[ Hỏi – Đáp ] Trẻ bị mẩn ngứa ở bụng có nguy hiểm hay không ?
Tác giả
Tham vấn y khoa
Thời gian đăng
Thời gian cập nhật
Trẻ bị mẩn ngứa ở bụng có nguy hiểm không? Nguyên nhân trẻ bị mẩn ngứa ở bụng? Điều trị, phòng ngừa mẩn ngứa ở bụng cho trẻ bằng cách nào? Đáp án chính xác và chi tiết sẽ được Kutieskin bật mí trong bài viết dưới đây.
I. Trẻ bị mẩn ngứa ở bụng có nguy hiểm không?
Trẻ bị mẩn ngứa ở bụng có nguy hiểm không? Đáp án của câu hỏi này là không. Theo chuyên gia da liễu, trẻ bị mẩn ngứa ở lưng và bụng khá phổ biến. Nếu nốt mẩn ngứa thông thường, không kèm triệu chứng khác thì có thể tự biến mất sau một thời gian ngắn mà không cần áp dụng biện pháp điều trị nào.
Tuy nhiên, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu thấy những triệu chứng sau:
- Mẩn ngứa lây lan sang các vùng da khác như mặt, lưng, tay, chân
- Xuất hiện mủ trắng li ti trên bề mặt da
- Cơn ngứa ngáy dữ dội khiến trẻ quấy khóc, mất ngủ, biếng ăn
II. Nguyên nhân trẻ bị mẩn ngứa ở bụng?
Mẩn ngứa là một dạng tổn thương da, xuất hiện khi bị kích ứng và gây ngứa ngáy, đau rát cho trẻ. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là:
- Dị ứng thời tiết: Nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, sổ mũi, đau họng, sốt nhẹ.
- Tiếp xúc với dị nguyên: Phấn hoa, lông động vật, khói bụi, hóa chất,…
- Rôm sảy: Nổi mẩn đỏ li ti, da khô và ngứa nhẹ.
- Viêm da: Vi khuẩn tấn công khiến da bị viêm nhiễm, mẩn đỏ (thường xuất hiện ở bụng và lưng).
- Sốt phát ban: Trẻ bị sốt phát ban thường xuất hiện mẩn đỏ ở lưng, bụng hoặc toàn thân. Hiện tượng này sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày.
- Muỗi đốt, côn trùng cắn: Trẻ bị mẩn ngứa ở bụng cũng có thể do muỗi hoặc côn trùng cắn.
- Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, còn yếu nên nhạy cảm với những tác động từ môi trường, thời tiết và một số yếu tố khác.
- Vệ sinh da không sạch sẽ: Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus tấn công làn da nhạy cảm của trẻ. Trên da sẽ xuất hiện những nốt hồng/đỏ và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
III. Trẻ bị mẩn ngứa ở bụng phải làm sao?
Trẻ bị mẩn ngứa ở bụng thường khó chịu, ngủ không ngon giấc, lười bú, biếng ăn, điều đó khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Dưới đây là những biện pháp thường được áp dụng để khắc phục tình trạng này.
1. Tây y
Thuốc tây được chỉ định khi trẻ bị mẩn ngứa mức độ nặng. Tuy nhiên, khi cho trẻ sử dụng thuốc, cha mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn chỉ bác sĩ chuyên khoa.
Những loại thuốc được dùng khi trẻ bị mẩn ngứa ở bụng là:
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc chống viêm corticoid (uống hoặc tiêm)
- Thuốc kháng Histamin H1,…
2. Kem bôi dịu da
Khi trẻ bị mẩn ngứa ở bụng cha mẹ nên cho trẻ sử dụng kem bôi dịu da và dưỡng ẩm. Tuy nhiên, lựa chọn được sản phẩm an toàn, phù hợp với làn da của trẻ không phải đơn giản. Hiện nay, các mẹ đang chia sẻ rầm rộ về một loại kem có khả năng làm dịu mẩn ngứa hiệu quả – Kutieskin.
Kutieskin có thành phần là nguyên liệu thiên nhiên, nhập khẩu châu Âu như bơ hạt mỡ ( shea butter ), dầu hạnh nhân, tinh chất nghệ trắng Nano Curcumin, chiết xuất cam thảo, thông đỏ, yến mạch, vitamin B5, phức hệ Aquaxyl. Sản phẩm giúp làm dịu sưng đỏ, giảm ngứa, ngăn ngừa hình thành lớp vảy trên, cải thiện tình trạng bong tróc, phục hồi vùng da bị tổn thương, dưỡng ẩm và làm mềm da.
Đặc biệt, Kutieskin không chứa corticoid, paraben hay chất bảo quản gây hại cho da. Công nghệ Aminovector dạng lỏng (Pháp), có khả năng kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả. Kutieskin được sản xuất tại nhà máy của Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm CVI.
3. Phương pháp dân gian
Nếu trẻ bị mẩn ngứa ở bụng mức độ nhẹ, cha mẹ không nên bỏ qua nguyên liệu thiên nhiên như mướp đắng, lá trầu không, nha đam,… Đây là những nguyên liệu dễ kiếm, tiết kiệm chi phí, cách thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, vì làn da của trẻ khá nhạy cảm, cho nên, khi sử dụng bất cứ nguyên liệu nào cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.
3.1. Mướp đắng
Mướp đắng/khổ qua thường được dùng để điều trị bệnh da liễu. Theo nghiên cứu, loại quả này chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp giảm ngứa, phục hồi tổn thương da nhanh chóng. Lượng nước trong mướp đắng dồi dào, có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bong tróc và cấp ẩm cho da.
Bước 1: Chuẩn bị 1/2 quả mướp đắng, bỏ ruột và rửa sạch
Bước 2: Đem mướp đắng xay nhuyễn/giã nát
Bước 3: Rửa sạch vùng da bị mẩn ngứa
Bước 4: Đắp mướp đắng đã giã nát/xay nhuyễn
Bước 5: Đợi khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước ấm
3.2. Lá trầu không
Trong lá trầu không chứa hoạt chất Phenol có khả năng chống viêm, làm lành tổn thương da nhanh chóng. Đặc biệt, lá trầu còn chứa tinh dầu và các nguyên tố vi lượng, có khả năng kháng nấm và vi khuẩn gây bệnh cho da hiệu quả.
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm nhỏ lá trầu không, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng
Bước 2: Vớt lá trầu không ra, cho vào nồi nước sạch, bắc lên bếp, đun sôi
Bước 3: Hòa nước lá trầu không sao cho đủ ấm rồi tắm cho trẻ, lau lại bằng khăn mềm, thực hiện đều đặn 3 – 4 lần/tuần
3.3. Nha đam
Nha đam/lô hội là loài cây thân thảo, lá mọc sát nhau từ gốc và có màu xanh lục. Theo nghiên cứu, nha đam có đặc tính kháng khuẩn và làm dịu vết thương nhanh chóng. Bên cạnh đó, trong nha đam còn có một số dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa, dưỡng ẩm và làm mềm da.
Bước 1: Chuẩn bị 2 lá nha đam và một ít đường phèn
Bước 2: Nha đam đem rửa sạch, lấy phần gel, cho vào nồi nước sạch
Bước 3: Cho nồi nước nha đam lên bếp, đun sôi, cho thêm ít đường phèn
Bước 4: Đợi nước ấm và tắm cho trẻ
Bước 5: Lau khô bằng khăn mềm
IV. Phòng tránh mẩn ngứa ở bụng cho trẻ bằng cách nào?
Để phòng tránh mẩn ngứa ở bụng cho trẻ, cha mẹ nên:
- Bổ sung thực phẩm có tính mát, giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường miễn dịch và có lợi cho làn da. Tránh xa thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, dễ gây dị ứng.
- Bổ sung đủ lượng nước lọc mỗi ngày, không cho trẻ uống nước ngọt có ga, cồn, cafein,…
- Cắt móng tay để trẻ không gãi lên vùng da bị tổn thương và khiến tình trạng mẩn ngứa ở bụng trở nên nghiêm trọng.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, ưu tiên chất liệu cotton, tơ tằm,..
- Tắm rửa đều đặn cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm, tránh chà sát mạnh lên da, tắm xong dùng khăn mềm lau khô.
- Khi thời tiết chuyển lạnh, cha mẹ chú ý giữ ấm cơ thể và dưỡng ẩm cho làn da nhạy cảm của trẻ. Ưu tiên sản phẩm có thành phần là dược liệu an toàn, không corticoid, paraben hay chất bảo quản gây hại cho da.
- Cách ly trẻ khỏi những yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, lông vật nuôi, khói bụi, mỹ phẩm,…
Hy vọng, những thông tin về trẻ bị mẩn ngứa ở bụng mà Kutieskin chia sẻ trên đây thực sự hữu ích với các bậc phụ huynh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc bình luận bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Thường xuyên ghé thăm website kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc và các bệnh về da ở trẻ.
Xem thêm :
Nguồn : https://kutieskin.vn/