Skip to main content

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

22/01/2021

Thời gian cập nhật

22/01/2021

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng Bilirubin trực tiếp hoặc gián tiếp bị ứ đọng trong cơ thể. Tình trạng này thường xuất hiện trong vòng 24 giờ sau sinh và kéo dài trên 1 tuần với trẻ đẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ thiếu tháng. Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa.

I. Dấu hiệu nhận biết vàng da bệnh lý

vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh được nhận biết thông qua những dấu hiệu điển hình dưới đây:

  • Lòng bàn tay/bàn chân, niêm mạc mắt, toàn thân chuyển sang màu vàng
  • Lượng Bilirubin trong máu cao hơn mức bình thường
  • Kèm theo triệu chứng bất thường như sốt cao, bú ít, ngủ li bì, co giật, phân bạc màu
  • Lách to, gan to, nhịp thở nhanh, nhịp tim chậm
  • Các triệu chứng kéo dài trên 1 tuần (đẻ đủ tháng) và trên 2 tuần (đẻ thiếu tháng)

II. Nguyên nhân gây vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh khởi phát từ rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân thường được đề cập đến:

nguyên nhân gây vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

  • Nhóm máu của mẹ và trẻ có sự bất đồng
  • Trẻ bị nhiễm virus bào thai
  • Trẻ đẻ thiếu tháng hoặc bị dị ứng sữa mẹ
  • Mắc bệnh lý về máu, gan, mật hay xuất huyết dưới da
  • Sinh non (trước 37 tuần) hoặc bị bầm tím trong khi sinh
  • Thời gian đi phân su của trẻ chậm hơn so với trẻ bình thường

III. Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có tự hết không?

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh khởi phát là do chức năng chuyển hóa Bilirubin chưa hoàn chỉnh, Bilirubin sẽ thấm vào máu và các tổ chức liên kết khiến da chuyển sang màu vàng. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Khác với vàng da sinh lý, vàng da bệnh lý không tự hết mà cần được điều trị y khoa.

IV. Vàng da bệnh lý có nguy hiểm không?

Vàng da bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như vàng da nhân, Bilirubin não cấp tính, thậm chí tử vong.

Vàng da nhân: Biến chứng này xuất hiện khi lượng Bilirubin tăng quá mức, điều đó làm cho gan không lọc và đào thải kịp. Bilirubin sẽ thấm vào não và tổ chức gây hiện tượng vàng da. Vàng da nhân dễ gây tổn thương não bộ, có trường hợp không thể hồi phục. 

Bilirubin não cấp tính: Bilirubin rất độc hại với tế bào của não bộ. Khi xâm nhập vào não, Bilirubin làm phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị Bilirubin não cấp tính là bỏ bú, ngủ li bì và thân nhiệt tăng cao.

V. Trẻ bị vàng da bệnh lý phải làm sao?

Khi thấy trẻ sơ sinh bị vàng da và có những dấu hiệu bất thường như sốt cao, co giật, bỏ bú, phân bạc màu, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để đo nồng độ Bilirubin và một số xét nghiệm khác tìm nguyên nhân (siêu âm bụng, sinh thiết gan, chụp CT bụng,…). Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Sau đây là một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh.

1. Chiếu đèn

Phương pháp này được chỉ định cho trường hợp trẻ bị vàng da do tăng Bilirubin gián tiếp, chưa có dấu hiệu tiền nhiễm độc hay nhiễm độc thần kinh. Ngoài ra, phương pháp chiếu đèn cũng phù hợp với trẻ sơ sinh có nguy cơ vàng da do đẻ thiếu tháng, tán huyết hay bướu huyết thanh.

chiếu đèn chữa vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

2. Thay máu

Thay máu thường được chỉ định cho trường hợp vàng da bệnh lý mức độ nặng và không đáp ứng với phương pháp chiếu đèn, có triệu chứng thần kinh đi kèm. Phương pháp này giúp cho lượng Bilirubin giảm xuống mức ổn định.

thay máu cho trẻ sơ sinh

3. Truyền Immunoglobulin

Phương pháp này được chỉ định khi hiện tượng vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh liên quan đến nhóm máu của mẹ. Immunoglobulin có tác dụng cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh, nó được tạo ra dưới dạng chế phẩm sinh học.

VI. Biện pháp phòng ngừa vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da bệnh lý rất nguy hiểm nếu không được can thiệp sớm và đúng cách. Vì vậy, cha mẹ cần có biện pháp cụ thể để phòng ngừa vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh. Tham khảo một số biện pháp mà Kutieskin chia sẻ dưới đây:

  • Khi mang thai, mẹ cần đến cơ sở y tế để thăm khám và phát hiện sớm bệnh lý trong giai đoạn thai kỳ (nhẹ cân, thừa cân, sinh non, nhiễm trùng từ mẹ sang con).
  • Cho trẻ bú sữa non sau khi sinh và giữ ấm cơ thể để không xảy ra tình trạng hạ đường huyết hay hạ thân nhiệt.
  • Tăng cữ bú để nồng độ Bilirubin được đào thải qua đường tiêu hóa và tăng khả năng hoạt động của gan.
  • Thiết kế phòng ngủ của trẻ có đủ ánh sáng để theo dõi sự thay đổi bất thường của da.  
  • Ấn nhẹ ngón tay cái lên da của trẻ, nếu trẻ bị vàng da thì vị trí ấn ngón tay chuyển sang màu vàng rõ rệt.
  • Cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám nếu thấy biểu hiện bất thường trên da.

Kutieskin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời giải đáp. Truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác.

Nguồn: https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin