ngoài ra, hàm lượng nước và chất béo trong sữa mẹ cũng có tác dụng dưỡng ẩm tốt. 

Dùng ngón tay sạch hoặc bông tăm thoa một lớp sữa mẹ mỏng lên môi trẻ khoảng 2 – 3 lần mỗi giờ vừa giúp làm dịu và dưỡng ẩm, lại hỗ trợ chống nhiễm trùng rất hiệu quả. 

2. Lanolin

Lanolin là chất béo có nguồn gốc từ lông cừu, nên còn được gọi là mỡ cừu hay sáp lông cừu. Lanolin từ lâu đã được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và chăm sóc da như một chất làm mềm, khóa ẩm, ngăn ngừa mất nước hữu hiệu. Với các sản phẩm mẹ và bé, lanolin được dùng để dưỡng da và trong các loại kem bôi nứt đầu ti cho mẹ vì tính an toàn cho trẻ sơ sinh. 

lanolin

Mỡ cừu giúp chữa lành và làm dịu các vết nứt, vết loét trên môi. Mẹ nên bôi một lớp lanolin lên môi cho bé vào ban đêm, trước khi đi ngủ đến hoạt chất giữ được trên môi lâu hơn và phát huy tối đa tác dụng. Trong trường hợp bé lỡ nuốt một ít lanolin vào bụng, mẹ không cần quá lo lắng vì sáp lông cừu không gây hại cho trẻ sơ sinh. 

Tuy nhiên, lanolin cũng có khả năng kích ứng trên da nhạy cảm và gây ra các phản ứng dị ứng. Vì thế, nếu trẻ có cơ địa dễ dị ứng, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng mỡ cừu để chắc chắn nhất. 

3. Dầu thiên nhiên

Các loại dầu tự nhiên, chẳng hạn như dầu ô liu và dầu dừa, có đặc tính dưỡng ẩm cực tốt. Thoa một lượng rất nhỏ một trong những loại dầu này lên môi có thể làm mềm da và giảm tình trạng khô ráp, bong tróc vảy. 

Dầu thiên nhiên cho bé

4. Sáp dầu

Sáp dầu, hay petroleum jelly, là một chất dưỡng ẩm, làm mềm có nguồn gốc từ dầu khoáng. Kết cấu sáp cho phép nó phủ một lớp màng lên các lỗ chân lông, hạn chế sự bốc hơi nước ra ngoài. Thoa một ít petroleum jelly trước khi đi ngủ sẽ bảo vệ môi bé khỏi tác động của nước dãi hay các yếu tố khác như điều hòa, quạt,…

Vậy nhưng, mẹ lưu ý rằng, sáp dầu phải được sử dụng một cách thận trọng.  Nó có thể gây tiêu chảy, đau dạ dày hoặc ho nếu trẻ nuốt phải. Vì thế, không nên dùng sáp dầu cho các bé nhỏ chưa ý thức kiểm soát được việc liếm, mút môi. 

5. Son dưỡng cho trẻ sơ sinh

Tránh sử dụng son dưỡng môi của người lớn cho trẻ nhỏ. Chỉ các sản phẩm đã qua kiểm tra an toàn mới được dùng cho trẻ sơ sinh.Loại son dưỡng thích hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có bảng thành phần tự nhiên, không có chất tạo màu, tạo mùi hoặc bất kỳ thành phần nào có khả năng gây hại cho trẻ.

Son dưỡng trị nẻ cho bé

Cha mẹ nên đọc kỹ các nhãn dán và thông tin đính kèm để lựa chọn được sản phẩm dưỡng môi phù hợp với độ tuổi của trẻ. Nếu có thể, hãy nhờ hướng dẫn từ các bác sĩ, dược sĩ có kinh nghiệm. 

IV. Hạn chế trẻ bị nẻ môi bằng cách nào?

1. Bảo vệ trẻ khỏi thời tiết cực đoan

Một cách tuyệt vời để ngăn cản gió lạnh, nắng gắt ảnh hưởng đến đôi môi của trẻ sơ sinh là luôn dưỡng môi cho bé trước khi ra khỏi nhà. Chỉ với động tác đơn giản là thoa một lớp son dưỡng hoặc chấm một ít sữa mẹ là mẹ đã có thể an tâm đưa bé ra ngoài mà không phải lo lắng về vấn đề nứt nẻ, bong tróc ở môi. 

Thời tiết khô hanh

Mẹ cũng nên cho bé dùng khẩu trang hoặc khăn, tạo lớp che chắn bảo vệ trẻ trước các dị nguyên gây dị ứng như ô nhiễm môi trường, phấn hoa, lông động vật,…

2. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà

Đây là cách thức giúp duy trì độ ẩm trong không khí luôn ở mức hằng định. Ngoài ra, máy tạo độ ẩm còn hỗ trợ giảm thiểu tình trạng khô da, khô mũi hoặc nghẹt mũi khi trời khô hanh hoặc dùng điều hòa nhiều. 

3. Tăng cữ bú

Cho trẻ bú thường xuyên hơn nếu trẻ có dấu hiệu mất nước, với khô môi là biểu hiện điển hình. Nếu trẻ bú không đủ để duy trì đủ nước trong cơ thể, mẹ thường sẽ thấy trẻ tiểu ít hơn và vệ sinh ra phân rắn hoặc cứng. 

4. Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất

Thiếu vitamin nhóm B là một trong các lý do dẫn đến trẻ bị nẻ môi. Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B như trứng, sữa, gan, rau xanh, bắp cải,… Ngoài ra, cho bé dùng nhiều hoa quả tươi, vừa cấp nước cho cơ thể, vừa thu được những loại vi chất cần thiết. 

Trên đây là những nguyên nhân khiến trẻ bị nẻ môi ,dấu hiệu nhận biết và cách xử lý an toàn, hiệu quả cho bé. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé !

Xem thêm :

Top 7+ Mẹo chữa trẻ bị nẻ mặt cực kỳ an toàn cho mẹ bỏ túi

Trẻ sơ sinh bị nẻ má: Nguyên nhân và cách phòng chống hiệu quả

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Top 7+ Mẹo chữa trẻ bị nẻ mặt cực kỳ an toàn cho mẹ bỏ túi

Vào mùa đông lạnh, làn da của bé thường xuyên phải chịu sự tấn công của gió mùa hay thời tiết hanh khô, dẫn tới làn da nứt nẻ, bong tróc, kém mịn màng, khiến trẻ bị nẻ và khó chịu, bứt rứt. “Bé bị nẻ mặt phải làm sao” là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho cha mẹ 7 mẹo điều trị cho trẻ bị nẻ mặt cực an toàn và hiệu quả, hãy cùng theo dõi nhé!

I. Mẹo 7 cách an toàn cho trẻ bị nẻ mặt “hết veo” 

1. Yến mạch

Bột yến mạch đã được sử dụng từ thời xa xưa trong việc chăm sóc da. Dịu nhẹ, tự nhiên và cực kỳ an toàn, yến mạch được dùng cho các trường hợp như hăm tã, chàm, nổi mề đay, dị ứng, viêm nhiễm hoặc nứt nẻ ngoài da. 

Yến mạch trị nẻ cho bé

Yến mạch cấp ẩm, làm dịu da và giảm kích ứng. Thành phần polysaccharide và hydrocolloid hình thành một hàng rào bảo vệ trên da, ngăn ngừa bay hơn độ ẩm. Avenanthramides và polyphenol trong bột yến mạch chống oxy hóa và chống viêm, ngăn chặn vi khuẩn. 

Ngoài ra, hàm lượng magie, vitamin D và chất xơ trong yến mạch hỗ trợ làm lành các thương tổn và phục hồi làn da bị nẻ cho bé. Đồng thời, dùng yến mạch còn làm sạch da dịu nhẹ mà hiệu quả nhờ sự có mặt của saponin. Chính vì vậy, yến mạch xuất hiện nhiều trong bảng thành phần của các sản phẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Chi tiết cách làm hỗn hợp yến mạch dùng cho bé bị nẻ mặt như sau:

  • Bước 1: Xay yến mạch. Lấy khoảng 25gr yến mạch thô, xay mịn thành bột. 
  • Bước 2: Kiểm tra bột yến mạch. Cho một thìa nhỏ bột yến mạch xay vào một cốc nước ấm. Nếu bột tan dễ dàng, trở thành một hỗn hợp sánh mịn, nghĩa là bột đã đủ mịn. Nếu không thể xay mịn hơn, hãy cho yến mạch vào một túi vải xô, buộc kín để tránh bột rơi ra. 
  • Bước 3: Chuẩn bị nước ấm.  Xả một chậu nước sạch, với nhiệt độ vừa phải để không làm trẻ bị bỏng. Nhiệt độ nước nên trong khoảng 35 – 38 độ C là phù hợp nhất. Nước quá nóng kích thích da trẻ và làm tình trạng nứt nẻ  càng tồi tệ hơn. 
  • Bước 4: Thêm bột yến mạch. Thêm từ từ bột yến mạch vào chậu nước đã chuẩn bị, vừa thêm vừa khuấy tròn để bột phân tán đều.
  • Bước 5: Lau mặt bằng yến mạch cho trẻ. Dùng một chiếc khăn sạch, thấm hỗn hợp yến mạch đã pha và thấm nhẹ lên vùng da mặt bị nẻ cho bé trong khoảng 5 – 10 phút. Sau đó, tráng lại với nước sạch, thấm khô bằng khăn mềm rồi bôi kem dưỡng ẩm ngay sau đó. 

2. Sữa mẹ

Trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non – chỉ tiết ra trong vòng 72h sau khi mẹ hạ sinh – chứa hàm lượng kháng thể igA vô cùng dồi dào. Hơn nữa, các nhà khoa học phát hiện acid lauric, một thành phần của sữa mẹ, có khả năng kháng khuẩn, sát trùng cực hữu hiệu. Hơn nữa, sữa mẹ còn dưỡng ẩm và đẩy nhanh quá trình tái phục hồi làn da. 

Sữa mẹ

Nếu thấy mặt bé khô, nứt nẻ, mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nẻ, rồi dùng tay sạch hay bông tăm chấm nhẹ sữa mẹ lên da cho bé. Mẹ sẽ thấy, da trẻ trở nên mềm mại và không còn ửng đỏ chỉ sau từ 15 – 20 phút. 

3. Mật ong

Từ xa xưa, mật ong đã được sử dụng với mục đích chăm sóc da và dưỡng ẩm. Chứa nhiều các hợp chất chống oxy hóa, cùng với thuộc tính nuôi dưỡng và cấp ẩm tuyệt vời cho làn da, mật ong là một bí quyết khắc phục tình trạng trẻ bị nẻ mặt vô cùng hiệu quả. 

Chữa nẻ cho bé bằng mật ong

Mật ong hỗ trợ các tế bào da hút nước và lưu giữ trong tế bào, từ đó giữ cho da mềm mại, mịn màng, tránh đi tác động của thời tiết khô hanh khiến da bé nứt nẻ. Hơn nữa, trong mật ong chứa các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, xâm nhập qua vùng da bị tổn thương, đồng thời đẩy mạnh quá trình chữa lành. Mật ong còn được ứng dụng trong các chứng chàm, viêm da, da kích ứng,…

Mẹ có thể bôi mật ong trực tiếp lên vết nẻ, hoặc chế hỗn hợp mật ong, sữa tươi để tắm cho bé. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ, mật ong chỉ nên dùng cho trẻ 1 tuổi bị nẻ mặt. Mặc dù rất tốt, nhưng mât ong có nguy cơ gây nhiễm khuẩn ở những bé nhỏ hơn. 

4. Dầu dừa

Da của trẻ luôn mỏng manh và nhạy cảm hơn người trưởng thành, cũng tiết ra lượng dầu dưỡng ẩm ít hơn. Dầu dừa chứa đầy chất béo bão hòa, với một lượng lớn acid béo chuỗi trung bình như axit lauric. Các lipid thiết yếu và protein, nuôi dưỡng và dưỡng ẩm nhẹ nhàng cho làn da. Nó còn hỗ trợ khóa nước trong các mô, hạn chế sự bay hơi ẩm khiến da khô ráp.

Dầu dừa trị nẻ cho bé

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ cần thoa dầu dừa bên ngoài, nó đã có thể mang đến những lợi ích tích cực cho những lớp tế bào bên trong. Thành phần độc đáo của nó cho phép các phân tử thẩm thấu sâu qua lỗ chân lông và gây tác dụng, trong khi vẫn giữ cảm giác nhẹ nhàng, thông thoáng trên da bé. 

Trẻ sơ sinh bị nẻ mặt bôi dầu dừa mang lại tác dụng rất tuyệt vời, vì dầu dừa nguyên chất không hề gây hại cho bé. Mẹ hãy chấm một ít dầu dừa lỏng lên vùng da mặt bị nẻ của con, đợi trong khoảng 10 – 15 phút để các hoạt chất phát huy tác dụng rồi rửa sạch với nước ấm. 

5. Dầu oliu

Các acid béo tự nhiên trong dầu oliu mang đến tác dụng dưỡng ẩm kỳ diệu cho làn da nứt nẻ của bé. Cùng với chất béo, dầu oliu chứa vitamin E và vitamin K. Nó cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp làm dịu chứng viêm trong cơ thể. 

Dầu oliu trị nẻ cho bé

Dầu oliu còn củng cố lớp hàng rào bảo vệ đã bị suy yếu, đứt gãy khi da khô, đồng thời tăng cường độ ẩm cho các tế bào, từ đó giúp da mịn màng, mềm mại và cải thiện chức năng cản trở dị nguyên từ bên ngoài xâm nhập. 

Để sử dụng dầu oliu cho trẻ bị nẻ má, trước hết cha mẹ làm nóng phần dầu, rồi đơn giản sau đó chấm một lớp mỏng dầu oliu nóng lên vùng da bị khô. Bên cạnh đó, mẹ còn có thể dùng dầu oliu kết hợp mật ong hoặc dầu dừa, massage nhẹ nhàng cho con để da bé luôn giữ được dưỡng ẩm, làm mềm. 

II. Ba mẹ cần chú ý điều gì khi trẻ bị nẻ mặt?

Nẻ là tình trạng lớp biểu bì ngoài da bị thiếu ẩm, dẫn đến khô ráp, bong vảy trên da bé. Tình trạng này thường xuyên xảy ra vào mùa đông, thời tiết hanh khô và gió mùa thổi nhiều khiến da bay hơi nước rất nhanh. Bên cạnh các biện pháp trị nẻ, cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc cho con. 

Phòng tránh nẻ cho bé vào mùa đông

  • Tắm cho bé với nhiệt độ nước ở mức vừa phải. Nước tắm quá nóng càng khiến da con mất ẩm nhanh hơn và trở nên khô tróc sau khi tắm. Hơn nữa, mẹ cũng hạn chế cho bé tắm quá lâu. 10 phút là thời gian tắm được khuyến cáo, vừa ngăn ngừa nứt nẻ, lại phòng ngừa khả năng con bị cảm lạnh. 
  • Tránh lựa chọn các loại sữa tắm, dầu gội có độ tẩy rửa quá cao, sẽ làm tổn thương làn da mỏng manh của trẻ nhỏ. 
  • Không nên cho bé mặc quần áo quá chật bí, nhiều lớp, khiến con ra mồ hôi hoặc bị cọ xát nhiều, ảnh hưởng đến lớp hàng rào bảo vệ ngoài da. Nên cho con mặc quần áo từ sợi cotton thoáng khí. 
  • Chú ý đến nhiệt độ trong phòng. Nếu độ ẩm thấp, cha mẹ nên trang bị thêm máy phun sương tạo độ ẩm. Tránh để các thiết bị quạt máy, lò sưởi hoặc điều hòa chĩa thẳng về phía trẻ. 
  • Bôi kem dưỡng da hàng ngày, cũng như trước cho bé ra ngoài, là biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu nứt nẻ, cũng như ngăn ngừa tình trạng này. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm khác nhau. Mẹ nên chú ý chọn lựa loại dưỡng ẩm lành tính, phù hợp cho làn da trẻ nhỏ, chứa các dưỡng chất hàng đầu cho da như tinh chất yến mạch, bơ shea, dầu hạnh nhân,…

Trên đây là 7 mẹo chữa nẻ an toàn, hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng cho trẻ bị nẻ mặt trong mùa đông sắp tới. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm :

Trẻ bị nẻ môi vì sao? Cần làm gì để khắc phục an toàn ?

Trẻ sơ sinh bị nẻ má: Nguyên nhân và cách phòng chống hiệu quả

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Trẻ sơ sinh bị nẻ má: Nguyên nhân và cách phòng chống hiệu quả

Trong bụng mẹ, da của trẻ được bảo vệ bởi một lớp màng trơn màu vàng. Khi chào đời, làn da sẽ phải tiếp xúc với môi trường, lớp màng bảo vệ mất dần cùng các yếu tố khác (thuốc, thời tiết, tã/quần áo,…) khiến da trẻ dễ bị kích ứng, tổn thương.

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nẻ đó là do thời tiết chuyển lạnh, khô hanh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa và phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nẻ má.  

I. Tại sao trẻ sơ sinh bị nẻ má?

Da trẻ sơ sinh ít chất béo và độ pH thấp hơn so với da người lớn. Bên cạnh đó, lớp thượng bì và tuyến mồ hôi chưa hình thành nên da mỏng manh và nhạy cảm vô cùng. Trẻ sơ sinh bị nẻ má không phải hiếm gặp, hiện tượng này có thể do một số nguyên nhân chính sau đây:

1. Đặc điểm cơ thể

Ở trẻ sơ sinh, tuyến mồ chưa hoàn thiện, lớp thượng bì chưa hình thành, cấu trúc da mỏng manh, dễ bị mất nước và tổn thương. Đây là hiện tượng bình thường, có thể tự biến mất hoặc chỉ cần cha mẹ áp dụng một số phương pháp đơn giản.

2. Không dùng kem dưỡng ẩm

 Kem dưỡng ẩm có khả năng dưỡng ẩm sâu, ngăn ngừa tình trạng da khô, sần sùi, nứt nẻ. Thế nhưng, nhiều cha mẹ lại lầm tưởng làn da mềm mịn của trẻ là đủ độ ẩm nên không cần dưỡng. Thực tế, cơ thể trẻ sơ sinh có khoảng 80% là nước, tuy nhiên, do da mỏng nên nguy cơ thoát nước tăng cao. Cho nên, khi không dùng kem dưỡng ẩm, nhất là vào mùa đông, trẻ sơ sinh rất dễ bị nẻ má. 

Không dưỡng ẩm cho bé

3. Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, sai cách

 Trẻ sơ sinh bị nẻ má có thể vì cha mẹ vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, sai cách. Tắm nhiều lần trong ngày bằng nước quá nóng, chà sát mạnh khiến da trẻ bị tổn thương nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ vì lo con lạnh nên dùng quạt sưởi để cơ thể khô nhanh sau khi tắm khiến da trẻ bị mất nước trầm trọng, nứt nẻ, thô ráp và ngứa ngáy.

4. Thời tiết, môi trường

 Thời tiết thay đổi cộng với việc cha mẹ vệ sinh da không sạch sẽ, đúng cách sẽ làm cho làn da trẻ bị mất nước, sần sùi và bong tróc. Bình thường, cơ thể trẻ sẽ có sự mất nước thông qua da. Vào mùa đông, thời tiết lạnh giá, khô hanh hoặc nằm trong phòng điều hòa, máy sưởi liên tục khiến tình trạng mất nước tăng mạnh. 

5. Cấu trúc da chưa ổn định

Sự đàn hồi da yếu bởi hệ thống collagen non nớt làm cho khả năng chống chọi với thời tiết của trẻ sơ sinh kém hơn nhiều so với người lớn. Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi,… khiến làn da mỏng manh của trẻ bị kích ứng, tình trạng nứt nẻ nặng nề hơn.

6. Một số nguyên nhân khác

 Ngoài những nguyên nhân kể trên thì bé bị nẻ má còn do mẹ thường xuyên dung nạp đồ ăn cay nóng, nhiều đường, dầu mỡ, đồ uống có cồn, ga, cafein; cho trẻ sử dụng sản phẩm chăm sóc da của người lớn,…

II. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nẻ má là gì?

Má là vùng da nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến vùng da này bị tổn thương. Một trong những tổn thương da phổ biến ở trẻ sơ sinh là nẻ má. Trẻ sơ sinh bị nẻ má được nhận biết thông qua dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Hai bên má hồng hoặc đỏ ửng
  • Ngứa ngáy, bong tróc da
  • Có xu hướng dùng tay chà vào má
  • Trẻ quấy khóc, lười bú

Trẻ bị nẻ ở má

Bé bị nứt nẻ má có thể tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, cha mẹ cần cho trẻ đến ngay trung tâm da liễu hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nếu thấy hiện tượng sau:

  • Má xuất hiện mảng đỏ
  • Vùng da má khô ráp như vảy cá
  • Da nứt nẻ, sưng phù, có mủ vàng hoặc máu
  • Ngứa ngáy dữ dội, bỏ bú, quấy khóc liên tục 

III. Trẻ sơ sinh bị nẻ má bôi gì?

Làn da của trẻ sơ sinh mỏng manh, dễ bị kích ứng mặc dù cha mẹ đã chăm sóc kỹ lưỡng. Một trong những vấn đề về da ở trẻ sơ sinh khiến các bậc phụ huynh lo lắng là nẻ má. “Trẻ sơ sinh bị nẻ má bôi gì?” là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh gửi về cho chúng tôi trong thời gian gần đây.

Dầu dừa, mật ong, kem trị nẻ và dưỡng ẩm là những nguyên liệu dễ kiếm, an toàn và hiệu quả. Thông tin chi tiết về mỗi loại sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây.

1. Kem nẻ và dưỡng ẩm

Đáp án đầu tiên của câu hỏi “Trẻ sơ sinh bị nẻ má bôi gì?” mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh là kem nẻ và dưỡng ẩm Kutieskin. Đây là sản phẩm an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, với công thức thảo dược chứa tinh chất nghệ trắng, dầu hướng dương, bơ hạt mỡ, yến mạch, vitamin E, vitamin B5,… giúp giảm nhanh tình trạng viêm da, nứt nẻ, khô ngứa đồng thời cấp ẩm, giúp da mềm mại, mịn màng.

Công dụng kem dưỡng ẩm Kutieskin

Khi trẻ sơ sinh bị nẻ má cha mẹ chỉ cần chuẩn bị kem Kutieskin và thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặt, chú ý 2 bên má bị nẻ

Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ và bôi một lớp mỏng kem Kutieskin

Bước 3: Massage nhẹ nhàng, thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày (sau khi tắm hoặc trước khi cho trẻ ra ngoài)

2. Mật ong và sữa tươi không đường

Trong những nguyên liệu trị nẻ má cho trẻ sơ sinh không thể không nhắc đến mật ong. Theo rất nhiều nghiên cứu, mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, làm lành tổn thương da nhanh chóng. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có khả năng dưỡng ẩm, bảo vệ làn da trẻ trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Trong khi đó, sữa tươi không đường có tác dụng phục hồi tế bào da, cấp ẩm, giúp da bé khỏe mạnh, mịn màng.

Mật ong và sữa tươi không đường

Các bước kết hợp mật ong và sữa tươi trị nẻ má cho trẻ sơ sinh như sau:  

Bước 1: Trộn 1 thìa mật ong với 1 – 2 thìa sữa tươi không đường

Bước 2: Vệ sinh vùng da mặt sạch sẽ, chú ý 2 bên má

Bước 3: Dùng bông y tế thấm hỗn hợp, bôi lên toàn bộ mặt hoặc 2 bên má

Bước 4: Giữ nguyên trên da trẻ khoảng 15 phút rồi rửa bằng nước ấm

3. Dầu dừa

Dầu dừa nguyên chất được đông đảo phụ huynh cho con sử dụng khi bị nẻ má. Theo rất nhiều nghiên cứu, dầu dừa có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống nhiễm trùng, làm dịu và ngăn ngừa viêm nhiễm. Dầu dừa giống như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, an toàn, có thể bảo vệ da khỏi những tác nhân gây bệnh.

Dầu dừa trị nẻ cho bé

Dưới đây là các bước dùng dầu dừa trị nẻ má cho trẻ sơ sinh:

Bước 1: Vệ sinh 2 bên má và tay mẹ sạch sẽ

Bước 2: Dùng bông gòn thấm dầu dừa nguyên chất

Bước 3: Thoa dầu dừa và lấy tay massage nhẹ nhàng, để dầu dừa khô tự nhiên  

IV. Ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nẻ má bằng cách nào?

Để ngăn ngừa tình trạng nẻ má ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần áp dụng những nguyên tắc sau:

1. Tăng cữ bú

Thông thường, trẻ sơ sinh thường bú từ 6 – 12 lần/ngày. Tăng cữ bú có thể giúp làn da của bé đủ lượng nước cần thiết. Bên cạnh đó, khi được cung cấp chất lỏng từ sữa mẹ, làn da của trẻ cũng được nuôi dưỡng tốt và ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ. Tăng cữ bú cho trẻ sơ sinh có ý nghĩa quan trọng với làn da khi thời tiết lạnh giá, khô hanh.

Sữa mẹ

2. Sử dụng kem ngăn ngừa nứt nẻ và dưỡng ẩm

Vì làn da của trẻ mỏng manh và nhạy cảm nên khi chọn kem dưỡng ẩm cha mẹ nên chọn loại có thành phần dược liệu an toàn, không gây kích ứng da, cấp ẩm, ngăn ngừa nứt nẻ và giúp da mịn màng.

Sau khi tắm, mẹ nên bôi một lớp mỏng kem ngăn ngừa nứt nẻ và dưỡng ẩm, đồng thời, massage nhẹ nhàng để lưu thông tuần hoàn máu, duy trì độ ẩm cho làn da. Tuyệt đối không dùng kem dưỡng ẩm của người lớn cho trẻ sơ sinh.

Thành phần kem dưỡng ẩm Kutieskin

3. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đúng cách

Cha mẹ chỉ nên tắm cho trẻ sơ sinh từ 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần tắm kéo dài khoảng 10 phút. Tắm cho trẻ bằng nước ấm, nước quá nóng sẽ khiến da trẻ bị khô. Có thể sử dụng một số nguyên liệu từ thiên nhiên an toàn, không kích ứng da để tắm cho trẻ, chẳng hạn như mướp đắng, lá chè tươi, kinh giới, sài đất, trầu không, nước dừa, chanh,…

Chăm sóc và vệ sinh cho bé

Ưu ái lựa chọn dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh, loại không mùi, ít bọt và không gây kích ứng da. Khi tắm mẹ không nên chà mạnh lên da trẻ đặc biệt là vùng da nhạy cảm như má, môi, bẹn, mông,… Tắm xong, lau cho trẻ bằng khăn khô, mềm mịn, không nên dùng quạt sưởi bởi như vậy có thể làm cho da trẻ bị mất nước và khô ráp.

4. Sử dụng điều hòa khoa học, phù hợp

Cha mẹ chỉ nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa từ 2 – 3 tiếng rồi cho ra phòng nhiệt độ bình thường khoảng 15 phút. Điều chỉnh mức nhiệt từ 28 – 30 độ C, chú ý cho trẻ mặc quần áo/quấn tã, đắp chăn mỏng, đi tất,… Không để trẻ nằm ngay hướng thổi của điều hòa và nhớ áp dụng quy tắc 3 phút (mở cửa trước khi cho trẻ ra khỏi phòng trước 3 phút).

5. Sử dụng máy tạo độ ẩm

 Cha mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giữ cho độ ẩm ở mức ổn định. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.

Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa và phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nẻ má. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ thực sự hữu ích, hãy like, share cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhé!

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc bình luận bên dưới bài đăng. Thường xuyên ghé thăm website Kutieskin để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc và các vấn đề về da ở trẻ em. 

Xem thêm :

Top 7+ Mẹo chữa trẻ bị nẻ mặt cực kỳ an toàn cho mẹ bỏ túi

Trẻ bị nẻ môi vì sao? Cần làm gì để khắc phục an toàn ?

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Trẻ bị mẩn ngứa khắp người: Nguyên nhân và Cách điều trị an toàn

Cơ thể trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu ớt nên dễ bị tác động bởi vi khuẩn, virus, đồ ăn, nước uống, thời tiết, môi trường,… Trẻ bị mẩn ngứa khắp người là tình trạng phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển.

Thế nhưng, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý và phòng ngừa trẻ bị ngứa toàn thân. Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình trạng này, hãy tham khảo nhé!

I. Trẻ bị mẩn ngứa khắp người và triệu chứng điển hình

Làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ dễ chịu tác động của vi khuẩn, virus, môi trường, thời tiết, đồ uống, thức ăn và xuất hiện tình trạng mẩn ngứa khắp người. Đây là tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính trên da, triệu chứng điển hình là:

Bé nổi mẩn ngứa trên bụng

  • Xuất hiện nốt mẩn ngứa khắp người giống như sốt hoặc mẩn đỏ xuất hiện thành từng mảng ở vùng da nhạy cảm
  • Nốt/mảng mẩn ngứa có kích thước to, nhỏ khác nhau
  • Trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, ăn uống kém
  • Trẻ có xu hướng dùng tay gãi đến khi da trầy xước

II. Nguyên nhân trẻ bị mẩn ngứa khắp người

Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, làn da nhạy cảm cho nên dễ bị các dị nguyên tấn công, da bị dị ứng, nổi mẩn ngứa khắp người. Để kiểm soát được triệu chứng, cha mẹ cần hiểu được nguyên nhân gây bệnh. Thực tế, nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn ngứa khắp người có thể là:

1. Bệnh liên quan đến da

Trẻ bị mẩn ngứa khắp người có thể do mắc bệnh về da như mề đay, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, chàm, vảy nến, Rosacea, Prurit….

Mề đay: Nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn ngứa khắp người có thể do bệnh mề đay. Triệu chứng của mề đay là ngứa ngáy dữ dội, nổi mẩn và sưng phù. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi trẻ mà hình dạng và kích thước nốt mẩn có kích thước khác nhau.

Viêm da tiếp xúc: Trẻ bị ngứa toàn thân có thể do bị bệnh viêm da tiếp xúc. Bệnh thường khởi phát khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên như nọc ong/khoái, bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi, quần áo bằng sợi tổng hợp,… Khi đó, trẻ sẽ bị mẩn ngứa tại vị trí da tiếp xúc với dị nguyên.

Nấm da ở trẻ

Viêm da dị ứng: Triệu chứng thường gặp của viêm da dị ứng là mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng tấy, nứt nẻ. Điều đó khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ăn kém, ngủ không ngon giấc. Viêm da dị ứng khởi phát theo đợt và có xu hướng tái đi tái lại.

Chàm sữa: Chàm sữa (lác sữa) thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Đầu tiên, nốt chàm sữa sẽ xuất hiện ở vùng da nhạy cảm (2 bên má) sau đó lan sang tay, chân và khắp cơ thể. Khi mới xuất hiện, nốt chàm có màu hồng, kích thước nhỏ, dần dần chuyển thành mụn nước, màu đỏ, có dịch, vảy, bong tróc và ngứa ngáy.

Nấm trên da: Nấm tóc, kẽ, móng, thân,… là những loại nấm có thể sinh sôi và phát triển trên da gây nên tình trạng mẩn đỏ và ngứa ngáy toàn thân.

2. Trẻ bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có thể là nguyên nhân khiến bé bị ngứa khắp người. Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, cơ địa nhạy cảm nên cơ thể sẽ không thể thích nghi kịp trước những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí nên hệ miễn dịch sẽ sản sinh kháng nguyên IgE chống lại các dị nguyên.

