Skip to main content

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

01/02/2021

Thời gian cập nhật

01/02/2021

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là tình trạng sắc tố da bị rối loạn do tập trung quá nhiều tế bào sản sinh sắc tố. Khi mới xuất hiện, da sẽ chuyển sang màu đỏ tươi hay hồng nhạt, theo thời gian sẽ có màu tím. Để hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm đỏ, hãy theo dõi bài viết sau của Kutieskin.

I. Dấu hiệu nhận biết chàm đỏ ở trẻ sơ sinh

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là một dạng dị dạng mao mạch lành tính, xuất hiện khi da tập trung quá nhiều tế bào sản sinh sắc tố. Dạng rối loạn này thường hình thành trên da khi trẻ còn là bào thai. Nếu thấy trẻ sơ sinh có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách:

chàm đỏ ở trẻ sơ sinh

  • Vùng da bị tổn thương có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt, hơi khô, có vảy li ti
  • Màu sắc vùng da bị tổn thương nhạt dần khi dùng tay miết nhẹ, khi bỏ tay ra màu sắc trở lại như cũ (hồng/đỏ)
  • Vết chàm đỏ có xu hướng tăng kích thước nhưng chậm và thuyên giảm khi trưởng thành
  • Nếu tiếp xúc với nước bẩn hoặc mồ hôi sẽ có cảm giác ngứa ngáy, châm chích
  • Vị trí phổ biến xuất hiện chàm đỏ là mặt, cổ, mu bàn chân/tay

II. Nguyên nhân gây chàm đỏ ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây chàm đỏ ở trẻ sơ sinh. Một số nguyên nhân thường được đề cập đến là:

Di truyền: Là nguyên nhân được đề cập nhiều nhất khi trẻ sơ sinh bị chàm đỏ. Nếu trẻ sinh ra trong gia đình có người thân (ông, bà, cha, mẹ) bị chàm đỏ thì nguy cơ cao trẻ sẽ mắc bệnh này.

Đột biến gen: Theo thống kê, chàm đỏ có liên quan đến đột biến gen. Nếu trong quá trình mang thai mẹ tiếp xúc hay chịu tác động tiêu cực từ tác nhân bên ngoài làm cho gen bị đột biến và xuất hiện chàm đỏ.  

Nhiễm khuẩn: Nếu chẳng may mẹ bị nhiễm virus, vi khuẩn khi mang thai cũng tăng nguy cơ trẻ bị chàm đỏ. Bởi vì, những tác nhân trên có khả năng phân chia tế bào và gây tổn thương cho làn da mỏng manh của thai nhi.

III. Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Theo chuyên gia, chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là dạng tổn thương lành tính, ngoài vấn đề thẩm mỹ thì vết chàm đỏ không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Kích thước vết chàm có thể tăng lên nhưng khá chậm và có xu hướng ngừng phát triển khi đến giai đoạn dậy thì.

Thực tế, số ít trẻ sơ sinh bị chàm đỏ ở mắt và không được chăm sóc đúng cách đã phát sinh biến chứng nguy hiểm như viêm và bội nhiễm. Cha mẹ cũng cần phân biệt được chàm đỏ và một số bệnh nguy hiểm như giãn mao mạch, bớt đỏ rượu vang hay u máu.

nguyên nhân gây chàm đỏ ở trẻ sơ sinh

Bớt u máu: Đặc trưng của bớt u máu là màu thâm tím/ đỏ sẫm và phồng lên trên da. Từ 4 – 5 tháng đầu đời, bớt u máu phát triển khá nhanh, sau đó đến 1 – 2 tuổi sẽ ngừng tăng sinh. Hầu hết trường hợp bị bớt u máu đều lành tính, số ít trường hợp vùng u máu bị nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.

Giãn mao mạch: Giãn mao mạch hay còn gọi là “dấu mổ con cò”, “mảng màu cá hồi”, xuất hiện do mao mạch bị giãn rộng. Dấu hiệu nhận biết là mảng da màu đỏ nhạt, hình thành lớp dày sừng, da yếu và dễ bị tổn thương.

Bớt đỏ rượu vang: Bớt đỏ rượu vang ở trẻ sơ sinh được nhận biết thông qua dấu hiệu điển hình là chấm màu đỏ/tím, kích thước vài mm đến vài cm. Vết bớt thường xuất hiện do sự rò rỉ mạch máu, vị trí phổ biến là mặt hay một số vùng kín trên cơ thể của trẻ.

IV. Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh có chữa được không?

Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh chàm nói chung và chàm đỏ nói riêng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp được áp dụng chỉ có thể giảm tình trạng ngứa ngáy và mức độ tổn thương da, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, tránh bội nhiễm. Nếu điều trị sớm, đúng cách thì làn da của trẻ sẽ trở lại bình thường và không để lại sẹo. Tuy nhiên, chàm đỏ xuất hiện ở vùng mắt rất khó điều trị, dễ phát sinh biến chứng và chuyển sang giai đoạn mạn tính.

V. Cách chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Việc áp dụng phương pháp điều trị sớm và phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh bị chàm đỏ. Hiện nay, Tây y, Đông y và phương pháp dân gian được áp dụng phổ biến bởi có thể cải thiện nhanh triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương lây lan sang vùng da xung quanh.

1. Tây y

Tùy vào mức độ tổn thương da mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức cẩn thận và tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Thuốc Tây Y

Mức độ nhẹ: Sử dụng thuốc chống dị ứng kết hợp với vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm đỏ (2 lần/ngày) bằng sản phẩm có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.

Mức độ nặng: Bác sĩ thường chỉ định sử dụng nguyên thuốc bôi chứa corticoid hoặc kết hợp với thuốc chống viêm, kháng sinh.

2. Đông y

Chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh bằng Đông y khá hiệu quả và an toàn. Tham khảo bài thuốc Đông y thường được áp dụng khi trẻ sơ sinh bị chàm đỏ sau đây:

đông y

Bước 1: Chuẩn bị sài đất (100g), kinh giới (20g), cam thảo (20g), kim ngân hoa (20g), thổ phục linh (20g), cỏ mần trầu (20g), bồ công anh (20g), ké đầu ngựa (20g)

Bước 2: Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi nước sạch (1 lít)

Bước 3: Bắc lên bếp, khi nước sôi và còn khoảng 300ml thì tắt bếp

Bước 4: Lấy nước sắc, cho trẻ uống 1 lần/ngày

3. Mẹo dân gian

Hầu hết vết chàm đỏ lành tính nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với mồ hôi hay nước bẩn thì vùng da bị chàm đỏ bị ngứa ngáy, châm chích, khó chịu, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sự phát triển của trẻ. Để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương lây lan sang vùng da khác, dân gian thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên an toàn, không gây kích ứng da. 

3.1. Khoai tây

Khoai tây (Solanum tuberosum) chứa vitamin (B1, B2) và chất chống oxy hóa cao nên có khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp phục hồi và tái tạo vùng da bị tổn thương nhanh chóng. Khoai tây là nguyên liệu tự nhiên lành tính nên có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh. Các bước dùng khoai tây chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh như sau:

khoai tây

Bước 1: Chuẩn bị 1 củ khoai tây (nguyên vỏ), rửa sạch và thái lát

Bước 2: Cho khoai tây đã thái lát vào giã nát hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt

Bước 3: Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị chàm đỏ, bôi nước cốt khoai tây

Bước 4: Nhẹ nhàng massage, lưu trên da 5 – 7 phút

Bước 5: Rửa lại bằng nước ấm, dùng khăn mềm lau khô

3.2. Cám gạo

Để cải thiện tình trạng chàm đỏ ở trẻ sơ sinh cha mẹ có thể sử dụng tinh dầu cám gạo. Nguyên liệu này chứa nhiều khoáng chất, có khả năng thúc đẩy quá trình hồi phục và tái tạo da. Tham khảo các bước sử dụng tinh dầu cám gạo chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh dưới đây:

cám gạo

Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 thìa cà phê cám gạo, bát nhỏ, than và giấy A4

Bước 2: Dùng giấy A4 bịt kín bát, cho cám gạo lên vùng chóp của bát

Bước 3: Xếp than hồng ở trên, đợi cám gạo cháy đến khi gần mặt giấy

Bước 4: Lấy dầu cám gạo rơi xuống bát

Bước 5: Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị tổn thương

Bước 6: Bôi tinh dầu cám gạo, nhẹ nhàng massage

Bước 7: Lưu trên da khoảng 10 phút và rửa lại bằng nước ấm

3.3. Dầu dừa

Dầu dừa chứa nhiều vitamin và độ ẩm cần thiết, giúp làm mềm, dịu da và giảm đáng kể tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khi bị chàm đỏ. Tuy nhiên, cách này chỉ hiệu quả khi mụn nước ở vết chàm đã vỡ. Cách thực hiện như sau:

dầu dừa và bơ shea

Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 thìa cà phê dầu dừa nguyên chất

Bước 2: Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị chàm đỏ của trẻ

Bước 3: Bôi dầu dừa, massage nhẹ nhàng

Bước 4: Lưu trên da tầm 10 phút

Bước 5: Rửa lại bằng nước ấm, dùng khăn mềm lau khô

VI. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm đỏ

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định, người bệnh cần chú ý đến việc chăm sóc da và chế độ ăn uống, sinh hoạt để tình trạng chàm đỏ ở trẻ sơ sinh được cải thiện. Cụ thể:

chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm đỏ

  • Vệ sinh cơ thể trẻ mỗi ngày bằng nước ấm, tránh chà xát lên vùng da bị tổn thương.
  • Thường xuyên cắt móng tay, móng chân, cho trẻ mang bao tay để tránh tình trạng bé cào, gãi gây nhiễm trùng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp cho mẹ và trẻ, tránh xa những thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, sữa, đậu nành,…
  • Không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, xà phòng, phấn hoa, côn trùng, vật nuôi, khói bụi,…

Hy vọng, những thông tin mà Kutieskin chia sẻ về chàm đỏ ở trẻ sơ sinh thực sự hữu ích với bạn. Nếu có bất cứ băn khoăn nào về bệnh chàm nói riêng và bệnh ngoài da ở trẻ em nói chung, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Thường xuyên ghé thăm website kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Nguồn: https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin