Skip to main content

Top 7+ Mẹo chữa trẻ bị nẻ mặt cực kỳ an toàn cho mẹ bỏ túi

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

16/11/2020

Thời gian cập nhật

06/12/2022

Vào mùa đông lạnh, làn da của bé thường xuyên phải chịu sự tấn công của gió mùa hay thời tiết hanh khô, dẫn tới làn da nứt nẻ, bong tróc, kém mịn màng, khiến trẻ bị nẻ và khó chịu, bứt rứt. “Bé bị nẻ mặt phải làm sao” là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho cha mẹ 7 mẹo điều trị cho trẻ bị nẻ mặt cực an toàn và hiệu quả, hãy cùng theo dõi nhé!

I. Mẹo 7 cách an toàn cho trẻ bị nẻ mặt “hết veo” 

1. Yến mạch

Bột yến mạch đã được sử dụng từ thời xa xưa trong việc chăm sóc da. Dịu nhẹ, tự nhiên và cực kỳ an toàn, yến mạch được dùng cho các trường hợp như hăm tã, chàm, nổi mề đay, dị ứng, viêm nhiễm hoặc nứt nẻ ngoài da. 

Yến mạch trị nẻ cho bé

Yến mạch cấp ẩm, làm dịu da và giảm kích ứng. Thành phần polysaccharide và hydrocolloid hình thành một hàng rào bảo vệ trên da, ngăn ngừa bay hơn độ ẩm. Avenanthramides và polyphenol trong bột yến mạch chống oxy hóa và chống viêm, ngăn chặn vi khuẩn. 

Ngoài ra, hàm lượng magie, vitamin D và chất xơ trong yến mạch hỗ trợ làm lành các thương tổn và phục hồi làn da bị nẻ cho bé. Đồng thời, dùng yến mạch còn làm sạch da dịu nhẹ mà hiệu quả nhờ sự có mặt của saponin. Chính vì vậy, yến mạch xuất hiện nhiều trong bảng thành phần của các sản phẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Chi tiết cách làm hỗn hợp yến mạch dùng cho bé bị nẻ mặt như sau:

  • Bước 1: Xay yến mạch. Lấy khoảng 25gr yến mạch thô, xay mịn thành bột. 
  • Bước 2: Kiểm tra bột yến mạch. Cho một thìa nhỏ bột yến mạch xay vào một cốc nước ấm. Nếu bột tan dễ dàng, trở thành một hỗn hợp sánh mịn, nghĩa là bột đã đủ mịn. Nếu không thể xay mịn hơn, hãy cho yến mạch vào một túi vải xô, buộc kín để tránh bột rơi ra. 
  • Bước 3: Chuẩn bị nước ấm.  Xả một chậu nước sạch, với nhiệt độ vừa phải để không làm trẻ bị bỏng. Nhiệt độ nước nên trong khoảng 35 – 38 độ C là phù hợp nhất. Nước quá nóng kích thích da trẻ và làm tình trạng nứt nẻ  càng tồi tệ hơn. 
  • Bước 4: Thêm bột yến mạch. Thêm từ từ bột yến mạch vào chậu nước đã chuẩn bị, vừa thêm vừa khuấy tròn để bột phân tán đều.
  • Bước 5: Lau mặt bằng yến mạch cho trẻ. Dùng một chiếc khăn sạch, thấm hỗn hợp yến mạch đã pha và thấm nhẹ lên vùng da mặt bị nẻ cho bé trong khoảng 5 – 10 phút. Sau đó, tráng lại với nước sạch, thấm khô bằng khăn mềm rồi bôi kem dưỡng ẩm ngay sau đó. 

2. Sữa mẹ

Trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non – chỉ tiết ra trong vòng 72h sau khi mẹ hạ sinh – chứa hàm lượng kháng thể igA vô cùng dồi dào. Hơn nữa, các nhà khoa học phát hiện acid lauric, một thành phần của sữa mẹ, có khả năng kháng khuẩn, sát trùng cực hữu hiệu. Hơn nữa, sữa mẹ còn dưỡng ẩm và đẩy nhanh quá trình tái phục hồi làn da. 

Sữa mẹ

Nếu thấy mặt bé khô, nứt nẻ, mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nẻ, rồi dùng tay sạch hay bông tăm chấm nhẹ sữa mẹ lên da cho bé. Mẹ sẽ thấy, da trẻ trở nên mềm mại và không còn ửng đỏ chỉ sau từ 15 – 20 phút. 

3. Mật ong

Từ xa xưa, mật ong đã được sử dụng với mục đích chăm sóc da và dưỡng ẩm. Chứa nhiều các hợp chất chống oxy hóa, cùng với thuộc tính nuôi dưỡng và cấp ẩm tuyệt vời cho làn da, mật ong là một bí quyết khắc phục tình trạng trẻ bị nẻ mặt vô cùng hiệu quả. 

Chữa nẻ cho bé bằng mật ong

Mật ong hỗ trợ các tế bào da hút nước và lưu giữ trong tế bào, từ đó giữ cho da mềm mại, mịn màng, tránh đi tác động của thời tiết khô hanh khiến da bé nứt nẻ. Hơn nữa, trong mật ong chứa các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, xâm nhập qua vùng da bị tổn thương, đồng thời đẩy mạnh quá trình chữa lành. Mật ong còn được ứng dụng trong các chứng chàm, viêm da, da kích ứng,…

Mẹ có thể bôi mật ong trực tiếp lên vết nẻ, hoặc chế hỗn hợp mật ong, sữa tươi để tắm cho bé. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ, mật ong chỉ nên dùng cho trẻ 1 tuổi bị nẻ mặt. Mặc dù rất tốt, nhưng mât ong có nguy cơ gây nhiễm khuẩn ở những bé nhỏ hơn. 

4. Dầu dừa

Da của trẻ luôn mỏng manh và nhạy cảm hơn người trưởng thành, cũng tiết ra lượng dầu dưỡng ẩm ít hơn. Dầu dừa chứa đầy chất béo bão hòa, với một lượng lớn acid béo chuỗi trung bình như axit lauric. Các lipid thiết yếu và protein, nuôi dưỡng và dưỡng ẩm nhẹ nhàng cho làn da. Nó còn hỗ trợ khóa nước trong các mô, hạn chế sự bay hơi ẩm khiến da khô ráp.

Dầu dừa trị nẻ cho bé

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ cần thoa dầu dừa bên ngoài, nó đã có thể mang đến những lợi ích tích cực cho những lớp tế bào bên trong. Thành phần độc đáo của nó cho phép các phân tử thẩm thấu sâu qua lỗ chân lông và gây tác dụng, trong khi vẫn giữ cảm giác nhẹ nhàng, thông thoáng trên da bé. 

Trẻ sơ sinh bị nẻ mặt bôi dầu dừa mang lại tác dụng rất tuyệt vời, vì dầu dừa nguyên chất không hề gây hại cho bé. Mẹ hãy chấm một ít dầu dừa lỏng lên vùng da mặt bị nẻ của con, đợi trong khoảng 10 – 15 phút để các hoạt chất phát huy tác dụng rồi rửa sạch với nước ấm. 

5. Dầu oliu

Các acid béo tự nhiên trong dầu oliu mang đến tác dụng dưỡng ẩm kỳ diệu cho làn da nứt nẻ của bé. Cùng với chất béo, dầu oliu chứa vitamin E và vitamin K. Nó cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp làm dịu chứng viêm trong cơ thể. 

Dầu oliu trị nẻ cho bé

Dầu oliu còn củng cố lớp hàng rào bảo vệ đã bị suy yếu, đứt gãy khi da khô, đồng thời tăng cường độ ẩm cho các tế bào, từ đó giúp da mịn màng, mềm mại và cải thiện chức năng cản trở dị nguyên từ bên ngoài xâm nhập. 

Để sử dụng dầu oliu cho trẻ bị nẻ má, trước hết cha mẹ làm nóng phần dầu, rồi đơn giản sau đó chấm một lớp mỏng dầu oliu nóng lên vùng da bị khô. Bên cạnh đó, mẹ còn có thể dùng dầu oliu kết hợp mật ong hoặc dầu dừa, massage nhẹ nhàng cho con để da bé luôn giữ được dưỡng ẩm, làm mềm. 

II. Ba mẹ cần chú ý điều gì khi trẻ bị nẻ mặt?

Nẻ là tình trạng lớp biểu bì ngoài da bị thiếu ẩm, dẫn đến khô ráp, bong vảy trên da bé. Tình trạng này thường xuyên xảy ra vào mùa đông, thời tiết hanh khô và gió mùa thổi nhiều khiến da bay hơi nước rất nhanh. Bên cạnh các biện pháp trị nẻ, cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc cho con. 

Phòng tránh nẻ cho bé vào mùa đông

  • Tắm cho bé với nhiệt độ nước ở mức vừa phải. Nước tắm quá nóng càng khiến da con mất ẩm nhanh hơn và trở nên khô tróc sau khi tắm. Hơn nữa, mẹ cũng hạn chế cho bé tắm quá lâu. 10 phút là thời gian tắm được khuyến cáo, vừa ngăn ngừa nứt nẻ, lại phòng ngừa khả năng con bị cảm lạnh. 
  • Tránh lựa chọn các loại sữa tắm, dầu gội có độ tẩy rửa quá cao, sẽ làm tổn thương làn da mỏng manh của trẻ nhỏ. 
  • Không nên cho bé mặc quần áo quá chật bí, nhiều lớp, khiến con ra mồ hôi hoặc bị cọ xát nhiều, ảnh hưởng đến lớp hàng rào bảo vệ ngoài da. Nên cho con mặc quần áo từ sợi cotton thoáng khí. 
  • Chú ý đến nhiệt độ trong phòng. Nếu độ ẩm thấp, cha mẹ nên trang bị thêm máy phun sương tạo độ ẩm. Tránh để các thiết bị quạt máy, lò sưởi hoặc điều hòa chĩa thẳng về phía trẻ. 
  • Bôi kem dưỡng da hàng ngày, cũng như trước cho bé ra ngoài, là biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu nứt nẻ, cũng như ngăn ngừa tình trạng này. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm khác nhau. Mẹ nên chú ý chọn lựa loại dưỡng ẩm lành tính, phù hợp cho làn da trẻ nhỏ, chứa các dưỡng chất hàng đầu cho da như tinh chất yến mạch, bơ shea, dầu hạnh nhân,…

Trên đây là 7 mẹo chữa nẻ an toàn, hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng cho trẻ bị nẻ mặt trong mùa đông sắp tới. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm :

Trẻ bị nẻ môi vì sao? Cần làm gì để khắc phục an toàn ?

Trẻ sơ sinh bị nẻ má: Nguyên nhân và cách phòng chống hiệu quả

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin