Trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì, nên ăn gì để bé mau khỏi?
Tác giả
Tham vấn y khoa
Thời gian đăng
Thời gian cập nhật
Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, là bệnh về da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chàm sữa khởi phát sớm, có xu hướng thuyên giảm khi hệ thống miễn dịch hoàn thiện. Khi trẻ bị chàm sữa, chế độ ăn uống của mẹ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ giúp trẻ có thêm năng lượng để chống lại bệnh, ngược lại sẽ là nguyên nhân khiến bệnh tái phát nhiều lần. Vậy, trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Đáp án chi tiết và chính xác sẽ được Kutieskin bật mí trong bài viết sau.
I. Trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?
Chàm sữa nặng xuất hiện khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, quấy khóc, bỏ bú, biếng ăn và ngủ không ngon giấc. Có một số loại thực phẩm khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, do đó, khi trẻ bị chàm sữa và đang bú, mẹ cần tìm hiểu về những loại thực phẩm nên kiêng.
1. Thực phẩm có nhiều chất tanh
Thực phẩm có nhiều chất tanh là đáp án đầu tiên của câu hỏi “Trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?”. Khả năng gây kích ứng và dị ứng ở nhóm thực phẩm này rất cao, bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ.
Những phân tử Protein kích thước nhỏ trong những thực phẩm này là nguyên nhân chính gây dị ứng. Khi mẹ dung nạp thực phẩm có nhiều chất tanh, dưỡng chất trong sữa mẹ sẽ truyền sang cơ thể trẻ và gây dị ứng. Vì vậy, khi trẻ bị chàm sữa, mẹ nên tránh xa thực phẩm có nhiều chất tanh như tôm, cua, ốc, cá,…
2. Thực phẩm giàu chất béo
Thịt mỡ, lòng đỏ trứng gà, món chiên rán,…có hàm lượng mỡ và Cholesterol cao. Nếu trẻ bị chàm sữa và đang bú mà mẹ ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng (ngứa ngáy dữ dội tại nốt chàm sữa cũ, lâu khỏi, xuất hiện thêm những nốt chàm mới).
Nội tạng động vật cũng có hàm lượng Cholesterol và chất béo cao. Đặc biệt, nội tạng không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến những phản ứng miễn dịch của cơ thể, phóng thích Histamin và dẫn đến kích ứng, dị ứng.
3. Thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng vừa gây hại cho dạ dày vừa làm cho cơ thể mẹ bị nóng. Khi mẹ dung nạp thường xuyên, thông qua nguồn sữa sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh chàm sữa nặng nề hơn. Thực phẩm cay nóng mà mẹ nên tránh bao gồm: kim chi, mì cay, gia vị (ớt, tiêu, mù tạt), trái cây,…
4. Thực phẩm có hàm lượng đạm cao
Thông thường, hàm lượng đạm sẽ được dạ dày tiêu hóa và biến đổi thành các acid amin trước khi đưa vào trong máu. Thế nhưng, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, còn non yếu, quá trình biến đổi thành acid amin kém, cơ thể trẻ phải hấp thu chuỗi peptit và tình trạng chàm sữa trầm trọng hơn. Thịt bò là một trong những thực phẩm có hàm lượng đạm cao mà mẹ nên kiêng khi trẻ bị chàm sữa.
5. Sữa và chế phẩm từ sữa
Phản ứng viêm dễ bị kích hoạt ở những người thường xuyên sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa. Đặc biệt, khi trẻ bị chàm sữa, nếu mẹ dung nạp quá nhiều nhóm thực phẩm này sẽ làm cho vùng da bị tổn thương bị viêm nhiễm, mưng mủ. Cho nên, trong quá trình điều trị chàm sữa cho trẻ, mẹ nên kiêng ăn sữa bò, váng sữa, phô mai,…
6. Thực phẩm có nhiều chất bảo quản
Thêm một gợi ý cho câu hỏi “Trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?” đó chính là thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản. Bởi vì, nhóm thực phẩm này dễ gây dị ứng và tạo áp lực cho hệ tiêu hóa. Giăm bông, thịt nguội, xúc xích, thạch, mì tôm,… là những thực phẩm mẹ mẹ nên tránh nếu con đang bị chàm sữa.
II. Trẻ bị chàm sữa mẹ nên ăn gì?
Như vậy là bạn đã biết trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì. Để thúc đẩy quá trình tự lành của vết chàm sữa, mẹ cũng nên chú ý bổ sung thực phẩm giàu Omega – 3, Omega – 6, vitamin,…
1. Thực phẩm giàu Omega – 3
Cá thu, cá hồi, cá mòi, cá trích, hàu, trứng cá, đậu lăng,… là những thực phẩm mẹ nên bổ sung vào thực đơn nếu con bị chàm sữa. Những loại này giúp tăng ARA, Omega để chống lại dị ứng và tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, những loại thực phẩm đó còn có tác dụng cân bằng chất béo trong cơ thể, giúp hệ thống miễn dịch của mẹ và trẻ ổn định và có thể chống lại nhiều bệnh lý thông thường.
2. Thực phẩm giàu vitamin
Trẻ bị chàm sữa mẹ nhất định không nên bỏ qua nhóm thực phẩm giàu vitamin. Vitamin C (ổi, táo, cam, quýt, dâu tây,…) có khả năng kháng viêm, ngăn ngừa sản sinh thụ thể Histamin và giảm triệu chứng dị ứng. Thực phẩm giàu vitamin C còn giúp tăng sức đề kháng cho mẹ và trẻ. Vitamin E (hạnh nhân, bơ, đu đủ, rau cải xanh, củ cải, súp lơ,…) giúp giảm ngứa, cấp ẩm, làm mềm da.
3. Tỏi
Theo Đông y, tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên. Chất Allicin trong tỏi có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng, giảm ngứa, chống oxy hóa, phòng ngừa dị ứng và tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, để tình trạng bệnh được cải thiện, mẹ nên bổ sung tỏi vào các món ăn hoặc nước chấm.
Bài viết đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi: “Trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?”. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc bình luận bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Thường xuyên ghé thăm kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc và các vấn đề về da ở trẻ em.
Xem thêm :
Nguồn : https://kutieskin.vn/