[ Hỏi đáp ] Bé bị muỗi đốt gãi chảy máu nguy hiểm không?

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

04/01/2021

Thời gian cập nhật

04/01/2021

Khi bị muỗi đốt, bé thường không kiểm soát được nên cào, gãi, chà xát mạnh để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Hậu quả của việc làm này là nốt muỗi đốt và vùng da xung quanh bị chảy máu. Vậy, bé bị muỗi đốt chảy máu nguy hiểm không? Xử lý khi bé bị muỗi đốt gãi chảy máu như thế nào? Phòng tránh bé bị muỗi đốt gãi chảy máu ra sao? Theo dõi bài viết để có được đáp án chi tiết và chính xác nhé!

I. Tại sao bé hay bị muỗi đốt?

Trong các nguyên nhân khiến bé hay bị muỗi đốt không thể không nhắc đến nguyên nhân sau:  

  • Bé có thân nhiệt cao, đây là một trong những lý do thu hút muỗi
  • Bé thích tìm tòi, khám phá, thường chơi đùa trong bụi cây, nơi ẩm ướt, tối tăm
  • Bé hay bị muỗi đốt có liên quan đến nhóm máu (nhóm máu O đặc biệt thu hút muỗi)
  • Mẹ cho bé mặc quần áo ngắn, nhiều họa tiết và màu sắc thu hút muỗi
  • Bé vận động liên tục, nhịp hô hấp tăng, cơ thể ra nhiều mồ hôi, thải ra nhiều khí CO2 nên thu hút muỗi
  • Không tắm rửa sạch sẽ và thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến bé hay bị muỗi đốt

II. Bé bị muỗi đốt gãi chảy máu nguy hiểm không?

Trong quá trình hút máu, muỗi sẽ tiết ra nước bọt nhằm mục đích gây tê tại chỗ. Nước bọt của muỗi hoạt động giống như chất chống đông máu, vì vậy, muỗi có thể thoải mái hút máu cho đến khi no. Khi đó, cơ thể bé sẽ tiết ra kháng thể IgE và IgG để đối phó với chất có trong nước bọt của muỗi. Một phản ứng miễn dịch xảy ra, biểu hiện là da sưng đỏ và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Khác với người lớn, các bé chưa có phản xạ đuổi muỗi mà chỉ có thể tự cào, gãi, chà xát để làm dịu cơn ngứa và cảm thấy dễ chịu hơn. Việc làm đó khiến biểu bì da bị tổn thương, thậm chí là chảy máu. Bé bị muỗi đốt chảy máu có thể dẫn đến những nguy hiểm khó lường, chẳng hạn:

bé bị muỗi đốt gãi chảy máu

Nhiễm trùng: Khi bé gãi chảy máu, vô tình sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên hàng loạt phản ứng nghiêm trọng cho hệ miễn dịch trong đó có bội nhiễm thậm chí là nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng của bé.

Thâm sẹo: Một số bé có cơ địa nhạy cảm, khi bị muỗi đốt sẽ sưng tấy, ngứa ngáy dữ dội, bé ra sức cào, gãi khiến nốt muỗi đốt bị chảy máu. Khi nốt này khô sẽ đóng vảy và để lại thâm sẹo khi vảy bong. Vết sẹo trên da do muỗi đốt thường có màu trắng bên trong và viền màu nâu. 

III. Xử lý khi bé bị muỗi đốt gãi chảy máu như thế nào?

Khi bé bị muỗi đốt gãi chảy máu, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ làm cho da tổn thương nặng nề thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, ngay khi phát hiện bé gãi chảy máu, mẹ thực hiện ngay theo các bước sau:

lưu ý khi bé bị muỗi đốt gãi chảy máu

Bước 1: Không để bé tiếp tục gãi vào nốt muỗi đốt và vùng da xung quanh

Bước 2: Dùng nước ấm, nước muối sinh lý để rửa vết thương cho bé

Bước 3: Dùng băng gạc y tế để băng vết thương lại, tránh tình trạng nhiễm trùng

Lưu ý : Đợi đến khi vết thương không còn chảy máu, miệng vết thương đã se lại, mẹ có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên để khắc phục tình trạng tổn thương da và giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé.

1. Yến mạch

Yến mạch (Avena sativa) là một loại ngũ cốc quen thuộc, rất tốt cho sức khỏe và làn da. Hoạt chất Avenanthramide trong bột yến mạch được coi như chất kháng viêm tự nhiên và giúp chữa lành tổn thương da nhanh chóng. Một số chất khác trong bột yến mạch có tác dụng dưỡng ẩm, giúp cho da mịn màng. Khi bé bị muỗi đốt gãi chảy máu, đợi miệng vết thương se lại, mẹ chuẩn bị bột yến mạch và thực hiện theo các bước sau:

Yến mạch

Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 thìa cà phê bột yến mạch

Bước 2: Cho thêm chút nước để tạo hỗn hợp dạng sệt

Bước 3: Rửa sạch vùng da bị muỗi đốt (bé) và tay mẹ

Bước 4: Đắp hỗn hợp và giữ nguyên từ 10 – 15 phút

Bước 5: Rửa lại bằng nước ấm, lau khô bằng khăn mềm

2. Lô hội/Nha đam

Lô hội/Nha đam (Aloe vera) có đặc tính khử trùng, chống viêm, làm dịu da. Nguyên liệu này còn giúp giảm sưng, ngứa ngáy do muỗi đốt và chữa lành vết thương trên da. Các bước thực hiện như sau:

nha đam

Bước 1: Chuẩn bị khoảng 2 thìa cà phê gel nha đam

Bước 2: Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị muỗi đốt

Bước 3: Bôi gel nha đam, massage từ 1 – 2 phút

Bước 4: Lưu trên da tầm 15 phút

Bước 5: Rửa lại bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm

3. Kem bôi dịu da, dưỡng ẩm

Khi vết thương se lại, mẹ nên sử dụng kem bôi dịu da và dưỡng ẩm cho bé. Sản phẩm giúp giảm ngứa, giảm sưng đỏ, rút ngắn thời gian hồi phục tổn thương, tạo lớp màng bảo vệ đồng thời dưỡng ẩm, giúp da mềm mịn. Để không gây thêm tổn thương cho da của bé, mẹ nên chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn, dịu nhẹ đặc biệt không chứa corticoid, paraben, hương liệu hay chất bảo quản. Các bước bôi kem dịu da và dưỡng ẩm cho bé như sau:

kem bôi dịu da Kutieskin

Bước 1: Rửa sạch tay mẹ và vùng da bị muỗi đốt (đã se lại)

Bước 2: Bôi một lớp mỏng và đều kem bôi dịu da

Bước 3: Massage nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc sau đó để khô tự nhiên

IV. Phòng tránh bé bị muỗi đốt gãi chảy máu ra sao?

Ngoài việc gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thùi muỗi còn có thể truyền nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm như viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh Zika,… Chính vì vậy, cha mẹ cần có biện pháp phòng tránh muỗi đốt cho bé. Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia da liễu:

phòng tránh muỗi đốt ở trẻ

  • Chú ý cắt móng tay và vệ sinh sạch sẽ cơ thể hàng ngày, tránh mồ hôi ra, thu hút muỗi cùng một số loại côn trùng khác.
  • Bôi kem dịu da và dưỡng ẩm cho bé đều đặn từ 2 – 3 lần/ngày, ưu tiên sản phẩm có thành phần tự nhiên, không corticoid, paraben, chất bảo quản.
  • Không nên cho bé sử dụng sản phẩm có mùi thơm đặc trưng như nước hoa, sữa tắm, kem dưỡng da.
  • Mặc quần áo dài, sáng màu, ít họa tiết, rộng rãi, thoáng mát, đi giày và đội mũ khi cho bé ra ngoài vận động.
  • Không cho bé chơi đùa tại những nơi muỗi thường trú ngụ: vũng nước, bụi cây/hoa, góc tối.
  • Mắc màn khi bé ngủ, hạn chế mở cửa vào khoảng thời gian mà muỗi hoạt động mạnh (chiều tối, sáng sớm).
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp để tăng sức đề kháng cho bé. Ưu tiên thực phẩm giàu vitamin B1.
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ở, nhà cửa, sân vườn; trồng thảo dược ở ban công, hành lang để phòng chống muỗi.

Kutieskin đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Bé bị muỗi đốt gãi chảy máu nguy hiểm không?”. Nếu còn câu hỏi liên quan đến bệnh ngoài da ở trẻ em, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời giải đáp. Thường xuyên truy cập kutieskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đặt mua Kutieskin
  • Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nhãn hàng sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển.

  • Giao hàng tận tay và thanh toán khi nhận hàng

Mục đích sử dụng*

Sản phẩm Số lượng Thành tiền
Kem mẩn ngứa - hăm96.000đ
Kem Dưỡng ẩm58.000đ
Kem chàm sữa Kutieskin225.000đ
Tinh dầu bạch đàn chanh Kutieskin186.000đ
Nước tắm gội thảo dược Kutieskin128.000đ
Kem chống nắng cho bé Kutieskin152.000đ
Sữa tắm gội cho bé Kutieskin130.000đ
Kem dưỡng môi Kutieskin86.000đ
Phí vận chuyển 20.000đ
Tổng tiền





    Công ty cổ phần dược mỹ phẩm cvi

    CGPKD số 0104550255 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Ngày cấp: 05/08/2011
    Trụ sở chính: Lô đất CNI - 08B-3 khu công nghiệp công nghệ cao 1 khu công nghệ cao hòa lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch hòa, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội 
    Email: cskh@cvi.vn    Hotline: (024)36686938

    © 2022, Kutieskin All Rights Reserved