Trẻ bị mẩn ngứa khắp người: Nguyên nhân và Cách điều trị an toàn
Tác giả
Tham vấn y khoa
Thời gian đăng
Thời gian cập nhật
Cơ thể trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu ớt nên dễ bị tác động bởi vi khuẩn, virus, đồ ăn, nước uống, thời tiết, môi trường,… Trẻ bị mẩn ngứa khắp người là tình trạng phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển.
Thế nhưng, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý và phòng ngừa trẻ bị ngứa toàn thân. Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình trạng này, hãy tham khảo nhé!
I. Trẻ bị mẩn ngứa khắp người và triệu chứng điển hình
Làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ dễ chịu tác động của vi khuẩn, virus, môi trường, thời tiết, đồ uống, thức ăn và xuất hiện tình trạng mẩn ngứa khắp người. Đây là tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính trên da, triệu chứng điển hình là:
- Xuất hiện nốt mẩn ngứa khắp người giống như sốt hoặc mẩn đỏ xuất hiện thành từng mảng ở vùng da nhạy cảm
- Nốt/mảng mẩn ngứa có kích thước to, nhỏ khác nhau
- Trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, ăn uống kém
- Trẻ có xu hướng dùng tay gãi đến khi da trầy xước
II. Nguyên nhân trẻ bị mẩn ngứa khắp người
Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, làn da nhạy cảm cho nên dễ bị các dị nguyên tấn công, da bị dị ứng, nổi mẩn ngứa khắp người. Để kiểm soát được triệu chứng, cha mẹ cần hiểu được nguyên nhân gây bệnh. Thực tế, nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn ngứa khắp người có thể là:
1. Bệnh liên quan đến da
Trẻ bị mẩn ngứa khắp người có thể do mắc bệnh về da như mề đay, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, chàm, vảy nến, Rosacea, Prurit….
Mề đay: Nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn ngứa khắp người có thể do bệnh mề đay. Triệu chứng của mề đay là ngứa ngáy dữ dội, nổi mẩn và sưng phù. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi trẻ mà hình dạng và kích thước nốt mẩn có kích thước khác nhau.
Viêm da tiếp xúc: Trẻ bị ngứa toàn thân có thể do bị bệnh viêm da tiếp xúc. Bệnh thường khởi phát khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên như nọc ong/khoái, bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi, quần áo bằng sợi tổng hợp,… Khi đó, trẻ sẽ bị mẩn ngứa tại vị trí da tiếp xúc với dị nguyên.
Viêm da dị ứng: Triệu chứng thường gặp của viêm da dị ứng là mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng tấy, nứt nẻ. Điều đó khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ăn kém, ngủ không ngon giấc. Viêm da dị ứng khởi phát theo đợt và có xu hướng tái đi tái lại.
Chàm sữa: Chàm sữa (lác sữa) thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Đầu tiên, nốt chàm sữa sẽ xuất hiện ở vùng da nhạy cảm (2 bên má) sau đó lan sang tay, chân và khắp cơ thể. Khi mới xuất hiện, nốt chàm có màu hồng, kích thước nhỏ, dần dần chuyển thành mụn nước, màu đỏ, có dịch, vảy, bong tróc và ngứa ngáy.
Nấm trên da: Nấm tóc, kẽ, móng, thân,… là những loại nấm có thể sinh sôi và phát triển trên da gây nên tình trạng mẩn đỏ và ngứa ngáy toàn thân.
2. Trẻ bị dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết có thể là nguyên nhân khiến bé bị ngứa khắp người. Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, cơ địa nhạy cảm nên cơ thể sẽ không thể thích nghi kịp trước những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí nên hệ miễn dịch sẽ sản sinh kháng nguyên IgE chống lại các dị nguyên.
Thế nhưng, nồng độ IgE trong huyết thanh tăng cao, tế bào mast giải phóng quá nhiều Histamin dưới da, bùng phát các triệu chứng lâm sàng như mẩn ngứa khắp người và một số triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, nghẹt, ngứa, chảy nước mũi,… Có trẻ còn bị tiêu chảy, quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú, cơ thể suy nhược. So với người lớn, phạm vi ảnh hưởng và mức độ tổn thương da khi bị dị ứng thời tiết nặng nề hơn nhiều.
3. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân chính kể trên thì trẻ bị mẩn ngứa khắp người còn do:
- Hệ miễn dịch yếu, cấu trúc da chưa hoàn thiện, dễ bị tấn công và tổn thương
- Chức năng đào thải độc tố cơ thể chưa đủ mạnh khiến độc tố không được đào thải hết, tích tụ trong cơ thể sau đó phát ra bên ngoài
- Cha mẹ đóng bỉm thường xuyên cho trẻ kể cả là mùa hè nóng nực
- Do trẻ dị ứng với thành phần của một loại thuốc nào đó
- Trẻ bị dị ứng sữa hoặc thực phẩm (hải sản, thịt bò, đậu nành, gia vị,…)
- Trẻ bị rối loạn đường ruột, dạ dày do giun sán, mẩn ngứa khắp người là một trong những dấu hiệu điển hình
- Chức năng gan, thận bị rối loạn, đào thải độc tố trong cơ thể kém, da bị vàng, khô, mẩn ngứa
- Trẻ bị ứng với một số loại thuốc hoặc chất có trong sữa tắm, xà phòng, dầu gội đầu, kem dưỡng ẩm, thuốc nhuộm, …
III. Trẻ bị mẩn ngứa khắp người có nguy hiểm không?
Trẻ bị mẩn ngứa khắp người có nguy hiểm không? Đáp án của câu hỏi này là không. Theo các chuyên gia, tình trạng mẩn ngứa khắp người ở trẻ không nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng.
Thế nhưng, mẩn ngứa khắp người lại ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của trẻ. Vì vậy, nếu thấy cơ thể trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường mà Kutieskin chia sẻ trên đây, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và lựa chọn các biện pháp điều trị hiệu quả, phù hợp.
Nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng máu
- Viêm mủ màng phổi/viêm phổi do tụ cầu
- Tràn mủ màng tim
- Viêm màng não mủ
Do đó, khi cha mẹ quan sát những dấu hiệu dưới đây, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm da liễu hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Mẩn đỏ thành mảng lớn kèm mụn nước, có mủ hoặc chảy máu
- Tình trạng mẩn ngứa khắp người tái phát thường xuyên, không có dấu hiệu thuyên giảm sau 7 ngày
- Trẻ bị sốt cao và quấy khóc nhiều về đêm
- Da bị tổn thương trên diện rộng, có dấu hiệu bị nhiễm trùng
- Buồn nôn, chóng mặt, khó thở, sưng mắt/môi,…
IV. Cách xử lý khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người
Trẻ bị nổi mẩn ngứa khắp người nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Để có được hiệu quả điều trị như mong muốn, đảm bảo an toàn cho trẻ, trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào cha mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ hoặc dược sĩ.
1. Thuốc Tây
Căn cứ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc Tây phù hợp để kiểm soát triệu chứng mẩn ngứa. Đó có thể là thuốc:
Thuốc kháng Histamin: Phenothiazin, Pyrilamine, Meclizine, Cetirizine, Loratadine, Fexofenadine, Acrivastine,…
Thuốc chống viêm chứa Corticoid: Thuốc có dạng kem bôi, viên nén, tiêm, xịt qua miệng hoặc mũi,… Methylprednisolon, Prednisolon thường được chỉ định khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người.
2. Phương pháp dân gian
Trong các phương pháp trị mẩn ngứa cho trẻ thì phương pháp dân gian thường được ưu ái bởi khá an toàn, lành tính, đơn giản và tiết kiệm chi phí. Nếu trẻ bị mẩn ngứa khắp người, cha mẹ có thể áp dụng 3 cách mà chúng tôi chia sẻ đưới đây. Tuy nhiên, vì làn da của trẻ cực nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên trước khi áp dụng cách nào cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên khoa.
2.1. Trà xanh
Lá trà xanh chứa Flavonoid, vitamin C, EGCG và một số hoạt chất khác, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa thâm sẹo. Đặc biệt, Polyphenol trong lá trà xanh còn giúp bảo vệ da, cải thiện tình trạng mẩn ngứa và nóng rát.
Các bước dùng lá trà xanh trị mẩn ngứa cho trẻ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm trà xanh, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng
Bước 2: Rửa lại một lần nữa, để ráo nước, vò xát lá trà xanh
Bước 3: Cho lá trà xanh đã vò vào nồi sạch, thêm nước lọc, đun sôi
Bước 4: Khi nước sôi, đun thêm 5 phút nữa, tắt bếp, đậy kín nắp nồi và hãm thêm 10 phút
Bước 5: Vệ sinh da, dùng khăn sạch, mềm thấm nước lá trà xanh và bôi lên vùng da mẩn ngứa, thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày
2.2. Lá khế chua
Khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người, cha mẹ không nên bỏ qua nguyên liệu vừa dễ kiếm lại hiệu quả – lá khế. Lá khế có tính sát trùng, tiêu viêm, giảm sưng, giảm mẩn đỏ và ngứa ngáy hiệu quả.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Rửa sạch lá khế
Bước 2: Cho lá khế đã rửa sạch vào nồi nước, bắc lên bếp đun sôi
Bước 3: Pha nước lá khế cùng nước nguội rồi tắm cho trẻ mỗi ngày
3. Kem trị mẩn ngứa, dưỡng ẩm
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều kem trị mẩn ngứa cho trẻ. Khi lựa chọn sản phẩm cha mẹ cần chú ý đến thành phần và nguồn gốc xuất xứ. Trong những loại kem trị mẩn ngứa, dưỡng ẩm, Kutieskin đã và đang nhận được sự ưu ái của đông đảo phụ huynh. Sản phẩm Kutieskin chứa thành phần là thảo dược kháng viêm, được nhập khẩu từ châu Âu: tinh chất nghệ trắng, chiết xuất yến mạch, bơ hạt mỡ, cam thảo,…
Công nghệ Aminovector dạng lỏng, nguồn gốc từ Pháp giúp giảm ngứa nhanh, dịu mẩn đỏ, kháng viêm, phục hồi và thúc đẩy quá trình tái tạo da. Đặc biệt, Kutieskin không chứa Corticoid, Paraben, chất bảo quản gây hại cho da của trẻ kể cả trẻ sơ sinh từ 5 ngày tuổi. Khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người, cha mẹ chỉ cần chuẩn bị tuýp kem Kutieskin và thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mẩn ngứa
Bước 2: Bôi một lớp mỏng kem Kutieskin
Bước 3: Massage nhẹ nhàng và để kem khô tự nhiên, áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ngày
V. Phòng ngừa trẻ bị mẩn ngứa khắp người
- Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ, chú ý chọn loại kem có thành phần dược liệu an toàn, lành tính, phù hợp với mọi loại da.
- Tắm rửa đều đặn bằng nước ấm hoặc nguyên liệu thiên nhiên như trà xanh, mướp đắng,…Chú ý thay tã, quần áo, bỉm thường xuyên, không nên cho trẻ mặc quần áo bó sát bởi như vậy có thể gây kích ứng da.
- Không nên dùng xà phòng giặt, tắm có chất tẩy mạnh, như vậy có thể khiến làn da trẻ bị mất đi lớp bảo vệ và dễ bị tổn thương hơn.
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ thực sự hữu ích, hãy like, share cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhé! Đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc để lại câu hỏi tại mục bình luận bên dưới bài đăng. Thường xuyên ghé thăm website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc và các vấn đề về da ở trẻ em.
Xem thêm :
Nguồn : https://kutieskin.vn/