Thế nhưng, nồng độ IgE trong huyết thanh tăng cao, tế bào mast giải phóng quá nhiều Histamin dưới da, bùng phát các triệu chứng lâm sàng như mẩn ngứa khắp người và một số triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, nghẹt, ngứa, chảy nước mũi,… Có trẻ còn bị tiêu chảy, quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú, cơ thể suy nhược. So với người lớn, phạm vi ảnh hưởng và mức độ tổn thương da khi bị dị ứng thời tiết nặng nề hơn nhiều.  

3. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên thì trẻ bị mẩn ngứa khắp người còn do:

  • Hệ miễn dịch yếu, cấu trúc da chưa hoàn thiện, dễ bị tấn công và tổn thương
  • Chức năng đào thải độc tố cơ thể chưa đủ mạnh khiến độc tố không được đào thải hết, tích tụ trong cơ thể sau đó phát ra bên ngoài
  • Cha mẹ đóng bỉm thường xuyên cho trẻ kể cả là mùa hè nóng nực
  • Do trẻ dị ứng với thành phần của một loại thuốc nào đó

Mề đay ở trẻ

  • Trẻ bị dị ứng sữa hoặc thực phẩm (hải sản, thịt bò, đậu nành, gia vị,…)
  • Trẻ bị rối loạn đường ruột, dạ dày do giun sán, mẩn ngứa khắp người là một trong những dấu hiệu điển hình
  • Chức năng gan, thận bị rối loạn, đào thải độc tố trong cơ thể kém, da bị vàng, khô, mẩn ngứa 
  • Trẻ bị ứng với một số loại thuốc hoặc chất có trong sữa tắm, xà phòng, dầu gội đầu, kem dưỡng ẩm, thuốc nhuộm, …

III. Trẻ bị mẩn ngứa khắp người có nguy hiểm không?

Trẻ bị mẩn ngứa khắp người có nguy hiểm không? Đáp án của câu hỏi này là không. Theo các chuyên gia, tình trạng mẩn ngứa khắp người ở trẻ không nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng.

Thế nhưng, mẩn ngứa khắp người lại ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của trẻ. Vì vậy, nếu thấy cơ thể trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường mà Kutieskin chia sẻ trên đây, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và lựa chọn các biện pháp điều trị hiệu quả, phù hợp.

Bé nổi mẩn ngứa trên mặt

Nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng máu
  • Viêm mủ màng phổi/viêm phổi do tụ cầu
  • Tràn mủ màng tim
  • Viêm màng não mủ

Do đó, khi cha mẹ quan sát những dấu hiệu dưới đây, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm da liễu hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Mẩn đỏ thành mảng lớn kèm mụn nước, có mủ hoặc chảy máu
  • Tình trạng mẩn ngứa khắp người tái phát thường xuyên, không có dấu hiệu thuyên giảm sau 7 ngày
  • Trẻ bị sốt cao và quấy khóc nhiều về đêm
  • Da bị tổn thương trên diện rộng, có dấu hiệu bị nhiễm trùng
  • Buồn nôn, chóng mặt, khó thở, sưng mắt/môi,…

IV. Cách xử lý khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người

Trẻ bị nổi mẩn ngứa khắp người nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Để có được hiệu quả điều trị như mong muốn, đảm bảo an toàn cho trẻ, trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào cha mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ hoặc dược sĩ.

1. Thuốc Tây

Thuốc tây trị mẩn ngứa cho bé

Căn cứ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc Tây phù hợp để kiểm soát triệu chứng mẩn ngứa. Đó có thể là thuốc:

Thuốc kháng Histamin: Phenothiazin, Pyrilamine, Meclizine, Cetirizine, Loratadine, Fexofenadine, Acrivastine,…

Thuốc chống viêm chứa Corticoid: Thuốc có dạng kem bôi, viên nén, tiêm, xịt qua miệng hoặc mũi,… Methylprednisolon, Prednisolon thường được chỉ định khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người.

                     

2. Phương pháp dân gian

Trong các phương pháp trị mẩn ngứa cho trẻ thì phương pháp dân gian thường được ưu ái bởi khá an toàn, lành tính, đơn giản và tiết kiệm chi phí. Nếu trẻ bị mẩn ngứa khắp người, cha mẹ có thể áp dụng 3 cách mà chúng tôi chia sẻ đưới đây. Tuy nhiên, vì làn da của trẻ cực nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên trước khi áp dụng cách nào cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên khoa.

2.1. Trà xanh

Lá trà xanh chứa Flavonoid, vitamin C, EGCG và một số hoạt chất khác, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa thâm sẹo. Đặc biệt, Polyphenol trong lá trà xanh còn giúp bảo vệ da, cải thiện tình trạng mẩn ngứa và nóng rát.

Lá trà xanh trị mẩn ngứa cho bé

Các bước dùng lá trà xanh trị mẩn ngứa cho trẻ như sau:  

Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm trà xanh, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng

Bước 2: Rửa lại một lần nữa, để ráo nước, vò xát lá trà xanh

Bước 3: Cho lá trà xanh đã vò vào nồi sạch, thêm nước lọc, đun sôi

Bước 4: Khi nước sôi, đun thêm 5 phút nữa, tắt bếp, đậy kín nắp nồi và hãm thêm 10 phút

Bước 5: Vệ sinh da, dùng khăn sạch, mềm thấm nước lá trà xanh và bôi lên vùng da mẩn ngứa, thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày 

2.2. Lá khế chua

Khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người, cha mẹ không nên bỏ qua nguyên liệu vừa dễ kiếm lại hiệu quả – lá khế. Lá khế có tính sát trùng, tiêu viêm, giảm sưng, giảm mẩn đỏ và ngứa ngáy hiệu quả.

lá khế trị mẩn ngứa

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Rửa sạch lá khế

Bước 2: Cho lá khế đã rửa sạch vào nồi nước, bắc lên bếp đun sôi

Bước 3: Pha nước lá khế cùng nước nguội rồi tắm cho trẻ mỗi ngày

3. Kem trị mẩn ngứa, dưỡng ẩm

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều kem trị mẩn ngứa cho trẻ. Khi lựa chọn sản phẩm cha mẹ cần chú ý đến thành phần và nguồn gốc xuất xứ. Trong những loại kem trị mẩn ngứa, dưỡng ẩm, Kutieskin đã và đang nhận được sự ưu ái của đông đảo phụ huynh. Sản phẩm Kutieskin chứa thành phần là thảo dược kháng viêm, được nhập khẩu từ châu Âu: tinh chất nghệ trắng, chiết xuất yến mạch, bơ hạt mỡ, cam thảo,… 

kutieskin co tot khong

Công nghệ Aminovector dạng lỏng, nguồn gốc từ Pháp giúp giảm ngứa nhanh, dịu mẩn đỏ, kháng viêm, phục hồi và thúc đẩy quá trình tái tạo da. Đặc biệt, Kutieskin không chứa Corticoid, Paraben, chất bảo quản gây hại cho da của trẻ kể cả trẻ sơ sinh từ 5 ngày tuổi. Khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người, cha mẹ chỉ cần chuẩn bị tuýp kem Kutieskin và thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mẩn ngứa

Bước 2: Bôi một lớp mỏng kem Kutieskin

Bước 3: Massage nhẹ nhàng và để kem khô tự nhiên, áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ngày

                     

V. Phòng ngừa trẻ bị mẩn ngứa khắp người

Chăm sóc và phòng ngừa mẩn ngứa cho bé

  • Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ, chú ý chọn loại kem có thành phần dược liệu an toàn, lành tính, phù hợp với mọi loại da.
  • Tắm rửa đều đặn bằng nước ấm hoặc nguyên liệu thiên nhiên như trà xanh, mướp đắng,…Chú ý thay tã, quần áo, bỉm thường xuyên, không nên cho trẻ mặc quần áo bó sát bởi như vậy có thể gây kích ứng da.
  • Không nên dùng xà phòng giặt, tắm có chất tẩy mạnh, như vậy có thể khiến làn da trẻ bị mất đi lớp bảo vệ và dễ bị tổn thương hơn.

Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ thực sự hữu ích, hãy like, share cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhé! Đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc để lại câu hỏi tại mục bình luận bên dưới bài đăng. Thường xuyên ghé thăm website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc và các vấn đề về da ở trẻ em. 

Xem thêm : 

 

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Top 3+ Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn

Chàm sữa (lác sữa) là một loại bệnh về da phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần và sự phát triển của trẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn biết cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn và không tốn quá nhiều công sức hay thời gian.

I. Khái quát về chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa (lác sữa) ở trẻ sơ sinh là một dạng rối loạn hệ miễn dịch, có đặc trưng là xuất hiện các mảng màu đỏ tại bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Ban đầu chàm sữa sẽ xuất hiện ở 2 bên má, sau đó lan ra tay, chân và toàn thân. Khi mới xuất hiện, chàm sữa chỉ là những nốt màu hồng sau đó chuyển thành mụn nước, màu đỏ. Chàm sữa khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, lười bú/bỏ bú, ngủ không ngon giấc.

Dấu hiệu nhận biết bé bị chàm sữa

Chàm sữa phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi và sẽ tự biến mất khi trong khoảng 2 – 4 tuổi. Những trẻ đã qua 4 tuổi mà vẫn còn chàm sữa có nguy cơ bị chàm thể tạng. Theo nghiên cứu, chàm sữa ở trẻ sơ sinh do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó những nguyên nhân chính không thể bỏ qua là cơ địa dễ bị dị ứng, chế độ ăn uống không khoa học của mẹ, tiếp xúc với dị nguyên, dị ứng thời tiết, cha mẹ bị viêm da dị ứng, mề đay, hen suyễn,…

II. Cách chữa chàm cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian

Đây là cách trị chàm sữa cho bé được nhiều bậc phụ huynh đánh giá hiệu quả, an toàn, tiết kiệm. Vì là nguyên liệu thiên nhiên nên dễ kiếm, khâu chế biến đơn giản, hầu như cha mẹ nào cũng thực hiện được.  

1. Lá trầu không

Lá trầu không thường được sử dụng để điều trị bất cứ loại nhiễm trùng da nào do vi khuẩn hoặc nấm gây nên. Lượng tinh dầu trong lá trầu không có khả năng ức chế vi khuẩn và chống nhiễm trùng hiệu quả. Do đó, loại lá này thường được dân gian sử dụng để điều trị triệu chứng của bệnh chàm sữa.

Lá trầu không

Tanin, phenol, vitamin trong lá trầu không giúp kích thích quá trình tái tạo và phục hồi làn da tổn thương. Cách chữa chàm sữa cho bé bằng lá trầu không được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa và ngâm với nước muối pha loãng

Bước 2: Cho nguyên liệu vào nồi sạch, thêm nước, đun sôi

Bước 3: Pha nước lá trầu không nguyên chất với nước mát

Bước 4: Dùng khăn mềm, sạch thấm nước lá trầu không rồi lau nhẹ nhàng lên da trẻ (chú ý vùng da bị chàm sữa)

Bước 5: Dùng khăn khô lau người cho trẻ, kiên trì áp dụng trong 1 tuần 

2. Lá ổi

Theo y học cổ truyền, lá ổi có khả năng giải độc nên được dân gian sử dụng để chữa bệnh da liễu cho trẻ sơ sinh trong đó có chàm sữa. Theo y học hiện đại, trong lá ổi có chất tanin, maslinic giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, sát trùng, kháng viêm, cầm máu, giảm ngứa rát và làm sạch da.

