Mẩn ngứa ở trẻ là gì ? Nguyên nhân và Cách xử lý hiệu quả
Tác giả
Tham vấn y khoa
Thời gian đăng
Thời gian cập nhật
Mẩn ngứa ở trẻ là một tình trạng da liễu cực kỳ phổ biến, có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn bỏ bú, ngủ không đủ giấc làm các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Hơn nữa, trong một số trường hợp, mẩn đỏ viêm sưng ngoài da còn là dấu hiệu cảnh báo của một số chứng bệnh nguy hiểm.
Vậy nên, cha mẹ luôn cần phải tìm hiểu và cập nhật các kiến thức về nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý mẩn ngứa ở trẻ sao cho thật an toàn và hiệu quả.
I. Nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ
Khi một yếu tố lạ bên ngoài như vi sinh vật, bụi bẩn, thời tiết,… xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ khởi động một loạt các phản ứng dây chuyền để bảo vệ cơ thể.
Đầu tiên, tín hiệu hóa học được gửi đến tế bào mast tại da với “mệnh lệnh” giải phóng histamin. Histamin lập tức thúc đẩy lưu lượng máu đến vùng cơ thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố dị nguyên, dẫn đến các biểu hiện ngứa ngáy, viêm sưng, xung huyết,… Một trong số đó là tình trạng mẩn ngứa trên da trẻ. .
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn ngứa cả từ bệnh lý hoặc các yếu tố bên trong. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra, trẻ sinh ra bởi bố mẹ có tiền sử bệnh dị ứng, cơ địa nhạy cảm hoặc đang bị suy giảm miễn dịch,… thì có nguy cơ bị mẩn ngứa cao hơn.
1. Mẩn ngứa ở trẻ do bệnh lý
Các bệnh lý da liễu phổ biến ở trẻ như mề đay, chàm sữa, viêm da,… hầu như đều đi kèm với các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy. Phát hiện sớm các dấu hiệu và tìm được căn nguyên gây ra giúp phụ huynh có thể nhanh chóng tìm cách giải quyết thích hợp.
1.1.Thủy đậu
Bệnh do virus varicella-zoster gây ra, với khả năng lây lan cao. Các triệu chứng của thủy đậu kéo dài khoảng 2 tuần và khiến trẻ vô cùng khó chịu. Ở những đối tượng miễn dịch kém như trẻ sơ sinh, nếu không được điều trị kịp thời, thủy đậu có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Dấu hiệu ban đầu của thủy đậu là những vùng mẩn đỏ với một vết phồng rộp nhỏ ở trung tâm, rất ngứa. Vết mẩn cuối cùng vỡ, chảy dịch rồi đóng vảy. Vết mẩn xuất hiện đầu tiên trên da đầu, ngực, lưng, mặt, sau đó lan ra các phần còn lại của cơ thể. Các triệu chứng liên quan khác gồm sốt, mệt mỏi, đau họng và đỏ mắt.
1.2. Chàm sữa
Còn gọi là lác sữa, chàm sữa là một tình trạng viêm da mãn tính khiến niêm mạc da bị khô, bong tróc và ngứa. Đây là một bệnh da liễu rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em, thường xuất hiện lần đầu ở độ tuổi từ 3 đến 6 tháng.
Trên da trẻ sẽ nổi lên các vết mẩn đỏ, sau chuyển thành những mảng mụn nhỏ, nứt ra, rỉ nước rồi đóng vảy trên da. Bệnh thường biến mất khi trẻ lên 2 – 4 tuổi, nhưng cũng có thể tái phát, dai dẳng khi bé trưởng thành.
1.3. Mề đay
Mề đay là tình trạng bùng phát đột ngột các vùng da đỏ, ngứa và sưng tấy nổi trên da, với kích thước to nhỏ đa dạng Mày đay có thể trông khá giống những vết côn trùng đốt.
Dị ứng thức ăn, phấn hoa, lông động vật, thuốc điều trị,… là một trong những tác nhân dẫn đến mề đay. Nổi mề đay thường gây tình trạng ngứa ngáy làm bé bứt rứt, ăn ngủ không yên. Đôi khi, vết mày đay còn gây cảm giác đau nhói.
1.4. Nấm da
Bào tử nấm khi tiếp xúc với da, gặp điều kiện thuận lợi sẽ hình thành nên các vùng mẩn ngứa, viêm đỏ, có bờ viền đa cung. Nấm có xu hướng phát triển ở các nếp gấp, khe kẽ trên cơ thể và lan rộng nhanh chóng. Tùy từng loại nấm khác nhau thì các triệu chứng và vị trí gây bệnh cũng có những đặc điểm lâm sàng nhất định.
2. Nổi mẩn đỏ ngứa do yếu tố bên trong
2.1. Bệnh gan mật
Gan được coi là nhà máy chuyển hóa dinh dưỡng và thải lọc độc tố chính của cơ thế. Khi chức năng gan bị ảnh hưởng, sẽ dẫn đến việc tích tụ các độc tố, biểu hiện ngoài da bằng các vùng mẩn đỏ, ngứa ngáy, đổi màu,… Mẩn ngứa do gan được miêu tả là cảm giác râm ran, âm ỉ khắp các vùng da trên cơ thể.
2.2. Đái tháo đường
Khi lượng đường trong máu tăng cao không kiểm soát, cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ chúng khỏi máu bằng cách tăng cường số lần tiểu tiện, đồng thời khiến da bị mất nước, dẫn đến tình trạng khô ráp, nứt nẻ, kích ứng, mẩn đỏ. Hơn nữa, đái tháo đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng đề kháng, làm các bé dễ phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng ngoài da hơn.
2.3. Nhiễm ký sinh trùng
Các loại giun sán hoặc động vật ký sinh là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng mẩn ngứa ở trẻ nhỏ. Khi tiếp xúc với cơ thể, ký sinh trùng khiến các hệ cơ quan bị rối loạn chức năng, đồng thời tiết độc tố kích hoạt phản ứng viêm.
II. Vị trí nổi mẩn ngứa thường gặp ở bé
Mẹ có thể có thể dễ dàng nhận biết mẩn ngứa khi quan sát trên da bé, với các biểu hiện điển hình là:
- Da xuất hiện các nốt đỏ, rải rác hoặc tập trung thành từng mảng, gây cảm giác ngứa ngáy từ mức độ nhẹ đến dữ dội. Vùng da mẩn ngứa cũng thường khô, sờ vào thấy thô ráp, sần sùi, dễ bị kích ứng.
- Trẻ có thể xuất hiện mẩn ngứa ở bất cứ đâu trên cơ thể như mặt, tay chân, bụng,… Trẻ thường có động tác gãi, chà sát hoặc dụi cọ và chăn, đệm. Hơn nữa, vì khó chịu, bé thường quấy khóc, bỏ ăn bỏ bú, ngủ không yên giấc.
*Các vị trí bé hay bị mẩn ngứa :
1. Mặt
Đặc trưng cho tình trạng nổi mẩn tại mặt là những nốt hồng ở má, mí mắt, quanh miệng,… có thể chứa dịch, mủ hoặc không. Nguyên nhân phần nhiều đến từ dị ứng thời tiết, viêm da tiếp xúc, chàm sữa, côn trùng đốt,…
Nếu không được vệ sinh và sát khuẩn sạch, vùng mẩn ở mặt có thể lan rộng và để lại các vết thâm sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ trong tương lai.
2. Bụng
Bụng, lưng là những vùng da lớn và dễ ra mồ hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm mụn phát triển. Các nốt mẩn ở bụng thường tập trung thành mảng lớn, dễ tiến triển sang các vùng da toàn cơ thể. Thủy đậu, mề đay, dị ứng thời tiết,… có thể là căn nguyên gây mẩn ngứa tại da bụng.
=>> Xem thêm: [ Hỏi – Đáp ] Trẻ bị mẩn ngứa ở bụng có nguy hiểm hay không?
3. Chân và tay
Nếu các nốt đỏ có mặt ở lòng bàn tay, bàn chân, rất có khả năng đây là tình trạng mẩn ngứa do bệnh gan mật gây nên. Các chuyên gia cũng có thể nghi ngờ trường hợp bé mắc viêm da cơ địa, mề đay, tổ đỉa, bệnh tay chân miệng,…
Tay chân là nơi mà các bé hay di chuyển, vận động, nên các vết mẩn có thể bị kích thích, vỡ ra, chảy dịch, làn bé đau đớn, châm chích cực khó chịu. Vì thế, cha mẹ cần chú ý vấn đề vệ sinh chăm sóc kỹ những nốt mẩn tại khu vực này.
=>> Xem thêm: [ Giải Đáp ] Trẻ bị mẩn ngứa ở chân tay cảnh báo bệnh gì ?
4. Toàn thân
Dị ứng thực phẩm, thời tiết, sốt phát ban, eczema, nhiễm nấm hoặc chốc lở,… là những thủ phạm bị các bác sĩ nhi khoa đưa vào diện tình nghi nếu bé bị lên mẩn ngứa khắp người. Tùy thuộc vào từng căn nguyên mà các triệu chứng lâm sàng sẽ có những khác biệt.
Thế nhưng, điểm chung trong mẩn đỏ toàn thân là các nốt mụn li ti, có thể chứa dịch hoặc không, xuất hiện và lan rộng nhanh chóng sang nhiều vùng da trên cơ thể, khiến da khô ráp, châm chích, ngứa ngáy.
Bé bứt rứt, bỏ ăn bỏ bú, khó ngủ. Một số trẻ có thể bị suy nhược, sốt cao, vết mẩn bị lở loét, phồng rộp đau đớn.
=>> Xem thêm : Trẻ bị mẩn ngứa khắp người: Nguyên nhân và Cách điều trị an toàn
III. Mẩn ngứa ở trẻ có nguy hiểm không ?
Trong đa số các trường hợp, mẩn ngứa ngoài da không gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Thông thường, nốt sẩn do dị ứng hoặc bệnh da liễu nhẹ sẽ tự biến mất sau vài ngày, thậm chí chỉ vài giờ.
Vậy nhưng, nếu tình trạng mẩn của bé không có biến chuyển sau nhiều ngày hoặc càng nặng thêm, kèm các triệu chứng nguy hiểm như sốt cao, li bì, khó thở,.., cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để xác định chính xác căn nguyên và có cách điều trị phù hợp.
* Những hệ quả nếu để tình trạng mẩn ngứa kéo dài :
1. Mẩn ngứa, viêm sưng lan rộng
Phá hủy các tổ chức ngoài da, để lại những đốm thâm sẹo mất thẩm mỹ trên da bé.
2. Phù bạch huyết
Khi có sự viêm nhiễm, hệ thống bạch huyết chịu trách nhiệm bài tiết các chất độc và tế bào già chết ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, hệ thống này có thể bị tắc nghẽn dẫn đến một tình trạng viêm sưng gọi là phù bạch huyết.
3. Nhiễm trùng máu
Lớp hàng rào bảo vệ ngoài da bị suy yếu khi trẻ bị mẩn ngứa, tạo điều kiện cho vi sinh vật đi vào cơ thể gây hại. Từ các ổ viêm ngoài da, chúng có thể di chuyển vào tuần hoàn, sản sinh các độc tố, dẫn đến nhiễm trùng huyết cực kỳ nguy hiểm.
Ước tính, lên tới 20 – 50% trường hợp nhiễm trùng máu tử vong vì sốc nhiễm trùng và suy đa tạng. Tỷ lệ này càng gia tăng chóng mặt ở các bé nhỏ.
4. Viêm phổi do tụ cầu
Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus là một loại vi khuẩn có mặt trên da của con người. Bình thường, nó vô hại. Thế nhưng, nếu tụ cầu vàng xâm nhập được vào cơ thể qua các vùng da tổn thương, nó sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng nặng nề. Điều trị tụ cầu vàng cũng gặp nhiều khó khăn vì vấn đề kháng kháng sinh.
5. Viêm màng não
Các vi sinh vật có thể qua da, vào dòng máu và đến khu vực não tủy gây viêm nhiễm. Viêm màng não đặc biệt nguy hiểm và có thể khiến bé tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
IV. Các phương pháp chữa mẩn ngứa cho trẻ em
1. Dưỡng ẩm cho trẻ để giảm vi khuẩn sinh sôi tạo thành mẩn ngứa trên da bé
Da nứt nẻ, khô ráp, bong tróc, đóng vảy là những dấu hiệu thường đồng hành cùng những vết mẩn ngứa. Khi da thiếu ẩm, lớp rào ngoài da sẽ khó có thể thực hiện tốt nhiệm vụ vốn có là bảo vệ, ngăn cản dị nguyên tấn công cơ thể, càng tạo cơ hội cho viêm nhiễm tiến triển nặng hơn.
Các chuyên gia da liễu khuyến cáo, cha mẹ cần chú trọng vấn đề dưỡng ẩm tương đương các cách thức trị mẩn ngứa khác.Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm dưỡng ẩm dành cho trẻ nhỏ. Mẹ có thể tham khảo danh sách các sản phẩm nổi bật nhất hiện nay dưới đây.
=>> Xem thêm : Kem dưỡng ẩm Kutieskin – Êm ái cho làn da bé
2. Sử dụng kem chuyên trị mẩn ngứa
Dưỡng ẩm thôi chưa đủ bởi mẩn ngứa cũng đồng nghĩa với việc da bé bị viêm nhiễm nhẹ, cần sự chăm sóc của bố mẹ để tình trạng không chuyển biến nặng hơn. Với những thành phần có tính kháng viêm cao cùng việc áp dụng công nghệ Aminovector từ Pháp, kem mẩn ngứa – hăm Kutieskin được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho trường hợp em bé bị nổi rôm sảy, mẩn ngứa.
3. Giữ bé tránh xa các tác nhân nguy hiểm
Dị ứng thời tiết, thực phẩm, thuốc hay tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, lông động vật, phấn hoa,… là một trong những lý do dẫn đến mẩn ngứa ở trẻ. Vậy nên, xác định được tác nhân và có biện pháp phòng ngừa tiếp xúc là cách thức hiệu quả để phòng và trị bệnh.
2.1. Thời tiết lạnh
Lạnh và khô hanh làm bé bị mẩn ngứa, chủ yếu do da bị mất nước và hệ thống bảo vệ suy giảm. Mẹ hãy cố gắng giữ ấm cho cơ thể bé, che chắn cẩn thận trước khi cho trẻ ra ngoài để hạn chế tình trạng này. Cũng đừng quên dưỡng ẩm da đầy đủ, hơi nước được “khóa lại” trong tế bào sẽ củng cố chức năng của lớp rào biểu bì ngoài da.
=>> Xem thêm: Trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa chữa thế nào?
2.2. Nhiệt độ cao
Nắng nóng gay gắt cũng khiến bé lên rôm sảy, mẩn ngứa. Hàng ngày, mẹ nên lau khô mồ hôi và tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, cho bé mặc quần áo thoáng mát để thông khí, tránh làm lỗ chân lông bí bách.
2.3. Bé bị dị ứng với thực phẩm
Trường hợp bé bị dị ứng với thực phẩm, thuốc hóa dược,…, mẹ sẽ dễ dàng nhận biết bởi những triệu chứng ồ ạt điển hình. Lúc này, cha mẹ nên lập tức ngừng cho bé sử dụng tác nhân đó và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
2.4. Các nguyên nhân khác
Tránh để trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc, động vật nuôi, cây cỏ, thảm lông,… Đây đều là những yếu tố dễ gây dị ứng. Khi bé bị mẩn ngứa, mẹ nên lựa chọn những loại sữa tắm, dầu gội, kem bôi da kháng viêm, diệt khuẩn dịu nhẹ để chăm sóc cho bé.
3. Điều trị cho bé bằng các phương pháp dân gian
Sử dụng các cách thức dân gian trị mẩn ngứa cho trẻ nhỏ được các mẹ rất ưa chuộng vì sự lành tính, an toàn, dễ tìm kiếm nguyên liệu và giá thành tiết kiệm. Cha mẹ nên áp dụng ngay các mẹo dân gian khi trẻ vừa có biểu hiện nổi mẩn, viêm sưng sẽ hiệu quả hơn.
3.1. Lá trầu không
Trầu không có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, diệt virus mạnh mẽ, bởi hàm lượng cao các hợp chất phenol và tinh dầu. Lấy khoảng 5 lá trầu không nguyên vẹn, rửa sạch và ngâm muối loãng để loại bỏ tạp chất. Cho vào đun sôi với 3 lít nước sạch, rồi pha thành nước tắm cho bé. Mẹ cũng có thể dùng bã lá chà xát nhẹ lên vùng da bị mẩn.
3.2. Lá khế
Lá khế có bị mất, tính bình, có công hiệu tiêu viêm, giải độc rất tốt. Trong lá khế chứa nhiều thành phần chống viêm, chống oxy hóa, nên hỗ trợ giảm mụn nhọt, rôm sảy vô cùng hữu hiệu.
Với cách giảm mẩn ngứa bằng lá khế, cha mẹ chọn một ít lá khế xanh, không sâu bệnh rồi rửa sạch và ngâm muối. Đun sôi 1 lít nước rồi cho lá khế vào nồi, để liu riu khoảng 10 phút rồi chắt lấy phần dịch cốt chế nước tắm cho trẻ.
3.3. Lá trà xanh
Trà xanh rất giàu chất các thành phần chống oxy hóa, vitamin C, E và kẽm. Đặc biệt, kẽm rất tốt cho các vấn đề liên quan đến da như dị ứng, viêm nhiễm và có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn.
Dùng một nắm nhỏ lá trà xanh, hãm với nước sôi rồi dùng tắm hoặc lau người hàng ngày cho bé hỗ trợ loại bọ mẩn đỏ, viêm sưng hiệu quả.
4. Dùng thuốc tây điều trị mẩn ngứa cho bé
Thường chỉ định thuốc hóa dược cho các trường hợp mẩn ngứa nghiêm trọng, lây lan nhanh hoặc tái phát nhiều lần. Cha mẹ không tự ý đi mua thuốc dùng cho trẻ mà phải có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Các nhóm thuốc tây hay dùng để điều trị mẩn ngứa ở trẻ em là:
4.1. Corticoid bôi ngoài
Có thể dùng đơn lẻ các corticoid hoặc kết hợp với các nhóm kháng sinh, chống dị ứng, diệt nấm,… cho chứng mẩn đỏ, viêm ngứa cho bé, tùy thuộc các tình trạng lâm sàng. Betamethasone, Triamcinolone, Clobetasol,… là một số loại steroid chính xuất hiện trong dạng bôi ngoài da cho trẻ nhỏ.
=>> Xem thêm : Trẻ bị mẩn ngứa bôi thuốc gì? Các lưu ý cha mẹ cần nắm được
4.2. Kháng sinh histamin H1
Histamin đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng và tạo nên các vết mẩn ngứa trên da. Nhóm hoạt chất kháng histamin sẽ cạnh tranh trực tiếp với thụ thể của chất dẫn truyền hóa học này, ngăn cản histamin gắn vào và gây tác dụng. Những hợp chất kháng histamin đường uống an toàn cho bé > 2 tuổi là Loratadin, Cetirizin, Fexofenadine,…
V. Chăm sóc và phòng ngừa mẩn ngứa cho bé
Bên cạnh các phương pháp điều trị tích cực, các bậc phụ huynh cũng cần nắm được các cách thức chăm sóc và ngăn ngừa tình trạng mẩn đỏ ngứa ở trẻ để mang lại kết quả tốt nhất.
- Nên cho bé bú sữa mẹ đủ 6 tháng, Điều này giúp bé nhận được nguồn kháng thể từ người mẹ, lại góp phần củng cố vững chắc hệ miễn dịch của trẻ trong tương lai.
- Tránh cho trẻ chơi đùa, tiếp xúc với các nguồn dị ứng thường gặp như khói bụi, lông động vật, phấn hoa, hóa chất tẩy rửa,… Nếu không, phải có những biện pháp bảo hộ, phòng ngừa cho bé như đeo khẩu trang, găng tay hoặc vệ sinh sạch sẽ thân thể sau khi chạm vào dị vật.
- Thường xuyên vệ sinh khu vực nơi ở và chăn gối bé dùng. Không nên để quá nhiều đồ đạc trong phòng của trẻ vì dễ tích nấm mốc, bụi bẩn. Nếu có điều kiện, hãy tiến hành lọc không khí trong nhà đều đặn định kỳ.
- Xây dựng một thực đơn khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ít dầu mỡ, đường ngọt, gia vị cay nóng,… Nhắc bé uống đủ nước trong ngày.
- Hạn chế cho các bé, nhất là trẻ đang độ tuổi sơ sinh, sử dụng hải sản, đậu phộng, chocolate, sữa bò,… Đây là những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
Xem thêm :
Mẩn ngứa ở trẻ hầu như không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Tuy xảy ra phổ biến, tình trạng này sẽ biến mất nhanh chóng nếu cha mẹ xử lý kịp thời và đúng cách. Vì thế, hy vọng rằng qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ nắm được những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và làm sao để xử lý và phòng ngừa mẩn đỏ ngứa ở trẻ em đúng cách
Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy comment bên dưới bài đăng để chúng tôi kịp thời giải đáp. Liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8179 để được tư vấn về các vấn đề da liễu ở trẻ em và đừng quên truy cập website https://kutieskin.vn thường xuyên nếu không muốn bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Nguồn : https://kutieskin.vn/