[ Hỏi – đáp ] Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có sao không?
Tác giả
Tham vấn y khoa
Thời gian đăng
Thời gian cập nhật
Tại sao trẻ hay bị muỗi đốt? Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có sao không? Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt? Phòng chống muỗi đốt cho trẻ sơ sinh bằng cách nào? Tất cả đáp án sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây.
I. Tại sao trẻ hay bị muỗi đốt?
Muỗi đốt thường để lại vết sưng đỏ trên da và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Người lớn, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ đều là đối tượng mà muỗi có thể tấn công. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh lại là đối tượng hay bị muỗi đốt hơn cả. Lý do trẻ sơ sinh hay bị muỗi đốt là:
- Mẹ bôi kem dưỡng da có mùi thơm hoặc không mắc màn khi ngủ
- Trẻ sơ sinh thường có thân nhiệt cao nên thu hút muỗi
- Mẹ cho trẻ mặc quần áo ngắn, màu sắc sặc sỡ, nhiều họa tiết thu hút muỗi
- Trẻ sơ sinh có nhóm máu O thu hút muỗi hơn những trẻ có nhóm máu khác
- Mẹ không vệ sinh da sạch sẽ, vi khuẩn trú ngụ trên da nhiều, tạo ra mùi đặc trưng khiến trẻ bị muỗi đốt
II. Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có sao không?
Thông thường, muỗi đốt khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Nếu mẹ không xử lý kịp thời, rất có thể trẻ sẽ cào, gãi gây tổn thương da. Theo đó, vi khuẩn có thể xâm nhập dễ dàng, vết thương bị nhiễm trùng, bội nhiễm hoặc một số bệnh nguy hiểm như:
Sốt xuất huyết: Đây là bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được khắc phục kịp thời. Dấu hiệu nhận biết là phát ban, sốt, nhức đầu, tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, bỏ bú, xuất huyết dưới da.
Virus gây bệnh: Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có thể mắc một số bệnh nguy hiểm như sốt rét ,sốt vàng da, sốt virus Chikungunya, viêm não Nhật Bản, virus West Nile,… Đây là những bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Nhiễm trùng máu: Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể và cả tính mạng. Triệu chứng của bệnh bao gồm: nổi mẩn đỏ ở lưỡi, mắt, cổ họng; ngứa ngáy dữ dội, sốt cao, thở nhanh, không tỉnh táo, ngủ li bì.
Ngay khi tiếp xúc với da, muỗi sẽ tiết ra chất dịch để máu không đông và gây tê ngay lập tức. Lúc này, cơ thể sẽ gửi đi các kháng thể chống lại chất dịch do muỗi tiết ra, xuất hiện phản ứng miễn dịch, da bị sưng tấy và ngứa ngáy. Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm nên phản ứng miễn dịch càng mạnh mẽ và triệu chứng khó chịu hơn nhiều so với người lớn. Dưới đây là một số trường hợp muỗi đốt mẹ nên đặc biệt chú ý:
- Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt ở mắt
- Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt sưng tấy
- Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt nổi mụn nước
- Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ
- Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt gãi chảy máu
III. Cách điều trị trẻ bị muỗi đốt bằng nguyên liệu thiên nhiên
Sữa mẹ, mật ong, bột yến mạch là những nguyên liệu an toàn và hiệu quả để giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ do muỗi gây nên. Các bước thực hiện sẽ được Kutieskin chia sẻ chi tiết ngay sau đây.
1. Mật ong
Trong các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên an toàn và hiệu quả với nốt muỗi đốt, không thể không nhắc đến mật ong. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Một số hoạt chất trong nguyên liệu này có khả năng chữa lành tổn thương và làm mềm mịn da. Để giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ trên da do muỗi đốt, mẹ chuẩn bị khoảng 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Rửa sạch nốt muỗi đốt và vùng da xung quanh
Bước 2: Bôi mật ong, massage nhẹ nhàng
Bước 3: Lưu trên da khoảng 15 – 20 phút
Bước 4: Rửa lại bằng nước ấm và dùng khăn mềm lau khô
2. Húng quế
Húng quế có tên khoa học là Ocimum basilicum, được trồng phổ biến ở một số quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Hoạt chất Camphor, Menthol trong húng quế giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho trẻ. Đây là nguyên liệu tự nhiên nên an toàn, hầu như không gây kích ứng da. Khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt, mẹ chuẩn bị khoảng 1 nắm nhỏ húng quế và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu và ngâm trong nước muối loãng
Bước 2: Cho nguyên liệu vào giã nát hoặc xay nhuyễn
Bước 3: Dùng khăn sạch hoặc rây lọc lấy nước cốt
Bước 4: Rửa sạch vùng da bị muỗi đốt, bôi nước húng quế
Bước 5: Lưu trên da từ 10 – 15 phút, rửa lại bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm
3. Tía tô đất
Khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt, mẹ không nên bỏ qua tía tô đất (Melissa officinalis). Theo nghiên cứu, trong tía tô đất có chứa hoạt chất Tanin, có khả năng làm lành tổn thương da nhanh chóng. Polyphenol kết hợp với Tanin giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng da. Các bước sử dụng tía tô đất để làm dịu nốt muỗi đốt cho trẻ sơ sinh gồm:
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm nhỏ tía tô đất, rửa và ngâm trong nước muối loãng
Bước 2: Vớt nguyên liệu ra, để ráo nước, giã nát hoặc xay nhuyễn
Bước 3: Lọc lấy nước cốt, bôi lên vùng da bị muỗi đốt
Bước 4: Giữ nguyên trên da khoảng 10 – 15 phút
Bước 5: Rửa lại bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm
IV. Biện pháp phòng chống muỗi đốt cho trẻ sơ sinh
Muỗi đốt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ và nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Phòng tránh muỗi đốt cho trẻ sơ sinh không phải chuyện quá khó, cha mẹ chỉ cần thực hiện theo một số cách mà Kutieskin chia sẻ sau đây:
- Giữ cho da trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng và bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ đều đặn 2 lần/ngày.
- Không nên cho trẻ sử dụng sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm bởi vì điều đó sẽ thu hút muỗi.
- Đeo bao tay/chân, mặc quần áo dài và không có quá nhiều họa tiết.
- Chú ý mắc màn (kể cả bật quạt, điều hòa) và mặc quần áo dài để phòng tránh muỗi đốt khi trẻ ngủ.
- Bôi kem chống muỗi, nên chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính.
- Đảm bảo nhà cửa, sân vườn luôn sạch sẽ, thoáng đãng, úp/đậy dụng cụ chứa nước khi không sử dụng.
- Thiết kế ống thoát nước ở sân, vườn để tránh nước tồn đọng, tạo môi trường thuận lợi để muỗi sinh sôi và phát triển.
- Thả cá vào vật dụng chứa nước như bể nước, chum, vại, lu, lọ hoa, chậu nước bỏ để diệt bọ gậy.
- Trồng thảo dược (bạc hà, oải hương, đinh hương, hương thảo, sả, húng quế, tía tô,…) ở khu vực hành lang, ban công hay trong vườn để đuổi muỗi.
- Nếu có thể hãy sử dụng vợt, nhang, băng phiến, đèn xông tinh dầu, máy đuổi côn trùng, lưới/màn chống muỗi.
Bài viết đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi: “Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt nhiều có sao không?”. Nếu còn câu hỏi liên quan đến bệnh ngoài da ở trẻ em, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời giải đáp. Thường xuyên truy cập kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Nguồn : https://kutieskin.vn/