Lá ổi trị chàm sữa

Đối với chàm sữa, hoạt chất trong loại lá này sẽ làm giảm đáng kể triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và cải thiện tình trạng khô da, sần sùi, đỏ ửng. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng lá ổi được thực hiện theo các bước:

Bước 1: Chuẩn bị lá ổi (1 nắm), rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước sạch và bắc lên bếp đun sôi

Bước 2: Cho nồi nước lá ổi xuống, pha thêm chút nước mát  

Bước 3: Khi nước vẫn còn ấm mẹ hãy tắm cho trẻ, dùng khăn mềm, sạch lau nhẹ nhàng khắp người nhưng chú ý vùng da bị chàm sữa

Bước 4: Lau khô bằng khăn mềm, kiên trì thực hiện từ 7 – 10 ngày

3. Khoai tây

Khoai tây chứa nhiều tinh bột, vitamin, protein, photpho, sắt, canxi nên rất tốt cho sức khỏe và làn da. Loại củ này được sử dụng rộng rãi để chữa bệnh về da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các dưỡng chất kể trên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho da, kháng viêm, làm dịu da và giảm ngứa ngáy.

Chữa chàm sữa bằng khoai tây

Bên cạnh đó, dưỡng chất trong khoai tây còn giúp phục hồi tổn thương, cấp ẩm, tăng sức đề kháng cho làn da. Dưới đây là các bước dùng khoai tây chữa chàm sữa cho bé:

Bước 1: Chuẩn bị 2 – 3 củ khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch và cho vào đun sôi (khoảng 1 phút)

Bước 2: Vớt khoai tây ra, đợi nguội thì thái thành lát vừa phải

Bước 3: Cho lát khoai tây vào xay nhuyễn hoặc nghiền nát

Bước 4: Vệ sinh vùng da bị chàm sữa bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm

Bước 5: Đắp khoai tây đã xay nhuyễn/nghiền nát lên vùng da bị chàm sữa, đợi 15 – 20 phút và rửa lại bằng nước ấm

Cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh được áp dụng phổ biến hiện nay là Tây y, phương pháp dân gian, kem trị chàm sữa và dưỡng ẩm.  

III. Một số phương pháp chữa chàm sữa khác cho trẻ sơ sinh

1. Tây y

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa mức độ nặng thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị bằng thuốc dạng uống. Cụ thể:

Kháng sinh liều cao

  • Thuốc kháng thụ thể Histamin (H1)
  • Kháng sinh Erythromycin, Tetracyclin
  • Corticoid dạng uống (sử dụng khi cần thiết và trong thời gian ngắn)
  • Thuốc bổ sung vitamin C, vitamin E, Omega – 3, kẽm,…

2. Kem trị chàm sữa và dưỡng ẩm

Trong các cách chữa chàm ở trẻ sơ sinh không thể không nhắc đến kem trị chàm sữa và dưỡng ẩm cho da. Thế nhưng, không phải mẹ nào cũng biết cách chọn loại kem hiệu quả, phù hợp với da của trẻ. Vì da của trẻ sơ sinh dễ bị kích ứng cho nên các mẹ hãy chọn loại đã được kiểm nghiệm da liễu, mùi thơm dịu nhẹ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 

Thành phần Kutieskin

Đặc biệt, các mẹ nên chú ý về thành phần của kem trị chàm sữa. Nếu chưa biết loại kem nào hiệu quả và an toàn với trẻ sơ sinh bị chàm sữa thì Kutieskin là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Kem chàm sữa Kutieskin được sản xuất tại Nhà máy Dược phẩm công nghệ cao CVI Pharma. Đây là nhà máy dược phẩm công nghệ cao đầu tiên của Việt Nam. 

Kem chàm sữa Kutieskin được đông đảo phụ huynh tin tưởng lựa chọn là do 100% thành phần thiên nhiên, nhập khẩu từ các nhà cung cấp uy tín tại châu Âu như dầu quả bơ, hạnh nhân, chiết xuất cam thảo, thông đỏ, lô hội, cam thảo, yến mạch, tinh chất nghệ trắng Nano THC,… Đặc biệt, Kutieskin “NÓI KHÔNG” với Corticoid, Paraben và các chất bảo quản khác nên rất an toàn với trẻ sơ sinh. Sản phẩm mang trong mình hàng loạt công dụng vượt trội:

  • Giảm ngứa và làm dịu vết sưng đỏ nhanh chóng
  • Ngăn ngừa hình thành lớp vảy trên da
  • Cải thiện tình trạng bong tróc, khó chịu khi trẻ bị chàm sữa, nứt nẻ, khô da, mụn nước
  • Thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da và phục hồi vùng da bị tổn thương

IV. Một vài lưu ý khi chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Trên đây là 3 cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả và được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả điều trị đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát, khi chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh cha mẹ nên lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh.
  • Đảm bảo nhiệt độ trong phòng ngủ phù hợp, ổn định (không quá nóng hoặc quá lạnh); thường xuyên vệ sinh chăn, ga, gối, đồ chơi, quần áo,… của trẻ.

Vệ sinh cho trẻ

  • Các mẹ nên xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học, tránh xa đồ cay nóng, đồ uống có ga, cồn, cafein; nếu trẻ đã ăn dặm, các mẹ không nên để trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây kích ứng da như hải sản, đồ len men, đông lạnh,…
  • Lựa chọn sữa tắm, dầu gội đầu, kem dưỡng ẩm có thành phần dược liệu an toàn, lành tính, không gây hại đến làn da mỏng manh của trẻ.
  • Nếu trẻ sơ sinh bị chàm sữa mức độ nặng, chú ý thay tã/quần áo cho trẻ thường xuyên, tránh để cơ thể có nhiều mồ hôi, ẩm ướt, bụi bẩn. 

Bài viết đã giúp bạn biết cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ thực sự hữu ích, hãy like, share cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc để lại câu hỏi tại mục bình luận bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Thường xuyên ghé thăm kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm :

[ Bật mí ] Hướng dẫn mẹ phân biệt chàm sữa và mụn sữa ở trẻ

[Hỏi đáp] Chàm sữa và viêm da cơ địa có điểm gì khác nhau ?

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Chàm sữa bay xa” sau 5 ngày với tuyệt chiêu cùng Kutieskin

Mùa đông là thời điểm mà mình sợ nhất trong năm, vì đấy là lúc mà vùng chàm sữa trên người Gạo trở nên tệ hơn bao giờ hết. May sao, hai mẹ con sẽ không còn khổ sở như xưa nữa, vì mình đã có được kíp đánh bay chàm sữa cực kỳ hữu hiệu mà đơn giản vô cùng!

Những tháng ngày mất ăn mất ngủ cùng con vì chàm sữa

Trong một khoảng vườn nho nhỏ nhưng vô cùng xum xuê tại một căn nhà trên phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chị Ngô Minh Ngọc, 27 tuổi nhớ lại về quãng thời gian mà “chàm sữa” dường như là nỗi ám ảnh của chị và bé Gạo. 

“Làm mẹ lần đầu nên mình còn nhiều lóng ngóng, vụng về khi chăm con lắm. Cũng cố đọc nhiều sách, xem nhiều hướng dẫn rồi mà không hiểu sao cũng không xuể. Gạo lại còn sinh thiếu tháng nên ốm yếu liên miên. Chắc vậy nên bệnh chàm sữa của con mới nặng đến vậy.”

Gạo phát chứng chàm sữa khi con mới 3 tháng tuổi. Mới đầu, hai bên má chỉ hơi ửng đỏ, kèm một chút mụn nước nhỏ li ti. Sau đó, các vết mụn vỡ dần ra, chảy dịch, đóng thành vảy rồi bết lại thành mảng vảy. Hai gò má từng trắng mịn, hồng hào, giờ trở nên nứt nẻ, khô ráp, xù xì. Sau dần, các vết mẩn đỏ càng lan rộng hơn, có lúc xuống cả tay chân. 

Ngứa ngáy nên con quấy khóc liên miên, không chịu bú, ngủ cũng hay giật mình, sau chục ngày mà con nhẹ bẫng hẳn đi. Nhìn gò má ửng đỏ nứt nẻ rớm dịch, nhìn con nức nở vì khó chịu,  bất lực vì không giúp gì được cho Gạo, chị Ngọc cũng muốn khóc cùng con vì xót quá.

Bí quyết tình cờ “hạ gục” chàm sữa chỉ sau 5 ngày

Thương con, không muốn con còn bé đã phải dùng thuốc nặng, nhiều tác dụng phụ nguy hại, chị Ngọc từng thử áp dụng nhiều cách thức trị chàm sữa cho con theo trên mạng mách như dùng lá trà xanh, lá trầu không tắm cho bé nhưng chỉ hơi đỡ chứ không dứt hẳn. Chị cũng mua vài sản phẩm kem bôi da cho trẻ từ những thương hiệu lớn của Âu, Mỹ nhưng có vẻ không hợp cơ địa, tình trạng lác sữa của con không có nhiều biến chuyển, vẫn tái đi tái lại. 

Kem chàm sữa Kutieskin

Bước ngoặt trong công cuộc “chiến đấu” trường kỳ với chàm sữa của mẹ con Gạo đến từ cuộc gặp gỡ tình cờ của chị Ngọc với người bạn thân năm xưa. Cùng hàn huyên tâm sự, chẳng ngờ rằng, người bạn đó cũng đã từng ở trong tình cảnh tương tự chị Ngọc, nhưng đã vượt qua cực đơn giản bằng một sản phẩm Việt Nam có tiếng mang tên kem chàm sữa Kutieskin. 

Về nhà, chị Ngọc cũng lên mạng tìm hiểu kỹ về thông tin sản phẩm. Được biết, đây là dòng kem dưỡng da chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, với công thức thảo mộc gồm chiết xuất yến mạch, tinh chất cam thảo, bơ hạt mỡ, tinh nghệ trắng, dầu hạnh nhân,… Sản phẩm không chứa corticoid, paraben hay bất kỳ hóa chất có nguy cơ gây hại cho trẻ em, nên cực kỳ lành tính và an toàn, phù hợp với cả những làn da nhạy cảm nhất của các bé sơ sinh. 

