Vàng da ứ mật ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Tác giả
Tham vấn y khoa
Thời gian đăng
Thời gian cập nhật
Bệnh vàng da ứ mật ở trẻ sơ sinh là một bệnh chứng nguy hiểm, được xác định khi lượng sắc tố mật bilirubin quá cao, với biểu hiện vàng da bên ngoài. Bệnh cần phải được điều trị kịp thời, nếu không có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
I. Vàng da ứ mật ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Mật là một chất lỏng quan trọng được sản xuất bởi gan và lưu trữ trong túi mật. Bình thường, nó di chuyển qua ống mật đến ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn. Trong mật có chứa bilirubin tạo nên sắc tố mật.
Vàng da ứ mật xảy ra khi lượng bilirubin trực tiếp đo được lớn hơn 1mg/dL. Bệnh lý xảy ra khi đường ống dẫn mật chủ bị tắc nghẽn hoặc tổn thương, khiến mật không thể chảy qua và ứ đọng lại ở đó.
Điều này nhanh chóng dẫn đến suy dinh dưỡng và tổn thương gan ở trẻ. Vàng da là một biểu hiện của rối loạn đường mật, thường xảy ra trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh.
II. Bệnh vàng da ứ mật ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Vàng da ứ mật có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nó cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gan mãn tính ở trẻ sơ sinh. Tỷ lệ gặp vàng da ứ mật ở trẻ em là khoảng 1/30.000.
Vì sao căn bệnh này lại nguy hiểm như vậy? Bệnh làm mật khó đến phần ruột non của trẻ. Nếu không có đủ mật trong ruột non, cơ thể khó có thể hấp thụ chất béo và đào thải một số độc tố ra khỏi cơ thể, dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu chất.
Mật tích tụ trong gan sẽ khiến gan bị tổn thương, cuối cùng dẫn đến xơ gan. Nếu mật được sản xuất ra mà không thể rời khỏi gan, nó sẽ tích tụ lại, gây độc và càng làm gan bị hủy hoại nặng nề.
III. Biểu hiện vàng da ứ mật ở trẻ em
Trẻ sơ sinh bị tắc mật có thể bị vàng da bẩm sinh. Tuy nhiên, các dấu hiệu thường xuất hiện nhiều trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh, bao gồm:
- Vàng da và vàng mắt: do lượng bilirubin (sắc tố mật) trong máu rất cao.
- Nước tiểu đậm màu: bilirubin được lọc bởi thận và đào thải qua nước tiểu.
- Phân nhạt màu : vì không có mật được thải vào ruột. Mật tạo màu xanh lục hoặc nâu cho phân. Nếu không có mật, phân không có màu hoặc bị nhạt màu, chuyển thành màu trắng hoặc xám đất sét.
Những dấu hiệu muộn hơn của vàng da ứ mật, không thường xảy ra trong những tháng đầu đời:
- Chướng bụng, bụng căng cứng.
- Sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Cổ chướng, giãn tĩnh mạch vùng bụng, xuất huyết tiêu hóa khi bệnh tiến triển nặng.
IV. Chẩn đoán bệnh vàng da ứ mật ở trẻ sơ sinh
Vàng da có thể đi kèm với các rối loạn gan khác, vì vậy cần làm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.
- Xét nghiệm máu: Xác định nồng độ bilirubin toàn phần và trực tiếp; các thông số liên quan đến chức năng gan.
- Chụp X-quang ổ bụng: Tìm hình ảnh gan và lách to.
- Siêu âm ổ bụng: Có thể biết túi mật có bị teo không. Túi mật là cơ quan lưu trữ mật. Nếu khuyết thiếu túi mật cũng có thể gây bệnh vàng da.
- Sinh thiết gan: Một mẫu gan nhỏ được lấy ra bằng kim sinh thiết và xem xét dưới kính hiển vi. Kết quả sinh thiết gan rất đáng tin cậy.
- Chụp scan gan mật
V. Điều trị vàng da ứ mật ở trẻ sơ sinh
Vàng da ứ mật không thể điều trị bằng thuốc. Phẫu thuật Kasai sẽ được thực hiện nếu xác định trẻ bị teo đường mật, nhắm thiết lập lại dòng chảy của mật từ gan vào ruột. Tên của phương pháp này được đặt theo của bác sĩ phẫu thuật đã phát triển nó. Trong phẫu thuật Kasai:
- Các ống dẫn bị hư hỏng bên ngoài gan (được gọi là ống dẫn ngoài gan) sẽ được loại bỏ
- Xác định ống dẫn nhỏ hơn vẫn đang mở và dẫn lưu mật
- Sau đó, một quai ruột được nối vào để mật chảy trực tiếp sang.
Biện pháp này không điều trị chứng thiểu sản đường mật, nhưng nó cho phép trẻ sơ sinh phát triển và có sức khỏe khá tốt nhiều năm. Khoảng 25% bệnh nhân trải qua quy trình Kasai không yêu cầu ghép gan.
Thành công của phẫu thuật Kasai liên quan đến:
- Tuổi tác. Trẻ sơ sinh càng nhỏ vào thời điểm phẫu thuật thì khả năng thành công càng cao. Khi trẻ sơ sinh lớn hơn, khoảng 3 – 4 tháng tuổi, phẫu thuật dường như không hữu ích.
- Mức độ xơ gan (sẹo và tổn thương mô gan) tại thời điểm phẫu thuật.
- Số lượng và kích thước của các ống dẫn siêu nhỏ trong mô sẹo có thể dẫn lưu mật.
- Tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại thời điểm cấy ghép (đủ vitamin, chế độ ăn nhiều calo).
Nếu việc dẫn lưu mật vẫn không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể cuối cùng, ghép gan có thể được xem xét. Phần gan hỏng được loại bỏ và thay thế với phần gan mới từ người hiến tặng.
Sau khi cấy ghép, trẻ cần sử dụng thuốc chống thải loại đến cuối đời. Ước tính, có tới hơn 50% trẻ nhỏ từng thực hiện thủ thuật Kasai cần ghép gan trước 5 tuổi.
VI. Dinh dưỡng cho trẻ bị vàng da ứ mật
Vàng da ứ mật liên quan đến rối loạn chức năng gan. Trẻ mắc bệnh có quá trình chuyển hóa nhanh hơn trẻ khỏe mạnh, nghĩa là bé có thể cần lượng calo nhiều hơn.
Hơn nữa, bé không thể tiêu hóa chất béo đúng cách do không đủ mật đến ruột. Tổn thương gan cũng có thể làm thất thoát vitamin và protein.
Vậy nên, cung cấp dinh dưỡng phù hợp là điều mà cha mẹ cần cực kỳ chú ý:
- Chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm ba bữa ăn/ ngày và đồ ăn nhẹ giữa các bữa.
- Bổ sung vitamin (cụ thể là vitamin tan trong dầu A, D, E và K, vì trẻ em bị ứ mật tại gan không thể hấp thụ tốt).
- Thêm dầu triglyceride chuỗi trung bình (medium chain triglyceride – MCT) vào thực phẩm hoặc sữa công thức cho trẻ sơ sinh. Bơ nhạt, dầu dừa, sữa nguyên kem,… là nguồn cung cấp triglyceride chuỗi trung bình mẹ có thể sử dụng.
- Có thể khuyến nghị cho trẻ ăn thức ăn lỏng có hàm lượng calo cao nếu trẻ quá yếu. Thức ăn được đưa qua một ống đặc biệt (ống thông mũi dạ dày) được đặt ở mũi và dẫn xuống dạ dày.
Vàng da ứ mật ở trẻ sơ sinh và một căn bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Nguồn : https://kutieskin.vn/