Trẻ bị mẩn ngứa bôi thuốc gì? Các lưu ý cha mẹ cần nắm được
Tác giả
Tham vấn y khoa
Thời gian đăng
Thời gian cập nhật
Mẩn ngứa ở trẻ không phải là chứng bệnh hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân gây ngứa ngáy, ứng đỏ ngoài da cho trẻ, như dị ứng, viêm da, côn trùng đốt,… Vậy nhưng, nhiều phụ huynh vẫn băn khoăn về trẻ bị mẩn ngứa bôi thuốc gì hiệu quả, an toàn? Hãy cùng Kutieskin theo dõi bài viết sau để tìm hiểu nhé.
I. Trẻ bị mẩn ngứa bôi thuốc gì ?
Khác với người lớn, da của trẻ em mỏng manh và dễ bị kích ứng hơn. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ rất được hạn chế, và chỉ dùng khi thực sự cần thiết. Cha mẹ không nên tự ý cho con dùng bất kỳ loại dược phẩm nào mà không có sự tư vấn, hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ, dược sĩ.
Hiện nay, trẻ bị mẩn ngứa dùng thuốc trong 3 nhóm chính: corticoid, kháng histamin và crotamiton. Ngoài ra, bé có thể được chỉ định thêm một số thuốc kháng sinh, kháng nấm,… tùy thuộc nguyên nhân gây mẩn ngứa.
1. Nhóm kháng histamin
Histamin là một chất trung gian hóa học, lưu trữ chủ yếu trong các tế bào mast. Khi cơ thể gặp phải kích thích, histamin sẽ được giải phóng, khởi động hàng loạt phản ứng khác nhau, gồm co cơ trơn, giãn mạch máu,…, trong đó có biểu hiện mẩn ngứa, viêm sưng ngoài da.
Các thuốc kháng histamin ngăn chặn hợp chất này gắn được vào thụ thể trên bề mặt tế bào, từ đó bất hoạt tác động của nó. Có hai thế hệ kháng histamin sau đây:
- Thế hệ 1: diphenhydramine, promethazin, brompheniramine,…
- Thế hệ 2: fexofenadine, cetirizine, loratadine, levocetirizine,…
Nhóm kháng histamin thế hệ đầu giờ đây không còn được ứng dụng nhiều, vì hiệu lực ngắn và có khả năng gây một số tác dụng phụ trên hệ thần kinh, ví dụ ngủ gà, khô miệng,… Đặc biệt, đã có những báo cáo về trẻ em dùng diphenhydramine gặp phản ứng nghiêm trọng như co giật, ảo giác, hôn mê,…
2. Nhóm corticoid
Corticosteroid, hay còn gọi là steroid, corticoid, là loại hoạt chất mô phỏng cấu tạo của cortisol, một loại hormone tuyến thượng thận sản xuất tự nhiên. Steroid làm giảm quá trình giải phóng các hóa chất gây viêm và giữ tổn thương mô ở mức tối thiểu.
Steroid cũng ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch, thông qua việc hạn chế hoạt động của bạch cầu, từ đó giảm thiểu những triệu chứng viêm sưng, phù nề hiệu quả.
Corticoid được phân thành 7 mức độ từ mạnh đến yếu. Trong các trường hợp mẩn ngứa ở trẻ nhỏ, thường bác sĩ sẽ kê loại vừa phải (như hydrocortisone).
Việc sử dụng corticoid, đặc biệt ở những bé nhỏ, phải có sự chỉ định và giám sát của các nhân viên y tế. Việc lạm dụng corticoid, hoặc dùng sai có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng với sức khỏe của trẻ, như bào mòn da, giảm miễn dịch, suy tuyến thượng thận,…
3. Thuốc crotamiton
Crotamiton (Eurax) là một hoạt chất diệt ký sinh trùng và ứng dụng cho nhiều triệu chứng mẩn ngứa ngoài da. Mẹ thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị bệnh của con, sau đó massage nhẹ nhàng để thuốc thấm. Tùy theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ bôi kem cho trẻ, thường là từ 2 – 3 lần/ngày.
Mẹ chú ý, không được bôi lên khu vực vết thương hở, trầy xước hay xung quanh miệng, mắt của trẻ. Nếu sau 5 ngày mà vết mẩn ngứa không cải thiện, hãy cho bé đi khám.
II. Trẻ bị mẩn ngứa bôi thuốc cần lưu ý gì?
Trước khi sử dụng bất kỳ chế phẩm nào trên làn da của trẻ nhỏ, cha mẹ đều phải cân nhắc kỹ lưỡng, tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc. Vì thế, khi bé xuất hiện các vết mẩn ngứa, cha mẹ cần chú ý quan sát, tìm hiểu nguyên nhân, yếu tố gây bệnh cho trẻ, từ đó mới có cách xử lý phù hợp. Đồng thời, phụ huynh cũng nên chú ý đến một số vấn đề dưới đây, để mẩn đỏ, ngứa da đi nhanh.
1. Chỉ sử dụng thuốc bôi theo đơn thuốc từ bác sĩ chuyên môn
Với mỗi tình trạng mẩn ngứa, sẽ có nhiều căn nguyên khác nhau. Việc cho bé dùng thuốc theo toa của người khác, vừa có thể không mang lại hiệu quả, lại còn có khả năng mang đến những hệ quả nguy hiểm. Đặc biệt, với tình trạng nặng, không nghe truyền miệng mà tự ý bôi linh tinh lên da con.
Vậy nên, tốt nhất cha mẹ nên cho bé đi khám ở cơ sở chuyên khoa và tham khảo tư vấn của bác sĩ, dược sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào. Chú ý, nên tìm đến những bệnh viện uy tín và bác sĩ chuyên môn!
2. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho bé
Nhóm thuốc kháng vi sinh vật thường được kê cho các bé đã xác định được nguyên nhân gây mẩn ngứa là do vi khuẩn, virus hay nấm,… Thuốc cũng có thể dùng cho trẻ bị viêm da bội nhiễm tại vùng mẩn ngứa.
Một số kháng được điều chế dưới dạng dùng ngoài da có thể kể đến là erythromycin, clindamycin, neomycin, bacitracin,… Nên bôi trên một vùng da nhỏ trước khi dùng để thử phản ứng dị ứng. Cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian khi dùng kháng sinh, tránh dùng ngắt quãng hay bỏ thuốc, gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.
Bên cạnh đó, tránh kết hợp nhiều loại thuốc bôi mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Có khả năng sẽ xảy ra tương tác thuốc và kiềm hãm hiệu quả của nhau. Ví dụ, nếu bé bị mẩn ngứa vì nhiễm nấm da, dùng corticoid sẽ càng khiến tình trạng bệnh nặng hơn, lại cản trở tác dụng của nhóm kháng nấm.
3. Tránh dùng những hợp chất kích ứng mạnh
Hàng rào bảo vệ ngoài da của trẻ còn chưa hẳn hoàn thiện. Hơn nữa, các tế bào da cũng mỏng hơn nhiều so với người lớn. Vì thế, các hoạt chất kích ứng mạnh như acid, rượu, tinh dầu hay xà phòng dễ khiến da trẻ bị bong tróc, khô ráp và càng khiến vấn đề mẩn ngứa tệ hơn.
Hơn nữa, một số loại tinh dầu hoặc rượu xoa bóp có thể thấm qua da vào mạch máu và gây tác dụng toàn thân. Đã từng có những trường hợp bố mẹ bôi tinh dầu hay rượu lên da con, khiến bé bị co giật, liệt hô hấp, rối loạn tim mạch,… vô cùng nguy hiểm.
Vậy nên, những sản phẩm lành tính, được chứng minh an toàn cho trẻ nhỏ nên là ưu tiên của các bậc phụ huynh. Cha mẹ có thể chọn lựa kem bôi làm từ những thành phần như yến mạch, tinh chất nghệ, cam thảo, dầu hạnh nhân,…, đã được chứng minh về tác dụng làm dịu, kháng khuẩn trên da mẩn ngứa, viêm sưng,… Tham khảo sản phẩm và nhà thuốc phân phối tại đây!
Trẻ bị mẩn ngứa bôi thuốc gì ? Mong rằng với bài viết trên, cha mẹ sẽ chọn lựa được những chế phẩm phù hợp nhất với bé, để mẩn ngứa đi nhanh, bé thoải mái, dễ chịu. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Xem thêm :
Trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa phải làm sao?
Nguồn : https://kutieskin.vn/