Kem chàm sữa Kutieskin mềm mại với làn da bé

“Thấy nhiều nhận xét tích cực về hiệu quả, mình ra nhà thuốc gần nhà và mua một tuýp kem chàm Kutieskin cho Gạo dùng thử ngay. Chất kem khá nhẹ, không nhờn rít và thẩm thấu nhanh vào da. Vừa bôi lên vết chàm, mình đã thấy da bé có dấu hiệu mềm hẳn đi, không còn khô tróc vảy như trước nữa. Da cũng bớt đỏ, ít sưng tấy hơn nhiều. Yên tâm, mình cho con dùng liền trong mấy ngày. Kết quả nhận được còn trên cả bất ngờ! Vết chàm sữa co bé lại dần, mấy nốt mẩn sưng đỏ lặn hết, các vết thương lên da non và phục hồi cực nhanh. Chỉ sau tầm 5-6 ngày mà vết chàm sữa đã gần như biến mất hết!”

Tuy thấy chàm sữa của con có biểu hiện được kiểm soát rất tốt, chị Ngọc cũng không lơ là. Chị vẫn duy trì thoa kem chàm sữa Kutieskin cho bé trong một thời gian sau đó để bệnh dứt hẳn. Đồng thời, chị Ngọc kết hợp cả kem dưỡng ẩm cùng nhãn hiệu Kutieskin để tăng phần cấp ẩm, làm mềm và nuôi dưỡng da nhanh hồi phục cho con. Từ đợt ấy đến giờ đã được hơn 1 năm, Gạo không còn tái phát lại chàm sữa nữa.

“Kem chàm sữa Kutieskin gần như là cứu cánh của mẹ con mình vậy. Bé đã khổ sở biết bao nhiêu với chứng bệnh đáng ghét này. Giờ đây, mình cứ phòng sẵn 1-2 tuýp, khi nào thời tiết thay đổi là lại bôi phòng ngừa cho con. Sản phẩm chứa toàn các nguyên liệu thiên nhiên nhập khẩu từ châu Âu, kiểm tra chất lượng, đăng ký đàng hoàng khác hẳn các loại trôi nổi, bôi trên da con lành tính lắm, các mẹ không cần lăn tăn sợ con bị kích ứng đâu nhé. Mẹ nào có con bị chàm sữa mà bỏ qua kem bôi Kutieskin thì là một sai lầm cực lớn đấy!”

 Mẹ 9x tiết lộ cách chăm sóc khi con bị hăm tã cùng Kutieskin

“Lần đầu tiên làm mẹ tôi đã bị ám ảnh bởi tiếng khóc của con mỗi đêm do bị hăm tã. Căng thẳng, lo lắng và gần như bế tắc thì tôi biết đến kem bôi dịu da Kutieskin. Chỉ biết nói rằng hạnh phúc, vui mừng và cảm ơn Kutieskin”.

Chị Thúy Nga bị ám ảnh vì con bị hăm tã, quấy khóc cả đêm

Chị Nga sinh năm 1995, quê ở Nam Trực – Nam Định. Hiện nay, chị đang làm kế toán cho một công ty công nghệ thông tin. Lương ổn, công việc không quá áp lực nhưng thời gian gần đây chị ăn không ngon, mệt mỏi, lo lắng, đầu óc luôn căng thẳng. Chị tâm sự: “Thời gian đầu cu Tin rất ngoan, hầu như chỉ nghe thấy tiếng khóc khi cu cậu đói. Thế nhưng, một tuần trở lại đây, Tin quấy khóc nhiều, khó dỗ và ngủ không ngon giấc. Tôi quan sát thấy vùng mông và bẹn của Tin bị mẩn đỏ, chảy nước và sưng nhẹ”.

khách hàng trải nghiệm kem bôi dịu da

Chị Nga thực sự lo lắng và tìm mọi cách để khắc phục tình trạng này. Chị cùng mẹ đẻ lấy lá chè tươi, đun sôi, pha loãng và rửa cho con. Tuy nhiên, tình trạng hăm tã chỉ giảm chứ không khỏi hoàn toàn và bé nhà chị vẫn khó chịu nên ngủ không ngon giấc.

Tôi có tham gia một số diễn đàn làm cha mẹ và được chị em chia sẻ kem bôi dịu da Kutieskin. Là một người kỹ tính, tôi đã lên mạng tìm hiểu về sản phẩm và thực sự bị thuyết phục bởi thành phần, nguồn gốc và giá bán. Kutieskin có thành phần là dược liệu kháng viêm được nhập khẩu từ châu Âu, được sản xuất và phân phối bởi CVI Pharma – một trong những công ty dược hàng đầu Việt Nam tiên phong ứng dụng công nghệ cao để nâng tầm thảo dược truyền thống. Đặc biệt, Kutieskin được thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện khi mang đi xa và giá phải chăng”.  

Thương con, ngày nào chị Nga cũng vệ sinh vùng da bị hăm tã bằng nước ấm sau đó dùng khăn thấm khô nhẹ nhàng, bôi một lớp mỏng kem Kutieskin lên mông và bẹn, massage để cu Tin cảm thấy dễ chịu hơn. Sau 1 tuần sử dụng, vùng da bị tăm tã đã địu di đáng kể, cu Tin không quấy khóc và ngủ ngon hơn.

khách hàng trải nghiệm kem bôi dịu da

Gặp chúng tôi, chị Nga xúc động nói: “Tôi đã kiên trì chiến đấu để lấy lại làn da mềm mại, mịn màng cho con, hiện tại tôi cảm thấy như trút được gánh nặng. Yêu cu Tin bao nhiêu, tôi cũng yêu Kutieskin bấy nhiêu”.

Thông tin về sản phẩm Kutieskin – kem bôi dịu da cho bé

Thành phần

Kem Kutieskin có thành phần thảo dược, dịu nhẹ, không chứa Corticoid – Paraben, chất bảo quản gây hại cho da của trẻ (kể cả trẻ sơ sinh từ 5 ngày tuổi):

  • Dầu hạnh nhân, Glycerin
  • Bơ Shea (bơ hạt mỡ)
  • Vitamin E
  • Tinh chất nghệ trắng Nano THC
  • Chiết xuất Cam thảo (Dipotassium glycyrrhizate)
  • Chiết xuất Yến mạch
  • Chiết xuất thông đỏ (Beta-sitosterol) 
  • Vitamin B5
  • Phức hệ Aquaxyl

Công dụng

Kem Kutieskin mang trong mình hàng loạt công dụng như:

  • Giảm ngứa
  • Dịu mẩn đỏ, rôm sảy, muỗi, côn trùng đốt
  • Làm mờ thâm, sẹo 
  • Chữa lành vết trầy xước da nhanh chóng
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới
  • Dưỡng ẩm, làm dịu, giúp da mềm mịn, đỡ khô và nứt nẻ

Đối tượng sử dụng

Kem Kutieskin được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tổn thương da như muỗi, côn trùng đốt, rôm sảy, chàm sữa, hăm da,… 

Hướng dẫn sử dụng

Khi trẻ có dấu hiệu ngứa ngáy, mẩn đỏ do muỗi, côn trùng đốt hoặc hăm da, cha mẹ hãy bôi ngay kem Kutieskin. Các bước thực hiện rất đơn giản:

Bước 1: Làm sạch vùng da bị tổn thương của trẻ bằng nước ấm. Bạn cũng có thể dùng xà phòng chuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bước 2: Bôi kem làm dịu da Kutieskin, thực hiện động tác massage nhẹ nhàng theo hình xoáy ốc (bôi từ 2 – 3 lần/ngày để để đạt hiệu quả tối ưu).

Hướng dẫn bảo quản

Sau khi sử dụng xong kem Kutieskin hãy:

  • Đậy nắp kín
  • Bảo quản sản phẩm ở nơi thoáng mát
  • Tránh ánh nắng trực tiếp
  • Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi
  • Không sử dụng khi hết hạn
  • Không tự ý vứt vào bồn cầu, cống thoát nước

Kutieskin là giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng mẩn ngứa do muỗi, côn trùng đốt, hăm da, rôm sảy,… Bạn yêu làn da bé và Kutieskin cũng vậy!

Chẳng còn lo lắng con bị nứt nẻ nhờ bí kíp cùng Kutieskin

Mỗi lúc gió mùa về là lúc cha mẹ phải lo lắng không yên vì tình trạng da nứt nẻ, khô tróc của các bé nhỏ. Khiến con ngứa ngáy, khó chịu, ăn ngủ không ngoan đã là một chuyện, da nẻ bong vảy còn tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân bên ngoài xâm nhập và gây bệnh cho bé.

Vậy nhưng, với chị Dương Anh Thảo, 26 tuổi, trú tại tỉnh Hòa Bình, nẻ chẳng còn là nỗi bất an vì chị đã sở hữu bí kíp tự nhiên chỉ 03 bước  cùng Kutieskin mà tác dụng thì trên cả mong đợi.  

Vận dụng các nguyên lý của tự nhiên vào chăm sóc con trẻ 

Là một người lớn lên gắn liền với đồng ruộng, núi rừng, chị Thảo hoàn toàn tin rằng bé Tôm sẽ có được sự phát triển tốt nhất với những gì gần với thiên nhiên nhất. Chính vì vậy, chị luôn cố gắng cho con sử dụng những loại thực phẩm sạch, hữu cơ được nuôi cấy tự nhiên, không chứa chất bảo quản hay dư lượng các loại thuốc trừ sâu, tăng trọng,… 

Khi bé ốm, chị hạn chế cho con dùng thuốc hóa dược ở mức thấp nhất có thể, luôn tận dụng các nguồn thảo dược hay cách thức y học cổ truyền để trị bệnh cho bé. Chị ít khi để con được xem tivi, điện thoại, máy tình bảng, mà luôn động viên bé ra ngoài hoạt động, vui chơi và tự khám phá thế giới xung quanh. Vậy nên, bé Tôm luôn hoạt bát, năng động, ít khi ốm vặt vì đã được tự làm quen với những “bạn” vi khuẩn, vi trùng quen thuộc từ trước rồi.

khách hàng trải nghiệm kem dưỡng ẩm kutieskin

“Thế nhưng, cứ mỗi khi gió mùa về, dù che chắn kỹ đến thế nào thì Tôm cũng không thoát khỏi tình cảnh bị nẻ. Da khô ráp, ngứa ngáy khiến Tôm hay đưa tay lên gãi nên chẳng mấy chốc, vùng má nẻ của con trầy xước, chạm vào đau vô cùng. Khó chịu, con cũng chẳng còn đủ hứng thú vui chơi như trước, suốt ngày ỉu xìu. Mình cũng lo con nghịch ngợm đất cát bẩn đưa lên mặt thì nhiễm trùng, nên cũng ít cho con ra ngoài chơi.” – chị Thảo chia sẻ

Chỉ 03 bước  – chẳng còn lo lắng vì nứt nẻ trên làn da mỏng manh của con

Để khắc phục tình trạng nứt nẻ, khô ráp cho Tôm, chị Thảo cũng từng thử dùng vài loại thảo dược như yến mạch, lô hội, cà chua, dưa chuột,…bôi cho con. Vậy nhưng, hiệu quả cũng không được rõ rệt, có đỡ hơn chút rồi lại trở về như cũ sau một thời gian ngắn. Hơn nữa, chị Thảo cũng lo ngại về vấn đề vệ sinh an toàn khi dùng những loại cây, củ quả trên da Tôm vì con còn nhỏ nên da cực kỳ mỏng manh. 

Hết cách, chị Thảo đành ra hiệu thuốc tìm  hiểu về một sản phẩm lành tính, an toàn, có công thức từ thiên nhiên và không chứa các hóa chất độc hại. Chị dược sĩ tại đó đã tư vấn cho chị dùng thử kem dưỡng ẩm Kutieskin đến từ Công ty Dược mỹ phẩm CVI. Thấy giá sản phẩm khá phải chăng, chỉ 58.000 đ, chị Thảo quyết mua về cho con dùng thử xem sao. 

khách hàng trải nghiệm kem dưỡng ẩm kutieskin

“Mình có tìm hiểu kỹ các thông tin trên nhãn sản phẩm thì biết rằng, công thức của kem dưỡng Kutieskin toàn chứa các thành phần dưỡng ẩm hàng đầu từ thiên nhiên như tinh chất yến mạch, bơ hạt mỡ, nghệ trắng, dầu hướng dương,… Đọc thêm, mình hiểu được rằng tuy cũng dùng các nguyên liệu tự nhiên, nhưng ở dạng thô không được kiểm soát, tạp chất còn nhiều hơn cả dưỡng chất, nên hiệu quả mang lại không được là bao, hoặc có cũng nhẹ với chậm lắm. Kem Kutieskin có các hoạt chất thiên nhiên toàn được nhập khẩu từ châu Âu rất uy tín, sử dụng được cho trẻ từ 5 ngày tuổi nên mình cảm thấy rất yên tâm khi dùng cho con.”

“Kết cấu mỏng nhẹ và không nhờn dính khiến Tôm không hề khó chịu khi bôi lên da, khác hẳn một số loại sản phẩm khác trên thị trường. Da bé được làm mềm gần như lập tức, giảm ngay tình trạng ngứa ngáy trên da. Các vết bong nứt biến mất chỉ sau vài giờ. Bôi kem xong lành lạnh dễ chịu quá, giờ cu cậu cứ suốt ngày đòi mẹ “dưỡng da” cho thôi.” – chị Thảo cười nói. 

Các bước chi tiết sử dụng kem dưỡng ẩm Kutieskin của chị Thảo

Sau một thời gian sử dụng, đúc kết được một số kinh nghiệm, chị Thảo đã chia sẻ lại bí kíp 03 bước giải quyết nứt nẻ ngoài da mùa khô hanh cho con trẻ cực kỳ đơn giản và an toàn mà cha mẹ nào cũng nên áp dụng cho con như sau:

Bước 1: Tắm nước thảo dược cho bé. Mẹ có thể dùng bất kỳ loại lá tắm nào thích hợp với trẻ nhỏ như lá trầu không, trà xanh, lá khế, sài đất,… rồi pha nước tắm hàng ngày cho trẻ. Với đặc tính sát khuẩn, kháng viêm, những loại thảo dược trên sẽ giúp mẹ phòng ngừa và ngăn chặn các bệnh ngoài da ở trẻ con rất hữu hiệu.

Bước 2: Khi tắm xong, mẹ không nên lau người quá khô cho bé mà chỉ dùng khăn bông thấm bớt nước, vẫn để lại một chút đổ ẩm trên da. Sau đó, hãy bôi ngay kem Kutieskin cho bé.  Đây là thời điểm dưỡng ẩm tối ưu, giúp da duy trì được hơi nước trong tế bào lâu hơn và giữ da mềm mịn, căng bóng. 

Bước 3: Luôn bôi kem dưỡng cho con trước khi cho bé ra ngoài. Cho con dùng khẩu trang, mũ, khăn đầy đủ để tránh gió lạnh gây khô da.

“Nhờ có kem dưỡng ẩm Kutieskin, mình và Tôm đã không còn phải lo lắng về vấn đề nứt nẻ mùa hanh khô nữa rồi. Dù có đang mùa đông lạnh, da của Tôm vẫn được bảo vệ một cách tối ưu từ nguồn dưỡng chất thiên nhiên tuyệt vời mà Kutieskin mang lại. Cảm ơn Kutieskin thật nhiều!”

 

Kem mẩn ngứa – hăm kutieskin là gì ? Thành phần, công dụng và giá bán

Kem bôi mẩn ngứa – hăm Kutieskin là sản phẩm đang được các mẹ chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội.Cùng tìm hiểu thành phần, công dụng,cách dùng, bảo quản của kem mẩn ngứa – hăm Kutieksin. Tham khảo bài viết sau để có được thông tin chính xác và chi tiết nhé!

1. Kem bôi mẩn ngứa – hăm Kutieskin là gì?

Kem mẩn ngứa – hăm Kutieskin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đầu tiên ở nước ta có chứa các thảo dược kháng viêm, giảm ngứa tốt nhất được nhập khẩu từ châu Âu, không chứa corticoid, paraben hay chất bảo quản gây hại cho làn da của bé. Chiết xuất yến mạch và tinh chất nghệ trắng có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Chiết xuất thông đỏ, cam thảo, Aminovector và Nano THC giúp giảm ngứa hiệu quả.

Khả năng dưỡng ẩm tuyệt vời của kem Kutieskin có được nhờ vitamin E, bơ hạt mỡ, dầu hạnh nhân, Glycerin, phức hệ Aquaxyl. Dầu hạnh nhân, chiết xuất yến mạch, vitamin B5 giúp tạo lớp màng bảo vệ làn da nhạy cảm của bé. Bên cạnh đó, kem Kutieskin còn có khả năng ngăn ngừa thâm, sẹo, tái tạo tế bào da nhờ sự có mặt của chiết xuất bơ hạt mỡ, tinh chất nghệ trắng và D-Panthenol.

2. Thành phần kem mẩn ngứa – hăm Kutieskin 

Kem mẩn ngứa- hăm Kuiteskin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chứa các thảo dược kháng viêm, giảm ngứa tốt nhất được nhập khẩu từ châu Âu, không chứa corticoid, paraben, chất bảo quản gây hại cho làn da của bé. Kem mẩn ngứa – hăm Kutieskin gồm những thành phần chính sau đây:

  • Dầu hạnh nhân, Glycerin
  • Bơ Shea (bơ hạt mỡ)
  • Vitamin E
  • Tinh chất nghệ trắng Nano THC
  • Chiết xuất Cam thảo (Dipotassium glycyrrhizate)
  • Chiết xuất Yến mạch
  • Chiết xuất thông đỏ (Beta-sitosterol) 
  • Vitamin B5
  • Phức hệ Aquaxyl

3. Công dụng của kem mẩn ngứa – hăm Kutieskin là gì?

Kem mẩn ngứa -hăm Kutieskin sở hữu hàng loạt công dụng:

  • Giảm ngứa
  • Làm dịu mẩn đỏ, vết rôm sảy, côn trùng, muỗi đốt, hăm da
  • Nhanh chóng làm lành vết trầy xước trên da
  • Làm mờ thâm, sẹo 
  • Phục hồi làn da bị hư tổn
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da 

4. Đối tượng sử dụng kem mẩn ngứa – hăm Kutieskin?

Kem Kutieskin được các chuyên gia, bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa khuyên dùng cho trường hợp bị muỗi, côn trùng đốt, rôm sảy, mẩn ngứa, chàm sữa, hăm tã. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép, chứng nhận an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

5. Sử dụng và bảo quản kem mẩn ngứa – hăm Kutieskin như thế nào?

5.1. Hướng dẫn sử dụng

Khi trẻ có dấu hiệu ngứa ngáy, mẩn đỏ do muỗi, côn trùng đốt, hăm tã,… bạn hãy bôi ngay kem Kutieskin. Các bước thực hiện khá đơn giản:

Bước 1: Làm sạch vùng da bị tổn thương bằng nước ấm. Bạn cũng có thể dùng xà phòng chuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bước 2: Bôi kem làm dịu da Kutieskin, massage nhẹ nhàng theo hình xoáy ốc (bôi từ 2 – 3 lần/ngày để để đạt hiệu quả tối ưu).

5.2. Lưu ý khi sử dụng

  • Chỉ bôi kem Kutieskin ngoài da, tuyệt đối không ăn hoặc uống
  • Không bôi kem Kutieskin lên vết thương hở, nhiễm trùng hay rò rỉ máu/dịch
  • Không để sản phẩm dính vào miệng, mũi, mắt, bộ phận sinh dục,… Nếu điều đó xảy ra, hãy rửa bằng nước sạch, quan sát dấu hiệu và thông báo cho bác sĩ chuyên khoa

Hình ảnh em bé

Cùng với việc sử dụng kem Kutieskin, bạn nên kết hợp các phương pháp chăm sóc và phòng chống tổn thương da cho trẻ như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp, tránh xa những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, bổ sung loại nhiều dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho cơ thể như rau xanh, trái cây, sữa chua,…
  • Cho trẻ uống đủ lượng nước lọc mỗi ngày, bổ sung nước ép trái cây để cung cấp chất xơ, khoáng chất, vitamin,…
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng như lông vật nuôi, phấn hoa, bụi bẩn, chất tẩy rửa,…
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể để loại bỏ mồ hôi và tạp chất bám trên da. Tuy nhiên, không nên tắm quá nhiều lần trong một ngày bởi như vậy sẽ khiến da trẻ bị mất đi lớp bảo vệ và dễ bị tổn thương.
  • Xây dựng môi trường sống lành mạnh, an toàn, thoáng mát, sạch sẽ cho trẻ là điều mà cha mẹ nên quan tâm. Đó là việc vệ sinh chăn, ga, gối, quần, áo, mũ hay đồ chơi của trẻ thường xuyên.
  • Để phòng tránh hiện tượng khô da, cha mẹ hãy chú ý đến việc dưỡng ẩm đúng cách.
  • Chú ý đến việc cắt móng tay, móng chân để tránh việc trẻ mải chơi, tạo nên các vết xước và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

5.3. Hướng dẫn bảo quản

Sau khi sử dụng kem mẩn ngứa – hăm Kutieskin hãy:  

  • Đậy kín nắp
  • Bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C
  • Tránh ánh nắng trực tiếp
  • Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi
  • Không sử dụng khi hết hạn
  • Không tự ý vứt vào bồn cầu, cống thoát nước

6. Đặc tính của kem mẩn ngứa – hăm Kutieskin là gì?

Thành phần thảo dược, dịu nhẹ: Kem Kutieskin có thành phần thảo dược, kháng viêm, giảm ngứa tự nhiên tốt nhất, nhập khẩu từ các nhà cung uy tín, chứng nhận an toàn bởi Ecocert, là giải pháp thiên nhiên, an toàn giúp hết viêm, hết ngứa, bảo vệ nâng niu và ngăn ngừa sẹo thâm trên làn da trẻ. 

khách hàng trải nghiệm kem bôi dịu da

Không chứa corticoid, paraben: Paraben là chất gây nguy hiểm cho sức khỏe, mất cân bằng nội tiết tố. Nếu sử dụng trong một thời gian dài có thể dẫn đến ung thư. Corticoid có khả năng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch, nếu lạm dụng có thể làm rạn, teo, nhiễm trùng da. Corticoid cũng có thể ngấm vào máu và gây tác dụng toàn thân từ nhẹ đến nặng. Chính vì vậy, kem Kutieskin “NÓI KHÔNG” với 2 chất này.

An toàn và lành tính: Vì có thành phần là thảo dược kháng viêm, giảm ngứa nên kem Kutieskin đặc biệt an toàn với làn da của trẻ, bao gồm cả trẻ sơ sinh từ 5 ngày tuổi.

7. Điểm khác biệt của kem mẩn ngứa – hăm Kutieskin là gì?

Kutieskin là kem bôi da cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ĐẦU TIÊN chứa các thảo dược kháng viêm, giảm ngứa tốt nhất được nhập khẩu từ châu Âu như:

Tinh chất nghệ trắng (Nano THC): Trong nghệ trắng có hoạt chất Curcummin, có khả năng ức chế vi khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa. THC là một chất chuyển hóa không màu hoặc màu trắng của Curcumin, tác dụng giảm thâm, làm mờ vết lốm đốm, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan sang vùng da khác. Hoạt chất này cũng giúp chữa lành vết trầy xước trên da nhanh chóng đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo da mới.

Chiết xuất yến mạch: Yến mạch là một loại ngũ cốc thuộc họ Poaceae, là thực phẩm bổ dưỡng, giàu khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa nên có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, yến mạch cũng được sử dụng để chăm sóc và điều trị các vấn đề về da. Nhờ chiết xuất yến mạch mà kem Kutieskin có khả năng làm dịu làn da bị kích ứng, chàm sữa, cấp ẩm, cải thiện độ đàn hồi, giúp da trẻ luôn mềm mại và mịn màng.

Chiết xuất cam thảo: Cam thảo là dược liệu quý, an toàn và lành tính. Hoạt chất Glycyrrhizin trong thảo dược này có đặc tính chống viêm mạnh, giúp giảm tình trạng mẩn đỏ, sưng và ngứa ngáy. Chiết xuất cam thảo trong kem Kutieskin giúp giảm kích ứng và làm dịu da hiệu quả.

Bơ hạt mỡ: Một thành phần nữa của kem Kutieskin là bơ hạt mỡ. Bơ hạt mỡ được biết đến với khả năng kháng viêm, ngừa mụn, giảm đáng kể vết trầy xước hay sưng viêm, thúc đẩy sản xuất tế bào và dưỡng ẩm cho da. Đặc tính kháng viêm của bơ hạt mỡ có được là nhờ các este thực vật. Este thực vật giúp giảm kích ứng da do thời tiết như chàm hay viêm da. Axit béo trong bơ hạt mỡ có tác dụng phục hồi và khóa ẩm ở lớp biểu bì, nhờ đó mà làn da không bị khô và bong tróc. Chỉ cần bôi một lớp mỏng kem Kutieskin, làn da trẻ sẽ được cung cấp độ ẩm cần thiết, giảm khả năng bị khô nhất là khi thời tiết khô hanh.  

Chiết xuất thông đỏ: Hợp chất Oligomeric proanthocyanidin trong chiết xuất thông đỏ có khả năng chống oxy hóa mạnh. Bên cạnh đó, hợp chất này còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng.

Dầu hạnh nhân: Dầu hạnh nhân giàu Omega – 3, kẽm, vitamin nên rất tốt cho làn da của bé. Vitamin A, vitamin E có tác dụng kích thích sản sinh tế bào mới, ngăn ngừa tổn thương da. Chất kẽm trong dầu hạnh nhân chữa lành vết trầy xước, sẹo thâm trên da nhanh chóng và Omega – 3 giúp bảo vệ làn da khỏi những tác động từ môi trường.

8. Ưu, nhược điểm của kem Kutieskin là gì?

Ưu điểm

  • Thành phần thảo dược an toàn, lành tính
  • Mùi thơm dịu nhẹ
  • Phát huy công dụng nhanh
  • Phù hợp với mọi loại da, có tác dụng lâu dài
  • Đơn vị sản xuất và phân phối uy tín
  • Có thể tìm kiếm thông tin sản phẩm trên website và diễn đàn
  • Tìm mua dễ dàng tại các trang thương mại điện tử, nhà thuốc tư nhân và bệnh viện trên toàn quốc,…

Nhược điểm

Một số thảo dược được sử dụng để bào chế kem Kutieskin như tinh chất nghệ trắng Nano THC, chiết xuất yến mạch, cam thảo, bơ hạt mỡ,… được nhập khẩu từ châu Âu nên có giá thành khá cao. Trong khi đó, trên thị trường lại xuất hiện hàng loạt sản phẩm chăm sóc da cho trẻ được sản xuất trong nước, giá thành thấp khiến nhiều người băn khoăn không biết nên chọn kem Kutieskin hay không.

9. Kem mẩn ngứa – hăm Kutieskin do công ty nào sản xuất và phân phối chính thức?

Kutieskin được phân phối bởi công ty nào?

Kem Kutieskin được nghiên cứu và phát triển bởi Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI. Đây là đơn vị uy tín trong ngành dược Việt Nam, đã nhận được rất nhiều danh hiệu cao quý như “Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng”, “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tin & dùng 2016”,… CVI tin rằng, thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu mọi trẻ em đều được chăm sóc, bảo vệ bởi những gì tuyệt vời ngay từ những năm đầu đời. CVI cũng hiểu rằng, cha mẹ thực sự lo lắng khi con yêu bị tổn thương, dù là thể chất hay tinh thần. Bạn yêu làn da trẻ và CVI cũng vậy! Sự yêu mến đó được CVI gửi gắm trọn vẹn trong sản phẩm làm dịu da Kutieskin.

Kutieskin được sản xuất ở đâu?

Kem Kutieskin được sản xuất tại Nhà máy Dược phẩm công nghệ cao CVI Pharma. Đây là nhà máy dược phẩm công nghệ cao đầu tiên của Việt Nam. Chi phí đầu tư hệ thống chiết xuất và dây chuyền sản xuất đạt chuẩn CGMP, GMP, GMP-WHO lên đến 300 tỷ đồng. Với diện tích 10.000 m2, nhà máy bao gồm:

  • Phòng kiểm nghiệm (QC): Đạt chuẩn GLP
  • Kho bảo quản: Đạt chuẩn GSP
  • Viện Công nghệ Y dược CVI Core Tech Lab: Nghiên cứu công thức, phát triển sản phẩm dược, mỹ phẩm từ thảo dược
  • Dây chuyền sản xuất dược mỹ phẩm: Đạt tiêu chuẩn GMP WHO

10. Kem mẩn ngứa – hăm Kutieskin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Kem Kutieskin là kem bôi dịu da cho bé, có thành phần là thảo dược an toàn, dịu nhẹ, không gây kích ứng da. Bạn có thể mua tại các trang thương mại điện tử với giá niêm yết là 96.000 đồng/tuýp 30g. Để đảm bảo sản phẩm chất lượng, bạn nên mua trực tiếp tại hiệu thuốc tư nhân hay bệnh viện trên toàn quốc. Nếu hạn hẹp về thời gian, bạn có thể đặt mua tại website của nhà sản xuất và phân phối.

11. Một số câu hỏi liên quan đến sản phẩm kem mẩn ngứa – hăm Kutieskin

Tôi có nên rửa lại sau khi bôi kem Kutieskin cho trẻ không?

Bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mẩn ngứa, sưng đỏ sau đó bôi kem Kutieskin, massage nhẹ nhàng và để khô tự nhiên. Để dưỡng chất thẩm thấu sâu và phát huy tối đa tác dụng, bạn không nên rửa lại bằng nước.  

Tôi có cần thử độ kích ứng da trước khi cho trẻ dùng kem Kutieskin không?

Kem bôi dịu da Kutieskin có thành phần là dược liệu an toàn, lành tính, nhập khẩu hoàn toàn từ châu Âu (tinh chất nghệ trắng, chiết xuất yến mạch, cam thảo, thông đỏ, dầu hạnh nhân, bơ hạt mỡ,…) nên không gây kích ứng da kể cả da của trẻ sơ sinh từ 5 ngày tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ có cơ địa cực kỳ nhạy cảm, vì vậy, bạn nên dùng thử sản phẩm trên một vùng da nhỏ, quan sát kỹ lưỡng, nếu không có dấu hiệu bất thường nào mới sử dụng cho toàn bộ vùng da bị mẩn ngứa, sưng đỏ của trẻ. 

Trẻ bị hăm ở hậu môn có bôi được kem Kutieskin không?

Nếu trẻ bị hăm hậu môn, bạn hoàn toàn có thể bôi kem Kutieskin nhé! Đầu tiên, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm, dùng khăn mềm, sạch thấm khô, để da của trẻ được khô thoáng trong vòng 1 – 2 phút rồi bôi một lượng vừa đủ kem Kutieskin. Nên thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày để có được kết quả như mong muốn. Khi trẻ bị hăm tã, bạn nên hạn chế đóng bỉm, thay quần/tã thường xuyên và đừng quên lựa chọn quần áo bằng chất liệu mềm mịn, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.  

Trong thời gian bôi kem Kutieskin có cần cho trẻ kiêng ăn, uống gì không?

Kem bôi dịu da Kutieskin không chứa corticoid, paraben, chất bảo quản gây hại cho da của trẻ. Khi sử dụng sản phẩm bạn cũng không cần cho trẻ kiêng bất cứ đồ ăn, uống nào. Tuy nhiên, để tình trạng mẩn ngứa giảm nhanh chóng và được khắc phục hoàn toàn, nên chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cho trẻ. Chú ý bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua, nước lọc cho trẻ mỗi ngày. Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ cay nóng, giàu đường, nhiều mỡ, đồ uống có ga, cồn, cafein,…

Trên đây là thông tin chi tiết về kem bôi dịu da Kutieskin. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy like, share đến bạn bè, người thân, đồng nghiệp và đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Khuyến cáo: “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”