Skip to main content

[ Giải Đáp ] Trẻ bị mẩn ngứa ở chân tay cảnh báo bệnh gì ?

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

11/12/2020

Thời gian cập nhật

16/09/2022

Mẩn ngứa là tình trạng thường gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nhưng khi trẻ bị mẩn ngứa ở chân tay, đây có thể là triệu chứng báo hiệu một số căn bệnh nguy hiểm mà cha mẹ không thể lơ là. Bé bị mẩn ngứa ở chân tay vì căn nguyên nào, hãy cùng tìm hiểu. 

I. Trẻ bị mẩn ngứa ở chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân gây nên mẩn ngứa trên tay, chân trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ đừng quá lo lắng, các tình trạng này có thể được kiểm soát nếu áp dụng các cách thức trị liệu đúng đắn. 

1. Chàm sữa (lác sữa)

Khoảng 20% trẻ nhỏ xuất hiện chàm, còn gọi là eczema. Chàm đặc trưng bởi vùng da khô, nứt nẻ, dần trở thành một đám mẩn đỏ lớn. 

Nguyên nhân gây ra chàm chưa thực sự được làm rõ. Nhiều nhà khoa học cho rằng, khiếm khuyết trong một loại protein gọi là filaggrin là lí do khiến trẻ dễ mắc chàm. Khi thiếu filaggrin, nước dễ dàng bay hơi khỏi da, dẫn đến tình trạng khô ráp, bong tróc, tạo điều kiện cho chất kích ứng bên ngoài xâm nhập và gây hại trên da. 

chàm da

Các tác nhân phổ biến bao gồm thời tiết, hóa chất tẩy rửa, khói bụi, phấn hoa, lông vật nuôi,… Chàm thường khởi phát ở độ tuổi sơ sinh, với hơn một nửa số bệnh nhân phát triển các triệu chứng trong năm đầu tiên của cuộc đời. 

Biểu hiện 

Chàm tạo ra các mảng da khô màu hồng đỏ, có khả năng đóng vảy và chảy nước. Các mảng chàm cũng cực kỳ ngứa ngáy, khó chịu. 

Vị trí xuất hiện

Mặc dù nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, vị trí phổ biến nhất của bệnh chàm là sau đầu gối. Ngoài trẻ bị mẩn ngứa ở chân, các vùng nếp gấp tại cánh tay hoặc trên mặt, trán cũng là nơi chàm thường có mặt. Tuy nhiên, với bệnh chàm sữa, vị trí ban đầu chàm xuất hiện thường là vùng hai má. 

2. Bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus coxsackie là thủ phạm, gây nên những vết ban phát, bọng nước đặc trưng. Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm bệnh nhất vào mùa xuân hè.

Trẻ bị mẩn ngứa ở chân tay: Bệnh chân tay miệng

Biểu hiện 

Bệnh tay chân miệng khởi đầu với các biểu hiện sốt, uể oải, biếng ăn. Vài ngày sau, trẻ xuất hiện vết loét miệng và nốt phát ban, rộp nước sưng ngứa, vùng da xung quanh bị viêm và có màu hồng đỏ. Đến giai đoạn này, trẻ còn thường xuyên bị tiêu chảy. 

Vị trí xuất hiện

Bệnh chân tay miệng được đặt tên dựa trên những vị trí mà các triệu chứng hay bùng phát, chính là tại chân, tay và miệng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể quan sát thấy các tổn thương trên bàn tay, cẳng chân, mông và trong khoang miệng.

3. Rôm sảy

Rôm sảy là từ ngữ dân gian chỉ chứng viêm da, xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi tuyến mồ hôi phát triển chưa hoàn thiện hoặc bị tắc nghẽn. Rôm sảy cực kỳ phổ biến ở Việt Nam, nhất là trong mùa hè nắng nóng oi bức. 

Rôm sảy

Biểu hiện

Các nốt sần nhỏ li ti màu hồng hoặc đỏ, đôi khi trông giống như mụn nước nhỏ trên da. Đầu mụn nhỏ như đinh ghim, nổi thành vùng, mảng, chứa dịch hoặc trong trường hợp nặng là mủ. 

Vị trí xuất hiện

Mẹ hay thấy rôm mọc ở những khu vực ướt đẫm mồ hôi, chẳng hạn như nếp gấp của đùi, bẹn,… Các địa điểm khác rôm có thể “đổ bộ” gồm cổ, ngực, lưng, bụng hoặc rải rác toàn thân.  

4. Thủy đậu

Vi rút varicella-zoster chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu, hay còn gọi là đậu mùa. Bệnh gây nên tình trạng phát ban ngứa với các mụn nước nhỏ, chứa đầy dịch. Bệnh thủy đậu rất dễ lây cho những bé chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thủy đậu.

Bệnh thủy đậu

Biểu hiện

Vùng mụn nước do thủy đậu xuất hiện tầm 10 – 21 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với virus, thường kéo dài khoảng 5 đến 10 ngày.

Khi phát ban thủy đậu bùng phát sẽ trải qua ba giai đoạn:

  • Nổi lên các sẩn nhỏ màu hồng hoặc đỏ, kéo dài vài ngày. 
  • Các nốt sẩn dần trở thành mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng, sau đó vỡ và rỉ dịch ra
  • Khu vực phát ban đóng vảy, bao phủ lên mụn nước bị vỡ. 

Quá trình hình thành các vết phát ban đặc trưng của thủy đậu sẽ nối tiếp nhau trong vài ngày.

Vị trí xuất hiện

Nốt mẩn ban đầu xuất hiện trên ngực, lưng và mặt, sau đó lan ra toàn bộ cơ thể, bao gồm cả trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay. 

5. Tổ đỉa

Còn được gọi là bệnh chàm bội nhiễm, là một tình trạng trẻ bị nổi mụn nước ngứa. Các nốt mẩn thường kéo dài trong khoảng 2 – 4 tuần, có khả năng liên quan đến dị ứng theo mùa.  

tổ đỉa

Biểu hiện

Rìa ngón tay, ngón chân, hoặc vùng gan bàn tay, bàn chân là nơi mụn nước trú ngụ. Các nốt sẩn rất ngứa và khiến da trẻ bị bong tróc, nứt hoặc đau nhói khi chạm vào. 

Vị trí xuất hiện

Trẻ bị mẩn ngứa ở gan bàn chân, ngón chân hoặc bàn tay. Các nốt tổ đỉa sưng rát và rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày của bé. 

8. Nguyên nhân khác

Bên cạnh các bệnh lý trên, bé bị mẩn ngứa ở chân hoặc tay còn có khả năng do một số căn nguyên khác gây ra, bao gồm:

  • Dị ứng thời tiết, thực phẩm, thuốc,…
  • Viêm da tiếp xúc do xà phòng, hóa chất, bụi bẩn,…
  • Côn trùng đốt.
  • Vệ sinh thân thể kém, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi gây hại. 
  • Trẻ bú mẹ bị dị ứng với các chất có trong sữa (do mẹ nạp vào cơ thể rồi bài tiết qua đường sữa). 

II. Làm sao xử lý tình trạng trẻ bị mẩn ngứa ở chân tay?

Để giúp bé hết ngứa ngáy, sưng đỏ ở chân, tay, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là xác định được căn nguyên gây nên tình trạng này. Cha mẹ có thể cho bé đi khám bác sĩ, nếu các triệu chứng lâm sàng tiến triển nặng hoặc khiến bé cực kỳ mệt mỏi, khó chịu. 

Ngoài ra, để giảm mẩn ngứa ở chân tay, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số cách thức phổ biến dưới đây. 

1. Mẹo dân gian

Mẹ có thể lau, tắm cho trẻ bằng một số loại thảo dược chuyên dùng để trị mẩn ngứa, mụn nhọt như lá trà xanh, kinh giới, cỏ mần trầu, lá dâu tằm,…

lá khế

Phương pháp chung là mẹ lấy một lượng vừa phải dược liệu, rửa sạch, ngâm qua muối loãng loại bụi bẩn, rồi cho vào nồi nước đun sôi, chắt dịch cốt pha tắm và lau người cho trẻ. 

Với phương pháp dân gian, cha mẹ nên thực hiện 1 lần/ngày, tiến hành đều đặn khoảng vài ngày liên tiếp sẽ thu được hiệu quả tích cực. 

2. Kem bôi dịu da, mẩn ngứa

Hiện nay, có rất nhiều các sản phẩm kem bôi cho em bé có tác dụng giảm mẩn ngứa, mụn nhọt. Các loại kem này chủ yếu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu và tăng cường phục hồi tế bào da, giúp bé cảm thấy đỡ ngứa ngáy và dễ chịu hơn.

Gợi ý, mẹ nên lựa chọn loại kem bôi dành riêng cho trẻ nhỏ, chứa các hoạt chất lành tính, an toàn, có tác dụng hỗ trợ giảm sưng đỏ mẩn ngứa hữu hiệu như tinh chất yến mạch, cam thảo, dầu hạnh nhân,…

 

THÔNG TIN KEM MẨN NGỨA – HĂM KUTIESKIN

  • Chiết xuất Yến mạch, Bơ Shea Đức
  • Giảm ngứa nhanh, dịu mẩn đỏ, lành vết trầy xước, mờ vết thâm sẹo
  • Giá: 96.000đ/tuýp 30gr

Sử dụng với đối tượng Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp các vấn đề tổn thương trên da:

  • Muỗi đốt, côn trùng cắn
  • Rôm sảy, mẩn ngứa
  • Hăm tã, hăm da
  • Vết trầy xước da

 

                     

3. Thuốc Tây

Nếu mẩn ngứa nặng, hoặc là triệu chứng của những chứng bệnh nguy hiểm khác, bố mẹ nên đưa trẻ đến khám tại những bệnh viện uy tín. Bác sĩ có thể kê cho bé thuốc để tiêu diệt căn nguyên bệnh hoặc kiểm soát triệu chứng, tùy thuộc từng bệnh cụ thể. Một số thuốc bôi có thể được chỉ định cho bé là kem steroid tại chỗ hoặc nhóm kháng histamin. 

Thuốc tây trị mẩn ngứa cho bé

Mong rằng bài viết trên đã giúp cha mẹ nắm được các kiến thức liên quan khi trẻ bị mẩn ngứa ở chân tay và phương hướng xử lý hiệu quả. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm :

Trẻ bị mẩn ngứa ở cổ ? Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Trẻ bị mẩn ngứa bôi thuốc gì? Các lưu ý cha mẹ cần nắm được

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin