Skip to main content

Chàm sữa: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách chăm sóc cho trẻ

Tác giả

Dược sĩ Huyền

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

04/04/2024

Thời gian cập nhật

04/04/2024

Theo nhiều thống kê, chàm sữa là căn bệnh da liễu phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, với khoảng 15 – 20% em bé trên toàn cầu bị ảnh hưởng. Mặc dù không gây nguy hiểm tính mạng, chàm sữa mang lại nhiều nhiều rắc rối, khó chịu, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của trẻ. Vì thế, hiểu được căn nguyên, biết được biểu hiện và có cách thức chăm sóc, phòng ngừa đúng đắn bệnh chàm sữa là điều mà các bậc cha mẹ cần phải nắm vững. 

I. Chàm sữa là gì?

Chàm sữa hay còn được gọi là lác sữa, là tình trạng tổn thương da liễu mãn tính và hay tái phát, vô cùng phổ biến ở trẻ em. Trẻ bị chàm sữa thường xuất hiện rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ ngoài da, khiến da khô, ngứa, đóng vảy. 

Trong số trẻ em bị chàm sữa, 90% có dấu hiệu trong vòng 5 năm sau sinh, đặc biệt trong vòng 3 – 6 tháng đầu và biến mất khi trẻ lên 2 – 4 tuổi. Nếu bệnh vẫn chưa khỏi, khả năng cao chàm sữa vẫn sẽ tiếp diễn và chuyển thành dạng chàm thể tạng nặng hơn. 

II. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ

1. Do di truyền

Cha mẹ bị dị ứng, hen suyễn, chàm cơ địa hay các bệnh da liễu liên quan như mề đay, vảy nến,… có nhiều khả năng sinh ra bé nhỏ bị chàm sữa. Trong nhiều báo cáo, đột biến mất chức năng trong FLG – gen mã hóa profilaggrin và filaggrin – dẫn đến da khô và có vảy, được cho là căn nguyên gây bệnh. 

Filaggrin nằm trong tuyến phòng thủ của da, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các chất ngoại lai có thể dẫn tới các phản ứng miễn dịch không bình thường. Mất profilaggrin hoặc filaggrin khiến lớp sừng kém hình thành, cũng dễ bị mất nước. 

Các nghiên cứu di truyền ở người gần đây thể hiện rõ, sự xáo trộn chức năng hàng rào bảo vệ da là kết quả của việc giảm hoặc mất hoàn toàn biểu hiện filaggrin, khiến sự dịch chuyển chất gây dị ứng qua da được tăng cường.  

2. Cơ địa dị ứng

Viêm da dị ứng thường xảy ra ở những bé có ‘khuynh hướng dị ứng’. Điều này nghĩa là, cơ thể bé có nguy cơ phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các dị nguyên cả trong và ngoài cơ thể như thức ăn, hóa chất, bụi bẩn, lông động vật, thời tiết,…

Mồ hôi, nhiệt độ, quần áo thô ráp và một số thành phần trong sữa tắm, xà phòng, kem bôi da cũng được cho là những tác nhân kích thích chàm sữa xảy ra. Lưu ý, bé cũng có thể bị dị ứng với những nguồn protein lạ xuất hiện trong sữa, do mẹ nạp vào những món ăn giàu đạm, đồ tanh, các loại hải sản,…

III. Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm sữa

  • Ngứa, da có vảy, sần sùi, bong tróc, sưng tấy đỏ là những triệu chứng điển hình của chàm sữa. Nếu bệnh tiến triển, vùng da bị bệnh có thể dày lên và cứng lại. Các biểu hiện của lác sữa có một chút thay đổi trên các bộ phận cơ thể khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.
  • Lúc đầu, trên da thường xuất hiện các các vùng mẩn đỏ, ban hồng hoặc mụn nước nhỏ li ti. Ngứa dữ dội là biểu hiện đặc trưng của chàm sữa, với tỷ lệ ước tính hơn 85%.
  • Bé thường có động tác gãi hoặc cọ xát vào chăn gối, làm nứt vỡ mụn nước, chảy dịch, đóng vảy lại. Da trở nên khô ráp, thô sần, đổi màu và xảy ra hiện tượng liken hóa –  tình trạng da dày lên, nổi cộm, sờ cứng và có màu thẫm đen. 

Có thể bạn chưa biết: [ Bật mí ] Hướng dẫn mẹ phân biệt chàm sữa và mụn sữa ở trẻ

IV. Cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị chàm sữa

1. Chế độ dinh dưỡng

Theo tạp chí Nutrients, trẻ được sử dụng sữa mẹ đầy đủ có khả năng phòng ngừa chàm sữa, cũng như các bệnh lý dị ứng như viêm da cơ địa, hen suyễn,… tốt hơn. Nuôi con bằng sữa mẹ làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột của trẻ và tác động đến sự phát triển của miễn dịch trong tương lai. Ngoài IgA, có bốn loại globulin miễn dịch khác trong sữa mẹ. Chúng là IgE, IgG, IgM và IgD. Sữa non, chỉ sản xuất trong vòng 72h sau khi sinh, có hàm lượng globulin miễn dịch rất cao, đặc biệt là IgA. Các yếu tố này không chỉ chống lại nhiều tình trạng bệnh lý, nhiễm trùng, mà còn bảo vệ bé chống lại các bệnh dị ứng như chàm sữa, ho hen, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh có tiền sử gia đình bị dị ứng.

Bên cạnh đó, các bác sĩ nhi khoa đưa ra lời khuyên rằng, không nên cho trẻ bị chàm dùng một số thực phẩm như trứng, đậu phộng, hải sản, chocolate, lúa mạch,… vì nguy cơ kích hoạt các phản ứng miễn dịch, gây viêm nặng hơn. 

Một số thực phẩm mẹ nên bổ sung cho bé là:

  • Cá: Một nguồn acid béo omega-3 tự nhiên, kháng lại các chứng viêm trong cơ thể. Ví dụ về các loại cá giàu omega-3 bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích,…
  • Thực phẩm giàu lợi khuẩn: Probiotic, hay lợi khuẩn, là những vi khuẩn thúc đẩy sức khỏe đường ruột và hạn chế viêm nhiễm. Thực phẩm chứa probiotic dùng cho trẻ nổi bật nhất là sữa chua và các loại phomai. 
  • Thực phẩm giàu chất flavonoid chống viêm: Táo, bông cải xanh, quả cherry, rau chân vịt, cải xoăn, quả việt quất,…

=>> Xem thêm: Trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để bé mau khỏi?

2. Dùng sản phẩm dưỡng da chuyên biệt cho bệnh chàm sữa 

Hiện nay, sản phẩm kem bôi chuyên biệt cho vấn đề chàm sữa ở trẻ được các mẹ tin tưởng nhất có thể kể đến là Kutieskin. Kem chàm sữa và kem dưỡng ẩm của Kutieskin có thành phần thiên nhiên, nguyên liệu nhập khẩu châu Âu đảm bảo về chất lượng, đạt chứng nhận COSMOS Ecocept – an toàn, lành tính cho da trẻ sơ sinh. Một số thành phần giúp nuôi dưỡng da mềm mại và kháng viêm tốt trong Kutieskin có thể kể đến là:

  • Yến mạch: Giàu lipid, protein, các vitamin và khoáng chất, yến mạch phục hồi chức năng của lớp hàng rào biểu bì ngoài da, dưỡng ẩm, giảm kích ứng và cân bằng pH trên bề mặt niêm mạc. 
  • Bơ hạt mỡ: Trong bơ hạt mỡ có hàm lượng chất béo tốt và vitamin cực cao, mang đến tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm tuyệt hảo. Trên các vùng da bị viêm sưng, bơ hạt mỡ giảm thiểu tình trạng ửng đỏ và tăng cường tái tạo tế bào. 
  • Dầu hạnh nhân: Từ xa xưa, dầu hạnh nhân đã được ứng dụng trong các bệnh chàm và vảy nến. Vitamin E, acid béo cùng các vi chất như kali, kẽm kết hợp với nhau, vừa chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả, đồng thời dưỡng ẩm dịu nhẹ cho da. 

Tìm nhà thuốc bán Kutieskin gần bạn nhất TẠI ĐÂY

Hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Kutieskin tại nhà

Sử dụng cả bộ đôi sản phẩm Kutieskin được đánh gia cho hiệu quả dịu các vết mẩn đỏ, viêm sưng nhanh, da mềm mịn, hạn chế bong tróc, nứt nẻ trên da và rất nhanh phục hồi lên da mới. Kutieskin đặc biệt nói không với Corticoid và Paraben, phù hợp với cả những làn da nhạy cảm nhất, trẻ sơ sinh từ 5 ngày tuổi đã có thể sử dụng. Sản phẩm hiện được phân phối rộng rãi tại các nhà thuốc và cửa hàng mẹ & bé lớn trên toàn quốc như Long Châu, Pharmacity, An Khang hay Con cưng, Kidsplaza, Bibomart.

3. Chú ý vệ sinh cho bé bị chàm sữa

Chàm sữa gây ra các khiếm khuyết trong lớp sừng hoặc hàng rào bảo vệ da, khiến hơi nước bay hơi và da trở nên khô ráp, tróc vảy. Lớp bảo vệ bị tổn thương cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, khói bụi,… xâm nhập và gây hại.

 

Thứ tự các bước vệ sinh, dưỡng ẩm được khuyến cáo bởi Hiệp hội Eczema Quốc gia Hoa Kỳ (National Eczema Association) gồm các bước sau:

Bước 1: Tắm cho trẻ bằng nước ấm (khoảng 37 độ C) trong thời gian ngắn (5 – 10 phút) ít nhất 1 lần/ngày. Tránh chà xát da bằng các loại vật liệu thô như bông tắm hay xơ mướp. 

Lưu ý: Lựa chọn những loại tắm gội dịu nhẹ, có bổ sung các thành phần thảo dược hoặc tinh dầu dưỡng ẩm càng tốt. Không nên dùng các loại xà phòng tẩy rửa mạnh, sẽ làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé. Tham khảo: Nước tắm gội thảo dược cho bé.

Bước 2: Khi tắm xong, vỗ nhẹ bằng khăn bông mềm để thấm bớt nước.

Bước 3: Cho bé mặc quần áo làm bằng các chất liệu thoáng khí, thấm mồ hôi như vải cotton, không có các chi tiết cứng, bó chặt vào da. Mẹ cũng nên cho bé đeo thêm bao tay để tránh bé gãi hoặc cọ xát vào da làm da trầy xước và tổn thương.

Bước 4: Tiếp theo, thoa dưỡng ẩm cho trẻ nhỏ trên những vùng da bị ảnh hưởng. Cố gắng thực hiện trong vòng 3 phút sau tắm để hạn chế lượng ẩm bị mất trên da. Để nguyên lớp kem trong vài phút cho hoạt chất thẩm thấu hoàn toàn. 

Ngoài vấn đề vệ sinh cá nhân, ba mẹ nên chú ý thêm về môi trường xung quanh bé như chăn đệm, quần áo em bé hay thậm chí là nhiệt độ và độ ẩm trong phòng. Bé nên được hạn chế tối đa tiếp xúc với các dị nguyên như bụi bẩn, nấm mốc, lông động vật,… để phòng ngừa chàm sữa.

Nhiệt độ phòng tốt nhất là từ 26 – 28 độ C. Đây được cho là mức nhiệt vừa phải cho trẻ nhỏ, không quá lạnh khiến bé bị cảm, cũng không quá nóng làm trẻ dễ ra mồ hôi. Tránh thay đổi quá đột ngột và để quạt gió chĩa thẳng vào bé.

Mong rằng bài viết đã giúp bạn nắm được thông tin đầy đủ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và hướng dẫn chăm sóc đúng cách cho trẻ nhỏ bị chàm sữa. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy comment bên dưới bài đăng để chúng tôi kịp thời giải đáp.

Liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để được tư vấn về các vấn đề da liễu ở trẻ em và đừng quên truy cập website https://kutieskin.vn thường xuyên nếu không muốn bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Nguồn: https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Huyền

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin