Skip to main content

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

14/01/2021

Thời gian cập nhật

26/01/2021

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là tình trạng da bị tổn thương cấp hoặc mạn tính. Thông thường, viêm da tiếp xúc chỉ làm phát sinh triệu chứng ở vùng da va chạm với dị nguyên. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, điều trị và phòng ngừa viêm da tiếp xúc ở trẻ em.

I. Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Theo nghiên cứu, khoảng 50% trẻ em bị viêm da trong những năm đầu đời, phổ biến nhất là viêm da tiếp xúc. Thông thường, tổn thương do viêm da tiếp xúc ở trẻ em sẽ khởi phát ngay tại vị trí tiếp xúc. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh:

viêm da tiếp xúc ở trẻ em

  • Xuất hiện ban đỏ dạng tròn hoặc dài
  • Kích thước ban đỏ có sự khác nhau
  • Xuất hiện mụn nước/bọng nước sau vài phút/vài giờ tiếp xúc
  • Mụn nước/bọng nước khu trú hoặc rải rác
  • Mụn nước/bọng nước có thể tự vỡ, hình thành vảy tiết sau 2 – 3 ngày
  • Trẻ cảm thấy nóng rát, đau nhức, ngứa ngáy, bứt rứt, quấy khóc

II. Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Làn da của trẻ mỏng manh và nhạy cảm hơn da người lớn nên dễ bị kích ứng, dị ứng. Viêm da tiếp xúc ở trẻ có thể khởi phát bởi một trong những nguyên nhân sau:

  • Phấn hoa
  • Hóa chất
  • Kim loại
  • Nấm mốc
  • Lông vật nuôi
  • Núm vú giả
  • Một số loại thuốc
  • Ánh nắng mặt trời
  • Đồ chơi bằng cao su
  • Ma sát giữa da với bỉm, quần áo, giày dép

Bên cạnh đó, viêm da tiếp xúc ở trẻ em có thể khởi phát do:

triệu chứng viêm da tiếp xúc ở trẻ

  • Trẻ mắc bệnh cơ địa: hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa
  • Giới tính: Theo nghiên cứu, viêm da tiếp xúc ảnh hưởng đến bé gái nhiều hơn bé trai
  • Di truyền: Trẻ có nguy cơ cao bị viêm da tiếp xúc nếu thành viên trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ) mắc bệnh này
  • Trẻ sinh non: Những trẻ này thường có sức đề kháng kém và cơ địa nhạy cảm nên dễ bị viêm da cơ địa hơn trẻ khác

III. Điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến bội nhiễm. Tây y và phương pháp dân gian được áp dụng phổ biến khi trẻ bị viêm da tiếp xúc.

1. Tây y

Thuốc Tây Y

Để khắc phục triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Thuốc tím: Được dùng khi tổn thương có khả năng bị viêm nhiễm
  • Hồ nước: Tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng đỏ và làm sạch da
  • Thuốc kháng Histamin: Giúp giảm tình trạng sưng viêm, ngứa ngáy, ngăn ngừa tổn thương lây lan sang vùng da khác
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Thường được dùng cho trẻ trên 12 tuổi, có khả năng kháng viêm và chống dị ứng
  • Kem bôi dịu da, dưỡng ẩm: Có khả năng giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy, đau rát và làm mềm da

2. Phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian có ưu điểm là an toàn và tiết kiệm chi phí nên được nhiều phụ huynh lựa chọn để khắc phục triệu chứng khó chịu do viêm da tiếp xúc gây nên. Mật ong, lá trầu không và bột yến mạch là những nguyên liệu được sử dụng phổ biến.

2.1. Mật ong

Theo nghiên cứu, trong mật ong chứa một số hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và chống nhiễm trùng tốt. Hơn nữa, một số thành phần khác còn có khả năng chữa lành tổn thương, củng cố màng lipid bảo vệ da. Vitamin (B, C, E,…) trong mật ong giúp dưỡng ẩm, làm mềm và đều màu da. Các bước dùng mật ong chữa viêm da tiếp xúc ở trẻ em như sau:

Mật ong

Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 thìa cà phê mật ong

Bước 2: Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị tổn thương của trẻ

Bước 3: Bôi mật ong, massage nhẹ nhàng (1 – 2 phút)

Bước 4: Giữ nguyên trên da tầm 15 phút, rửa lại bằng nước ấm

Bước 5: Dùng khăn mềm lau khô

2.2. Lá trầu không

Theo nghiên cứu, trầu không (Piper betle) chứa Eugenol, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh, từ đó giảm đáng kể tình trạng bội nhiễm. Hoạt chất Catalase, Polyphenol và Superoxide effutase trong lá trầu không có khả năng kích thích tái tạo và phục hồi tế bào da. Các bước sử dụng lá trầu không trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em như sau:

lá trầu không

Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng

Bước 2: Vớt nguyên liệu ra, vò nát sau đó cho vào nồi nước sạch

Bước 3: Bắc nồi nước lá trầu không lên bếp, đun sôi

Bước 4: Đợi nước ấm thì tắm cho trẻ, chú ý vùng da bị tổn thương

Bước 5: Lau khô cơ thể bằng khăn mềm

2.3. Bột yến mạch

Bột yến mạch chứa Avenanthramides và axit Ferulic, giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, phục hồi “hàng rào” bảo vệ da. Để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể kết hợp với sữa chua không đường. Sữa chua không đường có tác dụng loại bỏ tế bào chết, làm mềm và cấp ẩm.

Yến mạch

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bột yến mạch và sữa chua không đường (mỗi loại 2 thìa cà phê)

Bước 2: Trộn nguyên liệu với nhau để tạo hỗn hợp dạng sệt

Bước 3: Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị tổn thương

Bước 4: Bôi hỗn hợp, massage nhẹ nhàng

Bước 5: Giữ nguyên trên da khoảng 15 phút

Bước 6: Rửa lại bằng nước ấm và dùng khăn mềm lau khô

IV. Phòng ngừa viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em có xu hướng tái đi tái lại bởi làn da của trẻ mỏng manh và nhạy cảm. Do đó, cha mẹ nên có biện pháp phòng ngừa hiệu quả:

Chườm mát cho bé

  • Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, đúng cách: tắm bằng nước ấm, không chà xát mạnh lên da và chú ý bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ mỗi ngày.
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc tự nhiên, không corticoid, paraben, chất tạo màu, tạo mùi, chất bảo quản gây hại cho da.
  • Thường xuyên thay bỉm cho trẻ, chú ý lựa chọn trang phục rộng rãi và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Buông màn khi trẻ ngủ, buổi tối nên đóng cửa chính và cửa sổ để hạn chế côn trùng vào nhà.  
  • Nên phơi quần áo vào ban ngày, tránh tình trạng côn trùng bài tiết dịch gây viêm da tiếp xúc.
  • Hạn chế để trẻ chơi ngoài trời nhất là những nơi có nhiều cây cỏ và ẩm ướt. 
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, côn trùng, mủ thực vật, lông vật nuôi,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Kutieskin đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa viêm da tiếp xúc ở trẻ em. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh ngoài da ở trẻ em, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Ghé thăm website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác.

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin