Skip to main content

[ Giải Đáp ] Trẻ bị hăm tã phải làm sao? Cách xử lý kịp thời và hiệu quả

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

17/12/2020

Thời gian cập nhật

15/01/2021

Hăm tã là bệnh về da phổ biến ở trẻ, thường xuất hiện ở vùng mặc tã như mông, bẹn, đùi, bộ phận sinh dục và vùng da lân cận. Khi bị hăm tã, trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, đau rát khi ra mồ hôi, khi đi vệ sinh.

Trẻ cũng ăn ít và ngủ không ngon giấc, điều đó khiến cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. Vậy, trẻ bị hăm tã phải làm sao? Đáp án chi tiết sẽ được bật mí trong bài viết sau của Kutieskin.

I. Hăm tã là gì?

Hăm tã hay còn gọi là viêm da tã lót, xuất hiện phổ biến trong giai đoạn mặc tã. Vùng da bị hăm tã thường bị ửng đỏ, nhẵn bóng, trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, biếng ăn và ngủ không ngon giấc.

Hăm tã

Dưới đây là một số nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ: 

  • Da quá nhạy cảm, dễ bị kích ứng, dị ứng
  • Quấn tã quá chặt hoặc bỉm có kích thước không phù hợp
  • Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, sai cách
  • Mẹ không thay bỉm/tã thường xuyên 
  • Chất liệu bỉm thô ráp và thấm hút kém
  • Sử dụng phấn rôm, hóa chất, xà phòng, bột giặt,… chất lượng kém 

II. Trẻ bị hăm tã phải làm sao?

Để cải thiện triệu chứng khó chịu, cha mẹ cần đảm bảo vùng da mặc bỉm, tã luôn sạch sẽ, thông thoáng. Dưới đây là 5 việc mà mẹ nên làm khi trẻ bị hăm tã. 

1. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm tã

Đáp án đầu tiên của câu hỏi: “Trẻ bị hăm tã phải làm sao?” đó là vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương. Các bước thực hiện như sau:

vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm tã

Bước 1: Rửa sạch tay mẹ bằng xà phòng 

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm tã bằng nước ấm, sữa tắm chuyên dùng cho da mụn hoặc nước tắm từ nguyên liệu thiên nhiên như mướp đắng, lá trà xanh, trầu không,…

Bước 3: Vừa tắm vừa massage nhẹ nhàng và lau khô bằng khăn mềm

2. Thường xuyên thay bỉm  

Nếu mẹ không thường xuyên thay tã, trẻ có thể mắc bệnh ngoài da, không ngoại trừ hăm tã. Thông thường, cứ 4 tiếng mẹ nên thay tã/bỉm cho trẻ 1 lần, mặc dù tã/bỉm vẫn sạch. Tất nhiên, nếu trẻ đi tiểu hoặc đi ngoài, mẹ nên thay ngay để các chất bẩn không dính vào da. Tốt nhất, trong thời gian trẻ bị hăm tã, mẹ nên hạn chế mặc bỉm để da được khô thoáng.

thường xuyên thay bỉm cho bé

3. Sử dụng bỉm có khả năng thấm hút tốt

Trẻ hăm tã phải làm sao? Đáp án không thể bỏ qua là sử dụng bỉm làm bằng chất liệu mềm mịn và thấm hút tốt. Khi đó, vùng da bị tổn thương sẽ được khô thoáng, tránh tiếp xúc với mồ hôi, phân, nước tiểu. Mẹ nên chọn loại bỉm có các hạt hút ẩm (giữ nước và chống thấm ngược). Một số thương hiệu bỉm uy tín là Huggies, Pampers, Merries, Bobby, Moony, Goon,…

4. Lựa chọn bỉm có kích thước phù hợp

Mẹ nên chọn bỉm có kích thước phù hợp với cân nặng của con. Tốt nhất nên chọn bỉm rộng để giảm ma sát với da và ngăn ngừa tổn thương. Thiết kế bỉm cũng có sự khác nhau theo giới tính: bỉm dành cho bé trai, phần tã trước dày; bỉm dành cho bé gái phần mông và giữa dày, thấm hút tốt hơn.

5. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Từ 2 – 3 tháng tuổi, da của trẻ thường bị khô, lượng bã nhờn tiết ra giảm mạnh, lớp dầu bao phủ bề mặt da mỏng manh và suy yếu rõ rệt. Trong khi đó, nguy cơ thoát nước của cơ thể tăng do làn da mỏng và gây nên hiện tượng da khô ráp. Để tránh tình trạng này, mẹ đừng quên dưỡng ẩm đều đặn 2 – 3 lần/ngày cho trẻ.  Nên chọn kem dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên, không chứa corticoid, paraben hay chất bảo quản gây hại cho da.

kem dưỡng ẩm kutieskin

III. 3 điều không nên làm khi trẻ bị hăm tã

Việc điều trị và chăm sóc sai cách có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng. Dưới đây là 3 điều mẹ không nên làm khi trẻ bị hăm tã:

cách chăm sóc khi trẻ bị hăm tã

  • Để trẻ mặc bỉm/tã quá lâu khiến chất bẩn tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi để nấm men, vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Sử dụng phấn rôm khi trẻ bị hăm tã, điều đó có thể làm chậm quá trình chữa lành tổn thương da và tạo điều kiện cho nấm men phát triển nhanh.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa corticoid, paraben, chất tạo màu, tạo mùi, bảo quản gây hại cho da. 

IV. Khi nào cho trẻ đi khám bác sĩ?

Mẹ nên cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp nếu thấy vùng da bị hăm xuất hiện những triệu chứng sau:

xử lý khi trẻ bị hăm tã

  • Lở loét, sưng lên, xuất hiện mụn nước
  •  Vùng da bị hăm lan rộng
  • Bị sốt không rõ nguyên nhân
  • Quấy khóc thường xuyên vì đau rát, ngứa ngáy tại vùng da bị hăm

Trên đây là đáp án chi tiết của câu hỏi: “Trẻ bị hăm tã phải làm sao?”. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc comment phía dưới bài đăng. Đừng quên truy cập kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về các bệnh ngoài da ở trẻ em nhé!

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

    BS CK2 LÊ THỊ ANH THƯ

    Bệnh viện da liễu Trung Ương
    CHUYÊN GIA NÓI VỀ BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC LÀN DA BÉ YÊU KUTIESKIN
    Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Anh Thư
    Chuyên gia da liễu hơn 40 kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương đánh giá rất cao về Kutieskin