Skip to main content

[ Hỏi – Đáp ] Bé bị muỗi đốt phải làm sao? Cách trị thế nào

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

04/01/2021

Thời gian cập nhật

25/01/2021

“Bé bị muỗi đốt phải làm sao?”, “Bé bị muỗi đốt sưng to bôi gì?”, “Trẻ bị muỗi đốt sưng cứng mẹ nên làm gì?” là những câu hỏi mà Kutieskin nhận được liên tục trong thời gian gần đây. Hiểu được băn khoăn và lo lắng của mẹ, trong bài viết này, Kutieskin sẽ chia sẻ chi tiết về nguyên nhân và cách xử lý khi bé bị muỗi đốt hiệu quả, nhanh chóng.

I. Tại sao bé hay bị muỗi đốt?

Làn da của bé mỏng manh và nhạy cảm với những yếu tố không thuận lợi. Bé bị muỗi đốt là tình trạng phổ biến, dưới đây là những nguyên nhân thường được đề cập đến:

bé bị muỗi đốt bôi gì cho nhanh khỏi

  • Bé hay bị muỗi đốt có liên quan đến nhóm máu (nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều gấp 2 lần so với nhóm máu A)
  • Bé có thân nhiệt cao, đây là một trong những lý do thu hút muỗi
  • Bé hiếu động, thích tìm tòi, khám phá nên dễ trở thành “miếng mồi ngon” của muỗi
  • Mẹ cho bé mặc quần áo ngắn, màu sắc sặc sỡ, nhiều họa tiết thu hút muỗi
  • Mẹ không vệ sinh da sạch sẽ, vi khuẩn tích tụ, tạo mùi đặc trưng và thu hút muỗi

II. Bé bị muỗi đốt mưng mủ nguy hiểm không?

Theo chuyên gia, bé bị muỗi đốt mưng mủ rất nguy hiểm. Muỗi đốt thường gây sưng và ngứa ngáy sau đó tự xẹp. Tuy nhiên, một số loại muỗi độc khi tiếp xúc với người sẽ hút máu đồng thời truyền nước bọt chứa vi khuẩn. Với những bé có tiền sử bị dị ứng hoặc sức đề kháng kém, khi muỗi độc đốt sẽ bị mưng mủ, đau rát và ngứa ngáy. Nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách sẽ gây nên những hậu quả khó lường:

bé bị muỗi đốt mưng mủ

  • Khó nuốt, khó thở, nhức đầu
  • Ngủ không ngon giấc
  • Sốt, trụy tim, co giật
  • Tổn thương não
  • Viêm mô tế bào niêm mạc da
  • Viêm hạch bạch huyết nhẹ
  • Viêm loét quanh miệng vết thương

III. Bé bị muỗi đốt phải làm sao?Các cách trị muỗi đốt hiệu quả cho bé

Vì bé có làn da mỏng manh và nhạy cảm cho nên khi bị muỗi đốt thường sưng đỏ, ngứa ngáy và khó chịu vô cùng. Bé không kiểm soát được nên có hành động cào, gãi hoặc chà xát mạnh khiến da bị tổn thương nghiêm trọng. Để khắc phục các triệu chứng khó chịu khi bé bị muỗi đốt, mẹ có thể tham khảo một số cách mà Kutieskin chia sẻ dưới đây.

1. Sữa mẹ

Khi bé bị muỗi đốt nổi mụn nước, sưng cứng bạn nên tận dụng nguồn sữa mẹ. Sữa mẹ có rất nhiều dinh dưỡng và chất kháng sinh có thể làm dịu da, giảm sưng đỏ và ngứa ngáy. Các bước thực hiện như sau:

Sữa mẹ

Bước 1: Chuẩn bị sữa mẹ

Bước 2: Rửa sạch vùng da bị tổn thương

Bước 3: Bôi sữa mẹ lên và massage nhẹ nhàng (thực hiện đều đặn 3 – 4 lần/ngày)

2. Đá lạnh

Bé bị muỗi đốt sưng cứng, nổi mụn nước, bóng nước, mẹ không nên bỏ qua đá lạnh. Đá lạnh giúp giảm sưng đỏ và cảm giác ngứa ngáy. Tuy nhiên, chườm đá chỉ áp dụng khi vùng da bị côn trùng cắn không bị bội nhiễm và mụn nước/bóng nước chưa vỡ. Các bước thực hiện như sau:

đá lạnh

Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 viên đá lạnh

Bước 2: Rửa sạch vùng da bị côn trùng cắn

Bước 3: Nhẹ nhàng thoa đá lạnh lên (thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày)

3. Chanh tươi

Chanh (Citrus aurantifolia) có khả năng sát trùng, ức chế độc tố từ nước bọt của muỗi nên giảm sự phát ban và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé. Axit trong quả chanh còn giúp ngăn ngừa thâm sẹo do muỗi đốt hiệu quả. Khi bé bị muỗi đốt sưng đỏ, mẹ hãy chuẩn bị 1/2 quả chanh và thực hiện theo các bước mà chúng tôi gợi ý:

chanh tươi

Bước 1: Rửa sạch vùng da bị muỗi đốt

Bước 2: Chà nhẹ lên nốt muỗi đốt và vùng da xung quanh

Bước 3: Giữ nguyên trên da khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm

4. Khoai tây

Khoai tây (Solanum tuberosum) chứa nhiều tinh bột, vitamin, sắt, canxi, photpho, cellulose giúp giảm sưng viêm, chữa lành tổn thương da và chống thâm sẹo. Enzyme trong khoai tây giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy do muỗi đốt. Cách thực hiện như sau:  

khoai tây

Bước 1: Chuẩn bị 1/2 củ khoai tây, gọt vỏ và rửa sạch

Bước 2: Ngâm khoai tây trong nước 1 – 2 phút

Bước 3: Cho vào máy xay nhuyễn, thêm vài giọt nước cốt chanh

Bước 4: Đắp lên vùng da bị muỗi đốt (khoảng 15 – 20 phút)

Bước 5: Rửa lại bằng nước ấm

5. Kem bôi dịu da

Kem bôi dịu da có ưu điểm là hiệu quả, tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, để lựa chọn được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng không phải mẹ nào cũng biết. Hiện nay, lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn, dịu nhẹ, đặc biệt là không chứa corticoid, paraben, chất bảo quản đang trở thành xu hướng. Sử dụng kem dịu da cho bé bị muỗi đốt rất đơn giản, mẹ chỉ cần thực hiện theo 3 bước sau:

kem bôi dịu da Kutieskin

Bước 1: Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị muỗi đốt cho bé

Bước 2: Bôi một lớp mỏng và đều kem bôi dịu da

Bước 3: Massage nhẹ nhàng và để khô tự nhiên

IV. Bé hay bị muỗi đốt phải làm sao?

Bé bị muỗi đốt sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, cào gãi liên tục và gây tổn thương cho da. Bên cạnh đó, muỗi còn có thể mang mầm bệnh tiêu chảy, bệnh siêu vi trùng West Nile. Làn da của bé mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị muỗi tấn công. Dưới đây là một số gợi ý mẹ có thể tham khảo nếu bé thường xuyên bị muỗi đốt:

bé bị muỗi đốt phải làm sao

  • Tắm rửa sạch sẽ cho bé mỗi ngày, chú ý mắc màn khi bé ngủ (kể cả khi bật quạt, điều hòa).
  • Bôi kem chống muỗi, kem dịu da và dưỡng ẩm cho bé mỗi ngày, ưu tiên sản phẩm có thành phần tự nhiên, không chứa corticoid hay paraben.
  • Lựa chọn quần áo có sáng màu, ít họa tiết và che kín chân, tay khi cho trẻ ra ngoài.
  • Vệ sinh sạch sẽ nhà ở, che đậy thùng đựng nước, bình hoa, bởi vì đây là môi trường thuận lợi để muỗi sinh sôi và phát triển.
  • Nếu có điều kiện có thể sử dụng lưới chống muỗi quanh xe đẩy, ghế ô tô, giường ngủ hay những nơi trẻ thường ngồi chơi.
  • Trồng thảo dược (oải hương, húng quế, bạc hà,…) ở trong vườn, hành lang, ban công để chống muỗi.
  • Ưu tiên thực phẩm giàu vitamin B1 (đậu xanh, khoai tây, bắp cải, rau bina, thịt lợn nạc). Bởi vì, đây là những thực phẩm giúp cho máu của bé có vị khó chịu, làm cho muỗi tránh xa.

Kutieskin đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi: “Bé bị muỗi đốt phải làm sao?”. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Đừng quên truy cập kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh ngoài da ở trẻ em nhé!

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin