Trẻ bị nẻ – Nguyên nhân, cách chữa và phòng ngừa hiệu quả

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

28/11/2020

Thời gian cập nhật

09/12/2022

Mùa đông, da trẻ bị nẻ đỏ ửng, thô ráp và ngứa ngáy. Trường hợp nặng có thể chảy máu nên trẻ thường quấy khóc, ngủ không ngon giấc và có thể sụt cân. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân và 5 cách chữa nẻ cho trẻ tại nhà hiệu quả, an toàn, đơn giản. Thông qua bài viết bạn cũng biết cách phòng tránh trẻ bị nẻ mặt, má, môi vào mùa đông.

I. Nguyên nhân trẻ bị nẻ

Thời tiết khô hanh, đặc điểm cơ thể, di truyền, không uống đủ nước, vệ sinh da sai cách, không dưỡng ẩm, thói quen liếm môi, tắm nước quá nóng,… có thể khiến trẻ bị nẻ. Thông tin chi tiết sẽ được Kutieskin tổng hợp ngay dưới đây.

1. Đặc điểm cơ thể

Da giống như “hàng rào” bảo vệ cơ thể, chống lại tác nhân gây hại từ môi trường cũng như ngăn ngừa cơ thể mất nước. Ở trẻ em, hệ thống sợi collagen non nớt dẫn đến sự đàn hồi da kém.

Thêm nữa, da trẻ chưa có lớp bã nhờn và nhạy cảm hơn so với da người lớn cho nên, khó giữ được ẩm trong thời gian dài, có xu hướng mất nước khi có yếu tố tác động, trở nên sần sùi, nứt nẻ.

=>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nẻ má: Nguyên nhân và cách phòng chống hiệu quả

2. Thời tiết

Thời tiết khô hanh làm cho sự mất nước trong cơ thể trẻ diễn ra nhanh hơn, làn da trở nên khô ráp và nứt nẻ. Thêm nữa, mặc quá nhiều quần áo, quần áo bí bách, không có khả năng thấm hút khiến tình trạng nứt nẻ thêm nặng nề.

Thời tiết khô hanh

3. Không uống đủ nước

Thông thường cơ thể chúng ta sẽ bị mất một lượng nước đáng kể thông qua da. Vào mùa đông, thời tiết lạnh giá, khô hanh, nằm trong phòng điều hòa hay máy sưởi quá lâu khiến da bị mất nước trầm trọng, khô, nứt nẻ đặc biệt là đối tượng trẻ em. Trời càng lạnh thì khả năng mất nước càng cao.

Trẻ không uống đủ nước

Thế nhưng, trẻ em lại ngại uống nước, thường đợi khát mới uống, thiếu hụt lượng nước cung cấp cho da và tình trạng nứt nẻ trở nên nghiêm trọng.

4. Vệ sinh da không sạch sẽ, sai cách

Vi khuẩn, bụi bẩn, lông vật nuôi, thú bông,… không có cơ hội xâm nhập và tấn công làn da nếu làn da của trẻ luôn sạch sẽ và khô thoáng. Thế nhưng, một số trường hợp cha mẹ không chú ý đến việc vệ sinh cơ thể cho con, không thay quần áo đều đặn mỗi ngày.Thói quen chà xát mạnh khi tắm cho trẻ cũng là nguyên nhân khiến da bị tổn thương, vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập và gây bệnh về da.

5. Không dưỡng ẩm

Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa, việc dưỡng ẩm cho da trẻ rất quan trọng, cần được thực hiện đều đặn mỗi ngày. Da trẻ sẽ bị mất nước và khô ráp khi tắm nước nóng, thời tiết khô hanh, ở lâu trong phòng điều hòa hoặc máy sưởi. Nếu không được dưỡng ẩm kịp thời da sẽ bị nứt nẻ, ngứa ngáy, khó chịu.

Không dưỡng ẩm cho bé

6. Thói quen liếm môi

Trẻ bị nẻ có thể do liếm môi thường xuyên. Da môi mỏng nên cần được chăm sóc, bảo vệ cẩn thận nhất là vào mùa đông lạnh giá. Thế nhưng, vì cảm thấy môi khô nên trẻ liếm môi liên tục dẫn đến tình trạng nứt nẻ, chảy máu môi.

trẻ mút hoặc liếm môi

Nước bọt bổ sung độ ẩm trên bề mặt môi nhưng chỉ trong thời gian ngắn, sau đó nó sẽ bị bay hơi và môi bị khô hơn lúc trước. Các enzyme tiêu hóa trong nước bọt sẽ làm mòn da môi, cấu trúc da bị phá vỡ, nứt nẻ, bong tróc, chảy máu.

=>> Xem thêm: Trẻ bị nẻ môi vì sao? Cần làm gì để khắc phục an toàn ?

2. Tổng hợp các cách chữa nẻ cho trẻ tại nhà

Vết nứt nẻ thường xuất hiện ở bàn chân, tay hoặc môi của trẻ. Những vết nứt sâu có thể gây đau nhức, chảy máu khiến, điều đó khiến trẻ vô cùng khó chịu, quấy khóc và biếng ăn. Đặc biệt là trẻ sơ sinh, làm da rất mỏng và nhạy cảm nên dễ bị nẻ khi thời tiết lạnh, khô hanh. Nếu đang lo lắng và không biết cách chữa nứt nẻ cho trẻ hiệu quả, an toàn, hãy tham khảo 5 cách mà Kutieskin gợi ý dưới đây.

2.1 Dầu dừa

Dầu dừa thường được dùng để chữa nẻ cho bé. Khi bôi dầu dừa lên vùng da bị nẻ, hoạt tính trong dầu dừa sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn, kháng viêm, giảm đau, dưỡng ẩm và làm mềm da. Dầu dừa dễ dàng thẩm thấu vào da và không làm bít tắc lỗ chân lông.

Dầu dừa trị nẻ cho bé

Các bước dùng dầu dừa chữa nẻ cho trẻ như sau:

Bước 1: Rửa sạch sẽ vùng da bị nứt nẻ

Bước 2: Dùng bông y tế thấm dầu dừa nguyên chất

Bước 3: Bôi lên da bị nứt nẻ, massage nhẹ nhàng 

2.2 Mật ong và sữa tươi không đường

Mùa đông da trẻ thường bị mất nước, khô và nứt nẻ. Tình trạng nứt nẻ xuất hiện phổ biến ở trẻ có làn da nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gió lạnh, khô hanh, bụi bặm,…

Mật ong nguyên chất có thể ức chế khoảng 60 loại vi khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại cho da. Nguyên liệu này còn có tác dụng chống viêm, giảm đau, tái tạo tế bào da mới, cấp ẩm, giúp da trẻ luôn mềm mại, mịn màng. 

Mật ong và sữa tươi không đường

Trong khi đó, sữa tươi không đường chứa nhiều vitamin (A, D, E) và khoáng chất, có tác dụng làm dịu làn da bị kích ứng. Thêm nữa, axit lactic trong nguyên liệu này có khả năng làm sạch da từ sâu bên trong. Mật ong và sữa tươi không đường được nhiều cha mẹ lựa chọn bởi nó an toàn, hiệu quả lại tiết kiệm.

Nếu trẻ bị nẻ mặt, má, môi, chân, tay, bạn có thể lựa chọn mật ong và thực hiện lần lượt các bước sau:

Bước 1: Trộn 1 thìa mật ong với 2 thìa sữa tươi không đường

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nứt nẻ

Bước 3: Dùng bông y tế thấm hỗn hợp, bôi nhẹ nhàng lên vùng da nứt nẻ

Bước 4: Giữ nguyên trên da từ 15 – 20 phút

Bước 5: Rửa lại bằng nước ấm và thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo cho trẻ

2.3 Trứng gà

Lòng đỏ trứng gà giàu vitamin, khoáng chất, nước, chất béo lành mạnh. Chính vì vậy, nguyên liệu này được đông đảo phụ huynh sử dụng làm nguyên liệu chữa nẻ cho trẻ. Protein trong trứng gà giúp duy trì độ đàn hồi của da, vitamin A có tác dụng kháng viêm, làm dịu vết nứt nẻ.

Trứng gà

Kẽm trong lòng đỏ trứng có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại cho da, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Chất béo lành mạnh phục hồi làn da bị tổn thương, cấp ẩm, giúp da trẻ luôn mềm mịn. Khi trẻ bị nẻ môi, má, tay, chân,… bạn hãy chuẩn bị lòng đỏ trứng gà và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1 quả trứng gà, cho vào nồi luộc chín, bóc lấy lòng đỏ

Bước 2: Cho lòng đỏ trứng vào nồi nhỏ, thêm chút nước, bắc lên bếp đun cho nhuyễn

Bước 3: Rửa sạch vùng da bị nứt nẻ, bôi trứng gà đã đun nhuyễn (có thể thêm vài ngọt mật ong)

Bước 4: Đợi khoảng 20 phút và rửa lại bằng nước ấm

2.4 Sữa mẹ

Sữa mẹ chứa nhiều béo, protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất để nuôi dưỡng làn da của trẻ từ bên trong và cả bên ngoài. Chất béo trong sữa mẹ giống như mỹ phẩm dưỡng ẩm cho da và tóc. Vì vậy, trong các cách chữa nẻ cho trẻ tại nhà hiệu quả, an toàn không thể bỏ qua sữa mẹ. Bạn có thể tắm cho trẻ bằng sữa mẹ pha loãng.

Sữa mẹ

Nếu trẻ bị nẻ mặt, hãy thực hiện lần lượt theo các bước sau đây:

Bước 1: Dùng nước ấm để rửa sạch vùng da bị nẻ

Bước 2: Vắt chút sữa mẹ ra chén/bát nhỏ

Bước 3: Dùng bông y tế thấm sữa mẹ

Bước 4: Thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị nẻ của trẻ

Bước 5: Lưu trên da khoảng 20 phút và rửa lại bằng nước ấm

2.5 Kem dưỡng ẩm

Ngay sau khi tắm bạn hãy bôi kem trị nứt nẻ và dưỡng ẩm cho da. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da cho trẻ. Giữa một “rừng” sản phẩm bạn không biết chọn loại nào vừa hiệu quả lại an toàn. Một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn đó chính là kem Kutieskin. Sản phẩm có tác dụng dưỡng ẩm, mềm da, giảm nứt nẻ và khô ngứa nhanh chóng.

Công dụng kem dưỡng ẩm Kutieskin

Bên cạnh đó, Kutieskin có mùi thơm dịu nhẹ, thẩm thấu nhanh qua da, không nhờn và bít tắc lỗ chân lông. Nếu trẻ bị nẻ mặt, chân, tay bạn chỉ cần:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nứt nẻ

Bước 2: Bôi một lớp mỏng kem Kutieskin

Bước 3: Massage nhẹ nhàng và để khô tự nhiên

==> Click ngay : Top 10+ Kem dưỡng ẩm cho bé trị nẻ an toàn và dịu nhẹ

3. Phòng tránh trẻ bị nẻ mặt, má, môi vào mùa đông

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng trời lạnh giữ con trong nhà sẽ không lạnh và không bị nứt nẻ. Tuy nhiên, đây không phải là cách hay vì vận động ngoài trời sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, yêu đời và khám phá nhiều điều thú vị. Thế nhưng, vì làn da mỏng manh và nhạy cảm nên trẻ dễ bị nẻ môi, má, tay, chân,… Chuyên gia da liễu đã chia sẻ về các biện pháp phòng tránh trẻ bị nẻ vào mùa đông như sau:

3.1 Vệ sinh, chăm sóc da sạch sẽ và đúng cách

Mùa đông, thời tiết lạnh giá và khô hanh nên trẻ dễ gặp vấn đề với da trong đó có nứt nẻ. Vì vậy, cha mẹ nên tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước ấm, không chà xát da quá mạnh. Đối với trẻ có làn da nhạy cảm, không nên lạm dùng xà phòng bởi nó có chất tẩy rửa mạnh dễ gây kích ứng da. Bạn có thể thêm vài hạt muối vào nước tắm để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại và làm sạch da hiệu quả.

Phòng tránh nẻ da cho bé vào mùa đông

Vì là trời lạnh nên không cần tắm cho trẻ mỗi ngày, tắm từ 3 – 4 lần/tuần là phù hợp. Chú ý không để trẻ ngâm mình quá lâu trong nước nóng bởi như vậy sẽ làm cho da mất hết chất nhờn, nứt nẻ, thô ráp và ngứa ngáy, khó chịu. Khi trẻ tắm xong nên lau khô bằng khăn sạch, mềm và bôi kem dưỡng ẩm. Đối với trẻ sơ sinh, bạn nên thay tã thường xuyên để phòng ngừa hăm tã (khoảng 4 tiếng thay tã 1 lần). 

Theo bác sĩ chuyên khoa, trẻ từ 1 – 3 tuổi lớp sừng ở thượng bì mỏng, ít melanin nên không có khả năng chống lại tia UV. Vì vậy, khi cho trẻ ra ngoài, cha mẹ nên che chắn cẩn thận và bôi kem chống nắng có chỉ số SPF ≥15. Đây là việc làm cần thiết để bảo vệ làn da mỏng manh, dễ bị tổn thương của trẻ.

3.2 Lựa chọn quần áo mùa đông cho bé phù hợp

Cha mẹ nên chú ý đến việc giữ ấm cho cơ thể nhưng cũng không phải vì trời lạnh mà mặc quá nhiều quần áo, điều đó có thể khiến mồ hôi thấm ngược lại gây viêm phổi và bệnh về da. Chọn trang phục có độ dày vừa phải, mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.

Quần áo trẻ sơ sinh mùa đông

  • Không nên chọn trang phục bí bách, gây ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ. Không nên mặc áo len ở trong cùng vì dễ gây kích ứng da, các sợi len vướng vào vết nẻ khô khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng. 
  • Nếu là quần áo lót, không nên chọn loại được làm bằng vải tổng hợp mà nên chọn loại làm bằng vải tự nhiên có khả năng thấm mồ hôi. Khi cho trẻ ra ngoài bạn nên chọn trang phục ấm áp hơn như áo lông vũ, phao, quần tất,… nhưng vẫn ưu tiên loại nhẹ, mềm.
  • Bên cạnh đó, không nên để điều hòa hoặc lò sưởi trong phòng trẻ ở nhiệt độ cao, sẽ làm cho bé bị sốc nhiệt khi ra ngoài, làn da bị mất nước, thô ráp, nứt nẻ. Nên tắt hết các thiết bị sưởi trong phòng khoảng 20 phút trước khi cho trẻ ra ngoài

3.3 Bôi kem dưỡng ẩm

Gió lạnh là “kẻ thù” của làn da, nó có thể khiến da nứt nẻ, cho nên, bạn đừng quên giữ ấm vùng tay, chân và bôi kem dưỡng ẩm khi cho trẻ ra ngoài.

Vì làn da trẻ nhạy cảm, dễ bị kích ứng và tổn thương nên hãy chọn loại kem dưỡng ẩm có thành phần thiên nhiên, an toàn, lành tính, phù hợp với mọi loại da. Kutieskin là loại kem dưỡng ẩm đang “làm mưa làm gió” tại thị trường Việt Nam. Kem có khả năng dưỡng ẩm sâu, làm mềm da nhờ chiết xuất dầu hướng dương, vitamin E, bơ hạt mỡ, Glycerin và phức hệ Aquaxyl.

Thành phần kem dưỡng ẩm Kutieskin

Kutieskin có tác dụng giảm kích ứng, làm dịu da nhờ chiết xuất lúa mạch và vitamin B5. Khả năng kháng viêm, mờ sẹo và tái tạo da có được nhờ chiết xuất bơ hạt mỡ và tinh chất nghệ trắng (Nano THC). Sản phẩm được các dược sĩ khuyên dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị nứt nẻ, ửng đỏ, cần được dưỡng ẩm vào mùa khô hanh.

3.4 Một số lưu ý khác

Ngoài việc vệ sinh, chăm sóc da sạch sẽ, lựa chọn trang phục mùa đông phù hợp thì cha mẹ còn chú ý một số vấn đề sau: 

  • Dùng khăn mềm thấm nước ấm để lau quanh miệng khi trẻ ăn cơm/cháo/bột/sữa
  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng nước ấm
  • Cho trẻ uống đủ lượng nước lọc mỗi ngày hoặc tăng cữ bú đối với trẻ sơ sinh
  • Hạn chế chọn đồ bằng len (mũ, áo, đồ chơi,…) cho trẻ 
  • Đưa trẻ đến ngay trung tâm da liễu hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu thấy những dấu hiệu bất thường trên da trẻ

Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, cách chữa và phòng tránh trẻ bị nẻ mặt, má, môi vào mùa đông. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ thực sự hữu ích, hãy like, share cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhé!

Đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8179 hoặc để lại câu hỏi tại mục bình luận bên dưới bài đăng. Thường xuyên ghé thăm website kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc và các vấn đề về da ở trẻ em.  

Xem thêm :

Top 7+ Mẹo chữa trẻ bị nẻ mặt cực kỳ an toàn cho mẹ bỏ túi

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đặt mua Kutieskin
  • Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nhãn hàng sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển.

  • Giao hàng tận tay và thanh toán khi nhận hàng

Mục đích sử dụng*

Sản phẩm Số lượng Thành tiền
Kem mẩn ngứa - hăm96.000đ
Kem Dưỡng ẩm58.000đ
Kem chàm sữa Kutieskin225.000đ
Tinh dầu bạch đàn chanh Kutieskin186.000đ
Nước tắm gội thảo dược Kutieskin128.000đ
Kem chống nắng cho bé Kutieskin152.000đ
Sữa tắm gội cho bé Kutieskin130.000đ
Kem dưỡng môi Kutieskin86.000đ
Phí vận chuyển 20.000đ
Tổng tiền





    Công ty cổ phần dược mỹ phẩm cvi

    CGPKD số 0104550255 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Ngày cấp: 05/08/2011
    Trụ sở chính: Lô đất CNI - 08B-3 khu công nghiệp công nghệ cao 1 khu công nghệ cao hòa lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch hòa, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội 
    Email: cskh@cvi.vn    Hotline: (024)36686938

    © 2022, Kutieskin All Rights Reserved