Skip to main content

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm phải xứ trí như thế nào ?

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

10/12/2020

Thời gian cập nhật

06/12/2022

Trẻ nhỏ sở hữu làn da vô cùng nhạy cảm, mỏng manh và dễ bị tổn thương. Chỉ cần một tác động từ bên trong cơ thể hoặc môi trường bên ngoài cũng có khả năng dẫn đến tình trạng viêm sưng, mẩn đỏ thể hiện ngoài da.

Tuy không quá nguy hại cho sức khỏe, mẩn ngứa buổi đêm vẫn làm cha mẹ vô cùng lo lắng. Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm phải làm sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới nhé. 

I. Phải làm gì khi bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm?

Vào đêm, tình trạng ngứa ngáy làm bé bứt rứt, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Lúc này, mẹ nên lựa chọn các cách thức làm dịu da, giảm ngứa nhanh để giúp bé thoát khỏi cảm giác khó chịu, cho bé ngủ yên giấc. 

1. Ứng dụng thảo dược thiên nhiên

Một số phụ huynh lại tin tưởng lựa chọn các loại thảo dược khi bé bị mẩn ngứa về đêm. Hiệu quả thu được khả quan, nguyên liệu dễ kiếm và rẻ tiền nên phương pháp này được nhiều cha mẹ ứng dụng. 

Các loại lá hay được dùng cho trẻ bị mẩn ngứa có thể kể đến:

1.1 Lá khế

Một trong những loại dược liệu được dùng để trị các bệnh da liễu cho trẻ em phổ biến nhất. Tính hàn lương, tác dụng tản nhiệt, tiêu viêm, thải độc, lại thân thiện với làn da trẻ em, lá khế giải quyết các tình trạng mẩn ngứa, rôm sảy cực kỳ hiệu quả. Mẹ chỉ cần kiên trì tắm lá khế liên tục 3 – 4 ngày là các vết mẩn đỏ sưng đã giảm đáng kể. 

Lá khế

1.2 Tía tô

Vị cay, tính ấm, tía tô dồi dào các loại tinh dầu, hỗ trợ giải độc, sát khuẩn rất tốt. Tía tô mở rộng các lỗ chân lông, tạo điều kiện cho các chất bã thải đọng lại được thoát ra ngoài, tạo cảm giác thông thoáng, thư thái trên da. Bên cạnh cách nấu nước tắm, mẹ có thể vò nát lá tía tô rồi chấm lên vùng da mẩn ngứa cho con. 

lá tía tô

1.3. Lá dâu tằm

Theo các nghiên cứu hiện đại, lá dâu tằm có thành phần gồm các acid hữu cơ, coumarin, flavonoid và nhiều vi chất hữu ích cho làn da như vitamin C, B,… Tắm lá dâu tằm hỗ trợ thổi bay các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn tấn công và gây bệnh trên da của bé. 

Lá dâu tằm

2. Bôi kem dưỡng dịu da cho bé

Trên thị trường hiện nay, các loại kem bôi dịu da cho bé chủ yếu chứa thành phần từ dưỡng ẩm, làm dịu lành tính như vaselin, paraffin hoặc các loại dầu dưỡng như bơ shea, dầu hạt bơ, dầu hạnh nhân, yến mạch,…

Các thế hệ kem dưỡng mới còn bổ sung thêm các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm, đẩy mạnh quá trình chữa lành và tái tạo da, chẳng hạn như nano bạc, chiết xuất cam thảo, tinh chất nghệ vàng,…

Một trong các sản phẩm dưỡng da, giảm kích ứng đang được các mẹ cực kỳ yêu thích dạo gần đây phải kể đến Kutieskin. Với bảng thành phần hoàn toàn thiên nhiên, chứa các dưỡng chất nuôi dưỡng, làm dịu da hàng đầu như yến mạch, cam thảo, nano nghệ trắng, bơ shea, dầu hạnh nhân,…

Kem dưỡng ẩm Kutieskin

3. Dùng thuốc bôi ngoài da

Với tính trạng mẩn ngứa sưng nặng, lan rộng, mẹ có thể sẽ cần đến những loại thuốc bôi da với dược lực tính mạnh. Những dạng thuốc bôi da hiện nay cho trẻ chủ yếu chứa các nhóm hoạt chất kháng histamin hoặc corticoid, với hiệu quả giảm viêm sưng, ngứa ngáy gần như tức thì. 

Bôi thuốc cho trẻ

Thuốc kháng histamin được chia thành thế hệ 1 và 2, với một số hoạt chất nổi bật được chỉ định cho trẻ nhỏ là cetirizine, loratadin hoặc fexofenadine. Corticoid được chỉ định khi trẻ không đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị khác, thường sử dụng hydrocortisone. 

Tuy nhiên, thuốc hóa dược tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, đặc biệt trên đối tượng trẻ em, như gây buồn ngủ, khô miệng, bào mòn da, giãn mao mạch, rối loạn chức năng tuyến thượng thận,….

Chính vì vậy, cha mẹ không nên tự ý sử dụng các thuốc bôi cho trẻ mà không có sự hướng dẫn của các chuyên viên y tế. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần tuân thủ các nguyên tắc về việc sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời hạn. 

II. Căn nguyên khiến bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn về đêm, cả từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Việc xác định được yếu tố khiến các vết mẩn xuất hiện trên da sẽ giúp cha mẹ tìm được phương hướng điều trị đúng đắn. 

1. Nguyên nhân tự nhiên 

Đối với con người, một số cơ chế sinh lý tự nhiên gây ngứa vào ban đêm. Một số chức năng của da cũng bị điều khiển bởi nhịp sinh học, như vấn đề tăng giảm nhiệt độ, điều tiết độ ẩm và ảnh hướng đến hàng rào bảo vệ ngoài da.

Các chức năng này thay đổi hàng đêm. Ví dụ, vào buổi tối, thân nhiệt tăng lên, đồng thời dòng cũng được vận chuyển nhiều hơn đến các lớp da, làm da ấm hơn. Sự gia nhiệt khiến bé cảm thấy ngứa ngáy. 

Cơ chế sinh lý của trẻ

Cơ thể cũng bài tiết ra một số hợp chất tùy thuộc từng khoảng thời gian trong ngày. Vào ban đêm, cytokine được tiết ra nhiều hơn, khởi động hàng loạt các phản ứng viêm. Trong khi đó, quá trình sản xuất hormone giảm viêm corticosteroid chậm lại. 

Ngoài những yếu tố này, da trẻ mất nước nhiều hơn vào ban đêm. Vậy nên vào buổi tối, đặc biệt trong tiết trời khô hanh, thiếu ẩm, trẻ bị mẩn ngứa về đêm nhiều hơn. 

2. Do bệnh lý

Cùng với nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, một số bệnh lý khác cũng có thể khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa về đêm, hoặc làm tình trạng này tồi tệ hơn vào buổi tối.

  • Bệnh ngoài da: Viêm da cơ địa, vảy nến, nổi mề đay, rôm sảy,… làm xuất hiện các vết mẩn ngứa về đêm trên da. 
  • Dị ứng: Thời tiết, thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm hoặc quần áo, chăn nệm đều có thể là tác nhân khiến bé bị dị ứng và biểu hiện bằng các nốt mẩn đỏ. 
  • Nhiễm trùng: Vi khuẩn, virus là một trong những tác nhân khiến bé bị mẩn ngứa về đêm thường gặp. Khi tấn công, các sinh vật này tiết ra các chất độc, ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan, trong đó có da. 

Các bệnh ngoài da ở trẻ

  • Côn trùng cắn: Kiến ba khoang, ong, bọ chét, rận rệp,… cắn thường gây cảm giác đau nhói, ngứa dữ dội và viêm sưng nặng trên da. 
  • Bệnh gan thận: Khi chức năng gan có vấn đề, sự đào thải chất bã trong cơ thể cũng gặp nhiều trục trặc và hậu quả là dư thừa độc tố, khiến da mẩn đỏ, sưng ngứa. Suy thận cũng khiến cặn bã lắng đọng trong hệ tuần hoàn, khi đi đến da sẽ gây viêm sưng, ngứa ngáy. 
  • Thiếu máu: Trong một số trường hợp thiếu máu ác tính, cơ thể không thể hấp thụ được vitamin B12. Đây là vi chất cực cần thiết cho quá trình cấy thành lớp vỏ cho các sợi thần kinh. Nếu không được hình thành đúng, các xung truyền sẽ bị sai lệch, dẫn đến cảm giác ngứa dai dẳng. Khi bé gãi hoặc chà sát nhiều, dẫn đến trầy xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. 
  • Rối loạn tuyến giáp: Da khô và ngứa là một triệu chứng của suy giáp. Sự thay đổi về kết cấu của da có thể do quá trình trao đổi chất bị chậm lại vì quá ít hormone tuyến giáp được sản sinh, làm giảm tiết mồ hôi. Da không đủ độ ẩm, nhanh chóng trở nên khô và bong tróc, ngứa ngáy, ửng đỏ.

III. Cha mẹ cần lưu ý gì khi bé bị nổi mẩn ngứa về đêm?

Để cải thiện hiệu quả khi trẻ bị nổi mẩn ngứa về đêm, cha mẹ cũng cần chú ý thêm một số vấn đề liên quan sau đây:

  • Tìm hiểu kỹ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẩn ngứa về đêm cho trẻ. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh chứng nghiêm trọng như thiếu máu, rối loạn tuyến giáp, bệnh gan mật,…
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh để đọng lại mồ hôi, bụi bẩn trên da bé. 
  • Không tắm bằng nước quá nóng hoặc tắm quá lâu, sẽ kích ứng vùng da bị mẩn đỏ và ảnh hưởng đến lớp rào bảo vệ ngoài da. 

Bé bị nổi mẩn ngứa về ban đêm

  • Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ ngay sau khi tắm hoặc trước khi ra ngoài. Mẹ nhớ đọc kỹ bảng thành phần các loại kem bôi da để đảm bảo lựa chọn sản phẩm an toàn cho trẻ nhỏ nhé. 
  • Cần phải cẩn trọng khi lựa chọn các loại thảo dược trị mẩn ngứa cho trẻ nhỏ sao cho an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu. Tốt nhất, nên cho trẻ đến khám tại các cơ sở đông y uy tín để nhận được sự tư vấn khoa học, đúng đắn. 
  • Hạn chế cho trẻ dùng các món ăn cay nóng, chiên rán hay nhiều đường tinh luyện vì càng dễ khiến tình trạng viêm sưng tồi tệ hơn. 
  • Bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi vào thực đơn hàng ngày để cung cấp cho trẻ các vitamin, khoáng chất có lợi cho da. 

Hi vọng rằng, qua những thông tin vừa rồi, mẹ đã nắm được các nguyên nhân dẫn đến bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách giải quyết an toàn, hiệu quả. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm : 

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin