Skip to main content

Rôm sảy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa?

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

22/12/2020

Thời gian cập nhật

09/12/2022

Rôm sảy là bệnh da liễu có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Vậy, rôm sảy có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa ra sao? Theo dõi bài viết sau của Kutieskin để có được đáp án chi tiết và chính xác.

1. Rôm sảy là gì?

Rôm sảy (Miliaria) là tình trạng mồ hôi, bụi bẩn ứ đọng, tuyến mồ hôi bít tắc, da bị viêm và xuất hiện mụn nhỏ màu hồng/đỏ trên bề mặt da. Bất cứ ai cũng có thể bị rôm sảy, tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ cao gồm:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Đây là đối tượng có làn da nhạy cảm, dễ bị kích thích khi thời tiết thay đổi. Vào mùa hè, mồ hôi ra nhiều, nếu mẹ không lau kịp rất dễ bị rôm sảy. 

rôm sảy

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai có thân nhiệt cao, mồ hôi tiết ra không lau kịp làm cho da luôn ẩm ướt, rôm sảy có điều kiện thuận lợi để phát triển. 

Phụ nữ sau sinh: Cơ thể phụ nữ sau sinh thường ra nhiều mồ hôi nhưng lại phải kiêng tắm nên dễ bị rôm sảy.

Đối tượng khác: Ngoài những đối tượng kể trên, rôm sảy dễ khởi phát ở người bị bại liệt, nằm trên giường điều trị bệnh trong một thời gian dài, không tắm rửa hàng ngày,…

Vị trí rôm sảy thường xuất hiện:

  • Trên mặt
  • Trên đầu
  • Ở cổ
  • Ở tay
  • Ở lưng
  • Khắp người

2. Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy

Rôm sảy xuất hiện chủ yếu là do tuyến mồ hôi gặp vấn đề, theo đó, mồ hôi bị tắc nghẽn không thể thoát ra ngoài. Thực tế, nguyên nhân gây rôm sảy bao gồm:

  • Quá nóng: Khi đi ngủ mặc quá nhiều quần áo, quần áo bó sát, không thấm hút mồ hôi, đắp nhiều chăn có thể là nguyên nhân gây bệnh
trẻ mặc nhiều quần áo
Trẻ mặc nhiều quần áo cũng là nguyên nhân gây bệnh 
  • Phản ứng thuốc: Thuốc chữa Parkinson, thuốc an thần, lợi tiểu,… có thể là lý do rôm sảy xuất hiện. 
  • Khí hậu nhiệt đới: Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, vì vậy, tuyến mồ hôi hoạt động quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh
  • Nằm trên giường trong thời gian dài: Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến việc thường xuyên sử dụng chăn điện, nằm đệm, và phải nằm trên giường trong một thời gian dài.
  • Ống dẫn mồ hôi chưa hoàn chỉnh: Ống dẫn mồ hôi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn chỉnh, dễ bị phá vỡ và mồ hôi bị ứ đọng dưới da. Tình trạng này có thể xảy ra trong tuần đầu cuộc đời nhất là trẻ được sinh ra trong lồng ấp, bị sốt.

3. Triệu chứng của bệnh rôm sảy

Triệu chứng chung của rôm sảy là xuất hiện mụn nhỏ ở vùng da đầu, cổ, vai, lưng,… Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu vô cùng. Tuy nhiên, triệu chứng của có sự khác nhau tùy vào loại rôm sảy. Cụ thể:

3.1. Rôm sảy kết tinh

Rôm sảy kết tinh là dạng rôm không viêm, nó chỉ ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi trên da. Bệnh được nhận biết thông qua một số đặc điểm sau:

  • Xuất hiện mụn nước nông ở lớp sừng
  • Mụn nước dễ vỡ, khi vỡ không để lại sẹo
  • Không gây ngứa ngáy, đau rát, khó chịu cho người bệnh

=>> Xem thêm : Rôm sảy kết tinh có tự khỏi được không?

3.2 Rôm sảy đỏ

Rôm sảy đỏ hay còn gọi là rôm sảy gai, được n/hận biết thông qua một số đặc điểm:

rôm sảy đỏ

  • Xuất hiện đám sẩn màu đỏ, khá dày
  • Đám sẩn có thể lây lan ra cả vùng ngực, lưng
  • Gây ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu, ngủ không ngon giấc

=>> Xem thêm: Rôm sảy đỏ: Hướng dẫn chi tiết mẹ cách xử lý tránh tái phát

3.3 Rôm sảy mủ

Rôm sảy có mủ là biến chứng của rôm sảy tinh thể và rôm sảy đỏ. Triệu chứng điển hình của rôm sảy mủ là:

  • Xuất hiện nốt đỏ hoặc mụn lông
  • Khi mụn vỡ sẽ chảy máu, mủ
  • Gây ngứa ngáy, đau rát

=>> Xem thêm: Rôm sảy mủ có nguy hiểm không?

3.4 Rôm sảy sâu

Rôm sảy sâu khởi phát khi rôm đỏ tái đi tái lại. Trong 4 loại rôm sảy thì đây là loại rôm sảy nặng nhất vì nó đã ảnh hưởng đến lớp hạ bì. Một số dấu hiệu nhận biết rôm sảy sâu:

  • Xuất hiện sẩn màu hồng, cứng, kích cỡ 1 – 3mm
  • Sẩn thường xuất hiện ở tay, chân, lưng, ngực
  • Có thể chảy mủ, sưng hạch ở cổ/nách/háng
  • Cảm giác châm chích, khó chịu nhưng không ngứa
  • Sốt trên 38 độ, cảm giác ớn lạnh

4. Rôm sảy có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, rôm sảy khiến người bệnh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc và luôn cảm thấy mệt mỏi. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây:

Viêm da mạn tính: Rôm sảy không được điều trị kịp thời, mụn nước vỡ ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, gây viêm da mạn tính, có trường hợp còn bị viêm cầu thận cấp.

rôm sảy có nguy hiểm không

Nhiễm trùng da: Các nốt rôm nếu để quá lâu có thể bị bội nhiễm, xuất hiện mủ trắng, gây ngứa ngáy và đau rát. Ngoài việc để lại sẹo thì các vết nhiễm trùng này còn ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào biểu bì, gây viêm nhiễm mạch máu, nguy cơ cao bị viêm tắc tĩnh mạch não.

Sốc phản vệ: Sốc phản vệ là biến chứng nguy hiểm của rôm sảy. Triệu chứng điển hình là đau đầu, nôn mửa, mạch đập nhanh, hạ huyết áp,… Nếu không xử lý kịp thời có thể gây tử vong.

Nhiễm trùng máu: Thêm một biến chứng nguy hiểm của bệnh rôm là nhiễm trùng máu. Nếu không được khắc phục kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. 

5. Điều trị rôm sảy bằng phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian thường được áp dụng đối với người lớn hoặc trẻ nhỏ. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, nguyên liệu dễ kiếm và có thể tiết kiệm đáng kể chi phí.

5.1. Trà xanh

Theo nghiên cứu, trà xanh có nhiều Phenol, tác dụng ức chế vi khuẩn và chống viêm tốt. Trong lá trà xanh còn có chất EGCG, đây là chất chống oxy hóa. Hai chất kể trên được coi như kháng sinh tự nhiên, giúp bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây hại. Ngoài ra, trong lá trà xanh còn chứa một số tinh chất, có tác dụng kích thích quá trình tái tạo tế bào và nâng cao miễn dịch cho da.

Lá trà xanh trị rôm sảy cho bé

Các bước thực hiện chi tiết như sau :

Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá trà xanh (tươi), rửa sạch, vò nát cùng 1 thìa cà phê muối

Bước 2: Tráng qua nước sôi, đổ nước đi

Bước 3: Cho nguyên liệu vào nồi, thêm nước sạch, bắc lên bếp

Bước 4: Đun sôi từ 5 – 7 phút, cho nồi nước trà xanh xuống

Bước 5: Hòa với nước mát để được nước ấm rồi tắm

5.2. Mướp đắng/khổ qua

Theo Đông y, mướp đắng (Momordica charantia) có tính hàn, vị đắng, tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm. Theo nghiên cứu khoa học, quả mướp đắng có thành phần kháng sinh tự nhiên, kháng khuẩn và làm sạch da hiệu quả cho nên được dùng khi bị rôm sảy. Bên cạnh đó, trong quả mướp đắng còn có khoáng chất, vitamin, lipid, protein, carbohydrate,… giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, dưỡng ẩm và tăng sức khỏe làn da.

Mướp đắng

Cách sử dụng mướp đắng điều trị rôm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 2 – 3 quả mướp đắng, rửa sạch, để ráo nước

Bước 2: Xay nhuyễn/giã nát, cho vào nồi, thêm nước sạch

Bước 3: Bắc lên bếp, đun sôi

Bước 4: Đợi nước bớt nóng hoặc hòa thêm nước mát và tắm

Bước 5: Lau khô bằng khăn mềm

5.3. Rau má và bột sắn dây

Theo y học cổ truyền, rau má có tính hàn, tác dụng nhuận gan, giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu. Theo một số nghiên cứu, dịch chiết rau má có tác dụng kích thích tái tạo mô liên kết, chữa lành tổn thương da nhanh chóng, cho nên rau má và sắn dây thường được dùng để điều trị bệnh. Trong khi đó, sắn dây có tính bình, vị ngọt, tác dụng giải độc và thanh nhiệt.

trị rôm sảy bằng rau má

Nếu bị nổi rôm, bạn có thể kết hợp 2 nguyên liệu này, các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 2 nắm rau má, rửa sạch, ngâm nước muối loãng

Bước 2: Vớt rau má ra, để ráo nước sau đó giã nát/xay nhuyễn

Bước 3: Dùng khăn sạch hoặc rây lọc lấy nước cốt

Bước 4: Hòa nước rau má với bột sắn (có thể thêm chút đường)

Bước 5: Uống hết trong ngày

Xem thêm :

Trẻ bị rôm sảy tắm lá gì? Top 15+ loại lá an toàn cho da bé

Tuyệt chiêu trị rôm sảy bằng lá khế chỉ 15 phút mỗi ngày

[ Giải Đáp ] Trị rôm sảy bằng dầu dừa có tác dụng thật sự ?

6. Điều trị rôm sảy bằng Tây Y

Người lớn hay trẻ bị rôm ở mức độ vừa, nặng cần được đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Những trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc Tây. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến:

Calamine: Đây là thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm ngứa và kích ứng tại vùng da bị rôm. Thuốc còn có khả năng làm khô mụn chảy nước, có mủ. Tuyệt đối không để thuốc dính lên mắt, mũi, miệng.

Calamine

Thuốc bôi chứa Steroid: Đây là nhóm thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch và chống tăng sinh tế bào. Mỗi vùng da khác nhau sẽ có độ hấp thu Steroid khác nhau. Tùy theo mức độ tổn thương da mà bác sĩ chỉ định thời gian bôi thuốc.

Thuốc corticoid

Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm: Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm có ưu điểm là hiệu quả, tiện lợi và phù hợp với khả năng tài chính của nhiều gia đình Việt. Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không chứa corticoid, paraben hay chất bảo quản gây hại cho da đang trở thành xu hướng (Tham khảo: Kem bôi dịu da Kutieskin).

kem dưỡng ẩm kutieskin

7. Các biện pháp phòng tránh rôm sảy

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là điều kiện thuận lợi để rôm bùng phát. Phòng tránh rôm sảy không khó, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

phòng tránh rôm sảy cho bé

  • Đối với trẻ còn đang bú, mẹ nên tăng cữ bú
  • Bổ sung thực phẩm có tính mát, giàu vitamin, khoáng chất
  • Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày bằng lá trong vườn nhà hoặc sữa tắm có độ pH phù hợp
  • Sử dụng điều hòa, quạt để làm mát cơ thể khi trời nắng nóng 
  • Lựa chọn trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
  • Giữ cho nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng mát; không nên ra ngoài từ 10h – 17h, nếu bắt buộc ra ngoài cần che chắn cẩn thận (mùa hè)
  • Uống đủ nước lọc mỗi ngày và bổ sung nước ép trái cây, nước rau má, chè đậu đen, bột sắn dây,…

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh rôm sảy. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh da liễu, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời giải đáp. Đừng quên truy cập kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm :

Top 5 Kem trị rôm sảy cho bé hiệu quả và an toàn 2021

Top 7 cách trị rôm sảy cho trẻ bằng thảo dược thiên nhiên

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin