Bé bị hăm cổ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Tác giả
Tham vấn y khoa
Thời gian đăng
Thời gian cập nhật
Bé bị hăm cổ là do vùng cổ rất nhiều nếp gấp, trở thành nơi “tập hợp” của vi khuẩn, bụi bẩn, mồ hôi. Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và chăm sóc khi bé bị hăm cổ.
I. Nguyên nhân và dấu hiệu bé bị hăm cổ
1. Nguyên nhân
Bé thường phát triển nhanh ở những năm tháng đầu đời, theo đó, cơ thể hình thành rất nhiều ngấn đặc biệt là ở cổ, tay, mông, đùi. Hăm cổ không nguy hiểm nhưng lại khiến bé đau rát, ngứa ngáy, khó chịu. Thực tế, bé bị hăm cổ là do một số nguyên nhân sau:
- Ma sát giữa các ngấn ở cổ, vết hăm sẽ nghiêm trọng nếu trong ngấn có hồ hôi, sữa,…
- Thời tiết nóng nực khiến bé ra nhiều mồ hôi, ứ đọng tại các nếp gấp, mẹ không rửa sạch khiến cổ bị hăm, đau rát, ngứa ngáy.
- Nếp gấp ở cổ của bé còn có thể đọng sữa, thức ăn vương vãi, đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm sinh sôi và gây hại cho da.
- Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, bé bị hăm cổ còn do cơ địa quá nhạy cảm, mẹ cho bé mặc áo len cao cổ, lạm dụng phấn rôm, sản phẩm chăm sóc da kém chất lượng,…
2. Dấu hiệu
Bé bị hăm cổ được nhận biết thông qua một số dấu hiệu điển hình dưới đây:
- Vết hăm xuất hiện tại nếp gấp ở cổ
- Vùng da bị hăm bị sưng đỏ
- Xuất hiện mụn nước li ti hoặc mụn mủ (hăm nặng)
- Đau rát, ngứa ngáy, quấy khóc, khó ngủ
II. Cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh
Hiện nay, Tây y và mẹo dân gian được áp dụng phổ biến để trị hăm cổ cho bé. Tây y có ưu điểm là nhanh và thuận tiện. Mẹo dân gian được đánh giá là tiết kiệm, an toàn và cách thực hiện đơn giản. Thông tin chi tiết về mỗi phương pháp được chia sẻ ngay sau đây.
1. Tây y
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Những trường hợp hăm nhẹ, mẹ chỉ cần bôi kem dịu da, dưỡng ẩm kết hợp với chăm sóc, vệ sinh đúng cách. Với trường hợp hăm nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm cho bé, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một hoặc kết hợp đồng thời thuốc sát trùng, kháng nấm, chống ngứa, giảm viêm.
1.1. Thuốc bôi hăm cổ cho bé trường hợp nặng
Khi bé bị hăm tã nặng, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc:
- Thuốc chống viêm chứa corticoid: Fucidin, Hydrocortison
- Thuốc sát khuẩn: Povidine, Baby Skin, Povidine
- Thuốc chống nấm: Nystafar, Miconazole nitrate
- Thuốc kháng sinh: Zinnat, Amoxicillin,…
1.2. Thuốc bôi hăm cổ cho bé trường hợp nhẹ
Sử dụng bôi chống hăm dưỡng ẩm là cách đơn giản để cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy khi bé bị hăm cổ. Tuy nhiên, lựa chọn được sản phẩm chất lượng và an toàn cho làn da của bé thì không phải đơn giản. Có rất nhiều loại kem bôi hăm cho bé, chẳng hạn: Sudocrem, Bepanthen, Bubchen, Weleda, Desitin,… Tuy nhiên, thời gian gần đây, các mẹ đang chia sẻ rần rần về một sản phẩm giúp làm dịu da và dưỡng ẩm cho bé đó chính là Kutieskin.
Thành phần chính của kem Kutieskin là dầu hạnh nhân, bơ shea (bơ hạt mỡ), tinh chất nghệ trắng Nano Curcumin, chiết xuất thông đỏ, cam thảo, yến mạch, vitamin B5,… phát huy tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, dịu mẩn đỏ khi bị hăm. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp tạo màng bảo vệ, ngăn ngừa thâm sẹo và dưỡng ẩm cho da. Kutieskin không chứa corticoid, paraben hay chất bảo quản gây hại cho da.
Các bước sử dụng Kutieskin rất đơn giản:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ tay mẹ và vùng cổ cho bé
Bước 2: Bôi một lớp mỏng và đều kem Kutieskin
Bước 3: Massage nhẹ nhàng và để khô tự nhiên
2. Mẹo trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh
Dân gian thường sử dụng các loại lá, quả để cải thiện tình trạng hăm cổ ở trẻ sơ sinh. Đây là những nguyên liệu tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, làm dịu da và giảm ngứa hiệu quả. Trẻ sơ sinh bị hăm cổ, mẹ không nên bỏ qua lá ổi, khế và quả mướp đắng. Dưới đây là cách thực hiện mà mẹ có thể tham khảo.
2.1. Lá ổi
Theo y học cổ truyền, lá ổi có tính ấm, vị đắng, hơi chát, tác dụng giải độc tiêu thũng và chữa lành tổn thương da nhanh chóng. Theo y học hiện đại, lá ổi chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Trong lá ổi có đến 10% chất Tanin, tinh dầu, tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại cho da, chống viêm và dưỡng ẩm.
Mẹ có thể chuẩn bị 1 nắm lá ổi (hoặc búp ổi) và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Rửa sạch lá ổi, ngâm cùng nước muối loãng 15 – 20 phút
Bước 2: Vớt lá ổi ra, cho vào nồi nước sạch
Bước 3: Bắc nồi nước lá ổi lên bếp, đun sôi
Bước 4: Cho nồi nước xuống, đợi nước ấm hoặc pha với nước mát
Bước 5: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm cho bé
Bước 6: Lấy khăn mềm thấm nước lá ổi, chấm nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương
Bước 7: Lau khô bằng khăn mềm
2.2. Lá khế
Bé bị hăm ở cổ mẹ nhất định không nên bỏ qua lá khế. Theo y học cổ truyền, lá khế có tính lạnh, vị chát, tác dụng giải độc, thường được dân gian sử dụng để chữa hăm tã vừa và nhẹ. Theo y học hiện đại, lá khế có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau rát.
Trị hăm cổ cho bé bằng lá khế được thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, không non hoặc già quá; 3 thìa cà phê muối biển
Bước 2: Rửa sạch và ngâm với nước muối loãng từ 10 – 15 phút (2 thìa)
Bước 3: Vớt lá khế ra, để ráo nước
Bước 4: Giã nát/xay nhuyễn lá khế, thêm 1 thìa cà phê muối biển
Bước 5: Dùng khăn sạch/rây lọc lấy nước cốt
Bước 6: Lấy nước cốt lá khế hòa với nước ấm
Bước 7: Tắm cho bé (chú ý vùng da bị hăm), lau khô cơ thể bé bằng khăn mềm
2.3. Mướp đắng
Theo y học cổ truyền, mướp đắng/khổ qua có tính lạnh, vị đắng, được xem như một loại kháng sinh tự nhiên, tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Nó thường được dân gian sử dụng để trị mụn nhọt, mẩn ngứa, hăm tã cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo y học hiện đại, quả mướp đắng chứa hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa và giảm sưng. Ngoài ra, vitamin trong quả mướp đắng giúp loại bỏ da chết, làm dịu và dưỡng ẩm cho da.
Mẹo trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh bằng mướp đắng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 quả mướp đắng và 2 thìa cà phê muối biển
Bước 2: Mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng
Bước 3: Vớt mướp đắng ra, để ráo nước, giã nát/xay nhuyễn
Bước 4: Vắt lấy nước cốt, bỏ bã
Bước 5: Hòa nước mướp đắng với nước ấm để tắm cho bé sau đó lau khô bằng khăn mềm
III. Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị hăm cổ
Để rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa hăm cổ tái phát, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tắm rửa cho bé mỗi ngày bằng sữa tắm chuyên dùng cho trẻ bị hăm cổ hoặc thảo dược, lau khô vùng cổ sau khi tắm.
- Chú ý bôi kem làm dịu da và dưỡng ẩm đều đặn 2 – 3 lần/ngày.
- Tránh xa những sản phẩm chăm sóc da chứa corticoid, paraben, chất bảo quản,…
- Lựa chọn quần áo, khăn lau cho bé được làm từ chất liệu cotton 100% để tránh kích ứng da.
- Vào những ngày mùa hè nóng nực, mẹ nên giữ cho cơ thể bé được khô ráo, thoáng mát.
- Tăng cữ bú, bổ sung đủ lượng nước lọc và thực phẩm có tính mát cho bé mỗi ngày.
Kutieskin đã chia sẻ chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và chăm sóc khi bé bị hăm cổ. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì, hãy comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài 1800 8179 để các Dược sĩ kịp thời giải đáp. Thường xuyên ghé thăm kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Nguồn : https://kutieskin.vn/