Chàm sữa bội nhiễm: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa
Tác giả
Tham vấn y khoa
Thời gian đăng
Thời gian cập nhật
Chàm sữa bội nhiễm là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tất cả đáp án sẽ được Kutieskin tiết lộ trong bài viết này, mẹ hãy tham khảo ngay nhé!
I. Chàm sữa bội nhiễm là bệnh gì?
Chàm sữa bội nhiễm là hiện tượng da bị tổn thương (khô ráp, mảng da màu hồng/đỏ, bong tróc, viêm nhiễm) do nhiễm virus Herpes simplex. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chàm sữa bội nhiễm có xu hướng tái phát nhiều lần trong quá trình phát triển, điều đó khiến trẻ vô cùng khó chịu và cha mẹ lo lắng.
Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, khi virus lây lan đến não bộ, gan, phổi sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Một số biến chứng nguy hiểm khác:
- Suy nội tạng
- Mù lòa
- Viêm giác mạc
- Mụn nước lớn có thể gây nên sẹo vĩnh viễn
II. Dấu hiệu nhận biết chàm sữa bội nhiễm
Cũng giống như những bệnh ngoài da khác, chàm sữa bội nhiễm cần có thời gian ủ và phát bệnh (thông thường sau tiếp xúc với virus gây bệnh từ 5 – 12 ngày). Vì vậy, cha mẹ cần quan sát kỹ để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Chàm sữa bội nhiễm được nhận biết thông qua một số dấu hiệu điển hình trên cơ thể trẻ, cụ thể:
- Vùng da bị chàm sữa màu hồng/đỏ, khô ráp, bong tróc
- Mụn nước hình thành theo cụm sau đó lây lan sang vùng da xung quanh
- Ngứa ngáy dai dẳng, đau nhức, sốt, sưng hạch bạch huyết
- Chảy máu, sưng viêm khi mụn nước vỡ ra, rỉ nước, lở loét
- Trẻ bú kém, quấy khóc, mất ngủ liên tục
III. Nguyên nhân dẫn đến chàm sữa bội nhiễm là gì?
Chàm sữa bội nhiễm có thể do nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus, virus Herpes simplex hoặc nấm:
Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn): Là tác nhân chính gây chàm sữa bội nhiễm ở trẻ. Khi trên da xuất hiện vết thương hở, tụ cầu khuẩn sẽ xâm nhập, tiết ra độc tố và gây nhiễm trùng.
Virus Herpes simplex: Giống như tụ cầu khuẩn, virus Herpes simplex xâm nhập vào vùng da bị tổn thương và gây bệnh. Nếu không được phát hiện, điều trị đúng cách, virus này sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng thậm chí là mù lòa, tử vong.
IV. Điều trị chàm sữa bội nhiễm như thế nào?
Các phương pháp được áp dụng để điều trị chàm sữa bội nhiễm ở trẻ đều nhằm mục đích giảm thiểu triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát và nuôi dưỡng làn da. Tây y và phương pháp dân gian thường được áp dụng cho trẻ bị chàm sữa bội nhiễm.
1. Tây y
Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào loại nhiễm trùng hiện tại trên cơ thể trẻ và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Để ức chế hoạt động, sự phát triển virus gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc bôi và uống sau đây:
1.1. Thuốc bôi: Thuốc được bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa để kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy, ngăn ngừa viêm nhiễm. Bao gồm: thuốc mỡ Corticoid kháng sinh, thuốc kháng Histamin, dung dịch Milian, Corticoid và acid Salicylic,…
1.2. Thuốc uống: Thuốc kháng sinh và Acyclovir thường được kết hợp để điều trị chàm sữa bội nhiễm do nhiễm khuẩn Streptococcus pyogenes, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa,… Bên cạnh đó, thuốc kháng Histamin H1, Erythromycin, Tetracyclin, Corticoid đường uống, viên uống bổ sung,… cũng được chỉ định để điều trị chàm sữa bội nhiễm ở trẻ.
2. Phương pháp dân gian
Chàm sữa bội nhiễm là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong các phương pháp điều trị bệnh thì phương pháp dân gian luôn được ưu ái bởi an toàn, hiệu quả và tiết kiệm. Dưới đây là các bước trị chàm sữa bội nhiễm bằng thảo dược mà bạn có thể tham khảo.
2.1. Lá trà xanh
Khả năng kháng khuẩn, chống viêm của trà xanh từng được công bố trên Tạp chí Da liễu Hàn Quốc. Trong loại lá này còn chứa vitamin, tinh dầu, Tanin, L – theanine và một số nguyên tố vi lượng rất tốt cho làn da. Bên cạnh đó, lá trà xanh còn có khả năng chống oxy hóa và loại bỏ tế bào chết trên da hiệu quả.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch, cho vào nồi nước
Bước 2: Bắc nồi nước lá trà xanh lên bếp, đun sôi
Bước 3: Dùng nước lá trà xanh đã đun sôi để pha nước tắm hoặc lau lên vùng da bị chàm sữa của trẻ
Bước 4: Lau khô cơ thể bằng khăn mềm
2.2. Dầu dừa
Dầu dừa được chiết xuất từ phần thịt của quả dừa tươi, thường được dùng như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên. Theo nghiên cứu, axit Lactic trong dầu dừa có khả năng ức chế vi khuẩn tụ cầu, virus hoặc ký sinh trùng, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, giảm ửng đỏ, khô và ngứa ngáy trên bề mặt da.
Vitamin E giúp tăng cường độ đàn hồi và cấp ẩm cho da. Chất Phytonutrients, Polyphenols có tác dụng chữa lành tổn thương và chống oxy hóa hiệu quả.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị 1 thìa cà phê dầu dừa
Bước 2: Lau hoặc tắm sạch sẽ cho trẻ trước khi bôi dầu dừa
Bước 3: Giữ nguyên trên da từ 15 – 20 phút
Bước 4: Lấy khăn mềm, sạch thấm phần dầu dừa còn lại trên da
Bước 5: Mặc quần áo vào cho trẻ
2.3. Lá trầu không
Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, được dùng để điều trị các bệnh da liễu như vảy nến, á sừng, chàm sữa,… Theo nghiên cứu, lá trầu không chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chữa lành tổn thương và chống oxy hóa.
Sử dụng lá trầu không sẽ giúp giảm thiểu đáng kể triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy do chàm sữa bội nhiễm gây nên. Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, để ráo nước
Bước 2: Vò hoặc giã nát lá trầu không
Bước 3: Rửa sạch vùng da bị chàm sữa
Bước 4: Đắp lá trầu không đã vò/giã nát lên
Bước 5: Để khoảng 10 – 15 phút và rửa lại bằng nước ấm
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh chàm sữa bội nhiễm ra sao?
Chàm sữa bội nhiễm có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Để có thể ngăn ngừa và kiểm soát bệnh, cùng với việc cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu, cha mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không để trẻ gãi, chà sát mạnh lên vùng da bị chàm sữa bội nhiễm, điều đó có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng.
- Không để trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng da trong quá trình điều trị bệnh, chẳng hạn: lông vật nuôi, phấn hoa, bụi bẩn, chất tẩy rửa, xà bông,…
- Bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ đều đặn 2 – 3 lần/ngày nhất là vào mùa đông, thời tiết lạnh và khô hanh. Nên chọn loại kem có thành phần là dược liệu thiên nhiên, không chứa chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản gây hại cho làn da nhạy cảm của trẻ.Nếu chưa biết lựa chọn sản phẩm nào thì Kutieskin là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
- Vệ sinh cơ thể và thay quần áo cho trẻ cho trẻ mỗi ngày. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, mềm mịn, có khả năng thấm mồ hôi tốt, tránh gây bít tắc lỗ chân lông, giảm thiểu ma sát và tổn thương da. Thường xuyên vệ sinh chăn, ga, gối, núm vú giả, đồ chơi,….
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý cho mẹ, chú ý kiêng những thực phẩm gây dị ứng. Nếu trẻ đã ăn dặm, mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin để quá trình tái tạo da diễn ra nhanh chóng, phòng ngừa tác nhân gây bệnh và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài bú, mẹ nên chú ý cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để tăng độ ẩm cho da.
Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và ngăn ngừa chàm sữa bội nhiễm. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ thực sự hữu ích hãy like, share cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhé! Thường xuyên truy cập website kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc và các vấn đề về da ở trẻ em.
Xem thêm :
Nguồn : https://kutieskin.vn/