Phương pháp chiếu đèn chữa vàng da cho trẻ sơ sinh
Tác giả
Tham vấn y khoa
Thời gian đăng
Thời gian cập nhật
Chiếu đèn chữa vàng da là phương pháp sử dụng ánh sáng trắng hoặc xanh để chuyển Bilirubin thành Photobilirubin. Sau đó, Photobilirubin được đào thải qua nước tiểu ra ngoài cơ thể và tình trạng vàng da ở trẻ được cải thiện. Hãy cùng Kutieskin tìm hiểu chi tiết về phương pháp này nhé!
I. Đôi nét về bệnh vàng da và phương pháp chiếu đèn
Nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao, thấm vào da và tổ chức gây nên tình trạng vàng da. Vàng da được chia thành vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý xuất hiện ở hầu hết trẻ sơ sinh và tự biến mất sau 1 – 2 tuần. Vàng da bệnh lý xuất hiện trước trong vòng 24 giờ sau sinh và đi kèm triệu chứng bất thường như sốt, bú ít, ngủ nhiều, co giật, gan và lách to.
Tình trạng này thường kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đẻ đủ tháng và trên 2 tuần với trẻ để thiếu tháng. Vàng da bệnh lý cần được khắc phục sớm nếu không sẽ để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Hiện nay, có rất nhiều cách chữa vàng da ở trẻ sơ sinh trong đó chiếu đèn là phương pháp được áp dụng phổ biến. Chiếu đèn được chỉ định cho trường hợp:
- Bị vàng da trong khoảng 24 giờ sau sinh
- Trẻ có nguy cơ bị vàng da do sinh non, có bướu máu, xuất huyết và sang chấn trên da
- Bilirubin tăng nhưng không có dấu hiệu tiền nhiễm độc hoặc nhiễm độc thần kinh
Đèn chiếu vàng da trẻ sơ sinh có ánh sáng trắng/xanh (tốt nhất là xanh dương) và bước sóng khoảng 400 – 500nm. Đây là mức phù hợp với đỉnh hấp thụ của chất Bilirubin. Luồng ánh sáng này sẽ xuyên qua da, tác động đến phân tử Bilirubin ở lớp mô mỡ dưới da, chuyển chúng thành sản phẩm quang oxy tan trong nước và đào thải ra ngoài cơ thể qua gan, thận.
Tần suất và cường độ chiếu đèn chữa vàng da phụ thuộc vào chỉ số Bilirubin cao/thấp, nồng độ Bilirubin quá mức quy định theo ngày tuổi/trọng lượng/mức độ vàng da. Thông thường, khoảng cách giữa máy chiếu và trẻ em là 30cm đến 50cm. Thời gian chiếu đèn phụ thuộc vào nồng độ Bilirubin gián tiếp và tình trạng vàng da của trẻ.
II. Quy trình chiếu đèn chữa vàng da cho trẻ sơ sinh
Chiếu đèn chữa vàng da cho trẻ sơ sinh là phương pháp được áp dụng phổ biến. Phương pháp này chỉ phù hợp với trẻ chưa xuất hiện dấu hiệu nhiễm độc thần kinh.
Quy trình như sau:
Bước 1: Khám và đánh giá mức độ vàng da của trẻ
Bước 2: Đặt trẻ sơ sinh trên giường
Bước 3: Đeo bảo hộ cho mắt và bộ phận sinh dục
Bước 4: Sử dụng ánh sáng xanh (bước sóng 400 – 500nm)
Bước 5: Đặt trẻ vào vị trí trung tâm ánh sáng
Bước 6: Bật công tắc đèn, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ cơ thể
Bước 7: Sau 2 – 4 giờ thay đổi tư thế cho trẻ 1 lần
Bước 8: Kiểm tra nồng độ Bilirubin trong máu thường xuyên từ 12 – 24 giờ
III. Tác dụng phụ khi chiếu đèn chữa vàng da cho trẻ sơ sinh
Phương pháp chiếu đèn cho trẻ bị vàng da có ưu điểm là hiệu quả và đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể khiến trẻ gặp phải những tác dụng không mong muốn như sau:
- Cơ thể mất nước
- Rối loạn thân nhiệt
- Xuất hiện mẩn đỏ
- Phân có màu xanh
- Nhãn cầu bị tổn thương
Kutieskin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chiếu đèn chữa vàng da cho trẻ sơ sinh. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, bạn đừng ngại comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để các Dược sĩ kịp thời giải đáp. Truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Nguồn: https://kutieskin.vn/