Skip to main content

[ Tiết Lộ ] Trẻ bị kiến ba khoang đốt phải xử trí thế nào ?

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

13/01/2021

Thời gian cập nhật

26/01/2021

Vào những tháng mưa ẩm là thời điểm nhiều trẻ bị kiến ba khoang đốt nhất. Vết cắn của kiến ba khoang có thể dẫn đến nhiều hệ quả nguy hiểm với sức khỏe, tính mạng của trẻ, nếu không được nhận biết và xử lý kịp thời. 

I. Nhận biết trẻ bị kiến ba khoang đốt

Kiến ba khoang dài thường có những đốt cam – đen phân thành 3 khoang riêng biệt, thân hình dài khoảng 1cm, nhỏ như hạt gạo. Nó có thể bay và di chuyển rất nhanh. 

Mùa mưa ẩm thấp là thời điểm thuận lợi để kiến ba khoang phát triển. Chúng trú ngụ ở các bờ bụi, ven ruộng, bãi cỏ dại, công trình,… Kiến ba khoang bị hấp dẫn bởi các ánh đèn dân cư lúc buổi đêm, bay vào nhà và ẩn mình ở chăn màn, quần áo hay các vật dụng gia đình khác.

trẻ bị kiến ba khoang cắn

Tay, chân, lưng, gáy, ngực,… là những vị trí mà kiến ba khoang thường hay tấn công trẻ. Lúc đó, trên da biểu hiện bằng các vết thương có đặc điểm dưới đây:

  • Thường xuất hiện ở các vùng da hở, không được che chắn bởi quần áo.
  • Tổn thương có dạng vệt, kéo dài thành các đám, theo một chiều như vết quệt tay.
  • Lúc đầu, da nổi các nốt mụn nước đỏ, mẩn dần lên, tích mủ, ở giữa hơi lõm và chứa dịch vàng trắng.
  • Vết mụn có thể vỡ ra, khiến da lở loét, chảy dịch.
  • Trẻ cảm thấy nóng rát, đau dữ dội tại vết cắn. Một số bé có tình trạng sốt, nổi hạch hoặc nhiễm trùng toàn thân lan rộng rất nguy hiểm.

Cách xác định dễ dàng nhất là cha mẹ quan sát thấy kiến ba khoang xuất hiện, cùng các tổn thương có biểu hiện như đã liệt kê. 

II. Tiến triển của vết thương trên vùng da của trẻ bị kiến ba khoang đốt

Cha mẹ có thể quan sát thấy, tổn thương trên vùng da bị ảnh hưởng sẽ diễn biến như sau:

trẻ bị kiến ba khoang cắn

  • Từ 6 – 8 tiếng: Vị trí da bị kiến cắn có dấu hiệu mẩn đỏ, ban phát, ngứa âm ỉ.  
  • Từ 12 – 24 tiếng: Các dấu hiệu tổn thương điển hình, ngứa rát dữ dội.
  • Từ 2 – 3 ngày: Nổi các nốt mụn nước, phồng rộp trên da giống như bỏng. Vùng da bị ảnh hưởng càng đỏ và sưng hơn.
  • Từ 3 – 5 ngày: Vết mụn bong vảy, bớt ngứa rát.
  • Từ 7 – 10 ngày: Da dần lành lại, vảy bong hết, để lại thâm trên da.

III. Vì sao kiến ba khoang cắn lại nguy hiểm với trẻ nhỏ?

Cơ thể của kiến ba khoang có thể sản xuất ra một loại độc tố có tên là Pederin, công thức là C24H43O9N. Các nghiên cứu chỉ ra, pederin độc gấp gấp 12 – 15 lần so với nọc rắn hổ!

Tổn thương da do Pederin gây nên có biểu hiện cấp tương tự các vết bỏng. Trẻ thường phải trải qua cảm giác đau đớn, khó chịu dữ dội sau khi bị đốt. Nếu dính lên mắt, có thế khiến mắt bị sưng đỏ, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực sau này nếu lượng độc tố lớn. 

kiến ba khoang

Vậy nhưng, rất may mắn là dịch độc của kiến ba khoang thường chỉ tiếp xúc ngoài da với một lượng nhỏ. Vì thế, bị kiến ba khoang cắn không có tỷ lệ chết người cao như bị rắn hổ cắn.  

Tuy nhiên, đã ghi nhận một số trường hợp trẻ em bị kiến ba khoang đốt gây tử vong hoặc tổn hại nghiêm trọng. Nguyên nhân đầu là do cha mẹ không nhận biết sớm và xử lý kịp thời, để chất độc lan rộng khắp cơ thể bé. Ngoài ra, một số trẻ nhỏ bị kiến ba khoang đốt còn đang trong độ tuổi nhũ nhi, cơ thể trẻ yếu ớt, chưa thể chống lại được những tổn hại nọc độc gây ra.  

Chính vì vậy, phụ huynh tuyệt đối không thể chủ quan nếu phát hiện trẻ nhỏ bị tấn công bởi kiến ba khoang mà phải lập tức có biện pháp xử trí nhanh chóng, khoa học.

IV. Làm gì khi trẻ bị kiến ba khoang đốt? 

Đầu tiên, khi nhìn thấy trẻ bị kiến ba khoang cắn, mẹ cần lập tức loại bỏ kiến khỏi da trẻ. Tránh dùng tay không để bắt, đập hoặc miết di kiến trên da trẻ.

Sau đó, sơ cứu cho bé như sau:

– Lấy nước sạch nhẹ nhàng rửa vết thương của trẻ. Không được chà xát mạnh, sẽ khiến độc tố càng lan rộng và tổn thương càng tăng nặng.

– Dùng xà phòng loãng, nước muối sinh lý hoặc hồ nước để sát khuẩn, vệ sinh da.

– Đưa bé đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp.

kiến ba khoang

V. Bé bị kiến ba khoang đốt bôi thuốc gì?

Tùy thuộc mức độ thương tổn, cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng các loại thuốc, dược phẩm khác nhau:

  • Nếu tình trạng vết cắn nhẹ, không nguy hiểm, bé chỉ cần dùng các loại thuốc bôi hoặc dung dịch sát trùng để giữ vùng da ảnh hưởng luôn sạch sẽ, vô khuẩn ( Ví dụ: dung dịch xanh methylen 1%, thuốc tím pha loãng, hồ nước; mỡ kẽm oxyd, mỡ kháng sinh).
  • Trường hợp nặng, phù nề sưng tấy nhiều, có biểu hiện toàn thân, các nhóm thuốc chống viêm, giảm đau, chống dị ứng có thể được kê đơn (Ví dụ: corticoid tại chỗ, thuốc kháng histamin).
  • Nếu làm theo đúng những biện pháp xử lý khoa học, vết cắn của kiến ba khoang có thể sẽ được loại bỏ sau 5 – 7  ngày.

Lưu ý, việc dùng thuốc không được tự tiện mà phải có đồng ý của chuyên gia y tế. Cha mẹ nên tuân thủ đúng về loại thuốc, thời gian sử dụng cũng như cách dùng thuốc đã được hướng dẫn cho trẻ để vết thương chóng hồi phục nhất.

Ngoài ra, mẹ tránh để bé chà xát, gãi vết kiến cắn, làm tổn thương càng nặng hơn và dễ bị nhiễm trùng thứ phát. Hạn chế tối đa nốt kiến ba khoang đốt tiếp xúc với vùng da lành lặn, đặc biệt là mắt.

V. Biện pháp giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị kiến ba khoang đốt

Vết cắn của kiến ba khoang có thể trở nên vô cùng nghiêm trọng, với những hậu quả khó lường. Vì thế, cha mẹ nên những cách thức đề phòng, giảm thiểu nguy cơ trẻ tiếp xúc với loài côn trùng này xuống mức tối đa.

xử lý khi trẻ bị kiến ba khoang đốt

  • Tránh bật ánh đèn huỳnh quang trong nhà, đặc biệt vào buổi tối để không thu hút kiến ba khoang bay vào. Nên thay bằng ánh đèn vàng (đèn sợi đốt) sẽ tốt hơn.
  • Lắp đặt những loại lưới mắt nhỏ chống côn trùng tại các vị trí cửa sổ, cửa lớn. Không nên mở cửa nhiều khi trời về đêm, nhất là thời điểm mưa ẩm, kiến ba khoang sinh sôi nhiều.
  • Loại bỏ các bờ bụi, ao tù nước đọng. Phát quang bụi rậm, dọn dẹp khu phế thải xung quanh nhà. Điều này giúp kiến ba khoang không còn vị trí để sinh sống.
  • Mắc màn khi đi ngủ. Kiểm tra kỹ chăn đệm, quần áo, vật dụng trong nhà, không để kiến ba khoang bám vào.
  • Cho bé mặc quần áo dài tay, che chắn kĩ nếu gia đình ở vùng nông thôn, đồng ruộng, nhiều cây cối, công trình.

Trẻ bị kiến ba khoang đốt cần phải được phát hiện và xử lý nhanh chóng, đúng cách. Hy vọng rằng, với bài viết trên, cha mẹ đã nắm được những kiến thức căn bản về điều cần tiến hành khi em bé bị kiến ba khoang cắn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin